Kiến nghị về lộ trình áp dụng từng bƣớc Marketing trực tuyến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển marketing trực tuyến tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 100 - 108)

Khả năng khai thác, quản lý và xử lý thông tin khách hàng tốt: Tại sao

điều kiện để ứng dụng Marketing trực tuyến tại NHCT là khả năng khai thác, quản lý và xử lý thông tin tốt. Vì nếu khả năng này không tốt thì một vài ƣu điểm quan trọng của marekting trực tuyến sẽ không còn. Với hệ thống công nghệ thông tin tiến tiến, sẽ là không qúa khó cho NHCT có thể thu thập đƣợc những lƣợng thông tin thô về khách hàng lớn. Trong thế giới điện tử, thông tin về khách hàng không quá khó tìm kiếm với một khoản chi phí không đáng kể. Những nhà quản lý Marketing có thể có những thông tin rộng lớn mang tính toàn cầu. Tuy nhiên các thông tin này chỉ dừng lại ở mức độ thô và không đồng nhất về tiêu chuẩn dữ liệu. Việc của NHCT là thu thập, xử lý, và phải tiêu chuẩn hóa đƣợc dữ liệu. Những nhà Marketing nói chung và Marketing trực tuyến nói riêng có những thông tin hay về khách hàng. Do vậy, họ phải có những kỹ năng quản lý các thông tin này để có thể rút ra đƣợc những thông tin thật sự hữu ích, giúp cho hoạt động Marketing của NHCT đƣợc diễn hiệu quả và những ƣu điểm của Marketing trực tuyến đƣợc phát huy ở mức cao nhất.

Những ƣu điểm đó của Marketing trực tuyến là:

- Có khả năng tập trung cao vào nhóm khách hàng mục tiêu. - Có thể xuất hiện vào đúng thời điểm.

- Có thể tƣơng tác và tiếp cận trực tiếp tới đối tƣợng khách hàng.

3.4 KIẾN NGHỊ VỀ LỘ TRÌNH ÁP DỤNG TỪNG BƢỚC MARKETING TRỰC TUYẾN MARKETING TRỰC TUYẾN

Thông qua việc nghiên cứu thực trạng ứng dụng Marketing trực tuyến tại NHCT, tìm ra các điểm đã đạt đƣợc, những điểm còn hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong việc ứng dụng Marketing trực tuyến tại NHCT, tác giả của bản luận văn này đã mạnh dạn đƣa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác

Marketing trực tuyến tại NHCT, kiến nghị về các điều kiện nhằm ứng dụng tốt Marketing trực tuyến tại NHCT. Tuy nhiên việc ứng dụng nhằm hoàn thiện hoạt động Marketing trực tuyến tại NHCT không phải là một việc làm đơn giản, có thể làm xong trong một sớm một chiều, chính vì vậy tác giả của bản luận văn này tiếp tục đƣa ra kiến nghị về lộ trình áp dụng từng bƣớc markting trực tuyến tại NHCT.

1) Lập kế hoạch chiến lƣợc Marketing trực tuyến: Thành lập phòng

Marketing, hợp nhất các hoạt động Marketing. Chọn ngƣời hoặc tuyển ngƣời có kinh nghiệm, am hiểu Marketing và công nghệ thông tin phụ trách hoạt động Marketing trực tuyến của NHCT. Lập kế hoạch chiến lƣợc và kế hoạch triển khai Marketing trực tuyến.

2) Đầu tƣ cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phải đáp

ứng về mặt công nghệ bảo mật, giúp ngân hàng có thể cung cấp các dịch vụ tài chính và phi tài chính trên môi trƣờng internet một cách an toàn, ổn định và thuận tiện cho khách hàng.

3) Phát triển các công cụ markeitng trực tuyến, kết hợp với Marketing truyền thống, ứng dụng markting trực tuyến ở mức độ tác nghiệp:

Ở giai đoạn này, NHCT cần phát triển sản phẩm trực tuyến, chính sách giá trực tuyến, mở rộng kênh phân phối trực tuyến và hoạt động xúc tiến hỗn hợp, giúp NHCT có thể sở hữu và nắm bắt đƣợc các công cụ Marketing trực tuyến. Ứng dụng Marketing trực tuyến ở mức độ tác nghiệp, kết hợp với hoạt động Marketing truyền thống giúp cho hoạt động Marketing của NHCT đạt hiểu quả cao.

4) Ứng dụng Marketing trực tuyến ở mức độ chiến lƣợc:

Giai đoạn này, NHCT đã dùng Marketing trực tuyến và công nghệ để hình thành các quan hệ thƣơng mại điện tử nhƣ B2B, B2C và thậm chí là B2G. Ở đây hoạt động Marketing trực tuyến không đơn thuần là thiết lập quản lý Website, giới thiệu sản phẩm , thực hiện các giao dịch qua môi trƣờng internet… mà là chăm sóc khách hàng qua mạng internet, kế thừa phát huy

sức mạnh trên nền tảng dữ liệu. Giúp NHCT có thể Marketing hình ảnh và dịch vụ của ngân hàng tới nhóm khách hàng mục tiêu, vào đúng thời điểm với thời gian nhanh nhất. Hoạt động Marketing trực tuyến ở giai đoạn này trở thành một công cụ chiến lƣợc giúp NHCT có đƣợc vị thế cạnh tranh vững vàng trên thị trƣờng tài chính.

KẾT LUẬN

Luận văn với đề tài “Phát triển Marketing trực tuyến tại Ngân hàng

TMCP Công Thƣơng Việt Nam” đã tiếp cận và nghiên cứu một lĩnh vực khoa học

đang rất phát triển tại Việt Nam, đó là lĩnh vực Marketing trực tuyến. Lý thuyết Marketing trực tuyến đã đƣợc tác giả nghiên cứu, so sánh và phân tích, đồng thời trong luận văn tác giả cũng đã nêu bật đƣợc những đặc điểm khác của Marketing trực tuyến so với Marketing truyền thống, nêu ra đƣợc những ƣu điểm và nhƣợc điểm của Marketing trực tuyến, những công cụ và vai trò của Marketing trực tuyến trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh ngân hàng nói riêng.

Vận dụng lý thuyết về Marketing trực tuyến đồng thời kết hợp với việc phân tích thực trạng Marketing trực tuyến trại Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam thông qua các công cụ chủ yếu của Marketing trực tuyến, tác giả đã đƣa ra kết luận về những điểm đã đạt đƣợc trong hoạt động Marketing trực tuyến hiện tại của Ngân hàng TMCP Công thƣơng, nêu ra đƣợc các hạn chế cũng nhƣ nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động Marketing trực tuyến.

Tác giả đã xem xét và phân tích chiến lƣợc phát triển của Ngân hàng TMCP Công thƣơng, sự thay đổi trong hành vi ngƣời tiêu dùng hiện đại và môi trƣờng cạnh tranh ngày càng gay gắt của ngân hàng, đây là các yếu tố chi phối đến sự phát triển của Marketing trực tuyến tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng. Dựa trên những phân tích đó, kết hợp với việc phân tích những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động Marketing trực tuyến trong chƣơng 2, tác giả đã kiến nghị đƣa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động Marketing trực tuyến tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam. Không chỉ dừng lại ở đó, trong luận văn của mình tác giả tiếp tục đƣa ra những kiến nghị về các điều kiện để có thể giúp Ngân hàng TMCP Công thƣơng ứng dụng tốt Marketing trực tuyến trong hoạt động Marketing tổng thể của ngân hàng. Lộ trình vận dụng từng bƣớc Marketing trực tuyến cũng đƣợc tác giả kiến nghị trong luận văn nghiên cứu.

Mặc dù đã cố gắng sƣu tầm và nghiên cứu nhƣng do điều kiện về thời gian và kiến thức còn hạn chế nên luận văn mới chỉ dừng lại ở những đề xuất mang tính chủ đạo, chƣa đi vào những giải pháp chi tiết cụ thể giúp ích trong quá trình triển khai các giải pháp. Với mong muốn xây dựng và phát triển thƣơng hiệu của Ngân hàng TMCP Công thƣơng ngày càng lớn mạnh thông qua công cụ Marketing trực tuyến, hy vọng luận văn sẽ có những đóng góp hữu ích cho ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Công thƣơng trong việc hoạch định và triển khai kế hoạch Marketing trực tuyến của ngân hàng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Báo cáo của Netcitizens Việt Nam 2013, Tình hình sử dụng và tốc độ phát triển Internet tại Việt Nam.

2. Báo cáo thƣờng niên Vietinbank 2012, 2013

3. Trƣơng Đình Chiến (2004), Quản trị kênh phân phối, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.

4. Bùi Thị Thùy Dƣơng (2009), “Hoạt động Marketing dịch vụ tại một số Ngân hàng TMCP Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.”, Luận văn thạc sĩ, Trƣờng Đại học Kinh Tế Quốc Dân.

5. Trần Minh Đạo (2006), Giáo trình Marketing căn bản, Nhà xuất bản đại học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội.

6. Phạm Thu Hƣơng (2007), “Các giải pháp vận dụng Marketing điện tử (E- MARKETING) cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Trƣờng đại học Ngoại thƣơng Hà Nội.

7. Hoàng Quốc Huy (2012), “Giải pháp Marketing cho dịch vụ Internet Banking của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Bình Định tại tỉnh Bình Định”, Luận văn thạc sĩ, Trƣờng Đại học Đà Nẵng

8. Philip Kotler (2003), Quản trị Marketing, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

9. Nguyễn Trung Toàn (2007), Các kỹ năng Marketing trên Internet, Nhà xuất bản Lao Động, Hà Nội.

10. Nguyễn Mạnh Tuân (2010), Marketing - cơ sở lý luận và thực hành, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

Tiếng Anh

11. Ward A. Hanson, Kirthi Kalyanam (2006), Internet Marketing & E-commerce,

Thomson South-western.

12. Philip Kotler,(2002), Marketing Management Millennium Edition, Pearson

Custom Publishing, Custom Edition for University of Phoenix.

13. Judy Strauss and Raymond Frost (2008), E-Marketing, Prentice Hall.

14. David Meerman Scott (2008), The New Rules Of Marketing And Pr: How To Use News Releases, Blogs, Podcasting, Viral Marketing, & Online Media To Reach Buyers Directly, John Wiley & Sons Inc.

15. Jakub Vejmola (2010), “Modern methods of Online Marketing”, Diploma thesis, Masaryk University.

WebSite: 16. http://en.wikipedia.org/wiki/Internet_Marketing 17. http://sukientructuyen.com 18. http://www.ebizvietnam.com 19. http://www.internetMarketing.com 20. http://www.lantabrand.com 21. http://www.marketing-online.co.uk 22. http://www.openshare.com.vn 23. http://www.onlineMarketingtoday.com 24. https://www.sc.com 25. http://www.tapchiMarketingonline.info 26. http://www.techcombank.com.vn 27. http://www.vietnambiz.com 28. http://www.vnbrand.net 29. http://www.vn-seo.com 30. http://www.vietinbank.vn 31. http:// www.vietcombank.com.vn 32. http://vietnamMarketing.vn

MỤC LỤC

Danh mục các chữ viết tắt ………...…i

Danh mục các bảng……….ii

Danh mục các hình vẽ………iii

MỞ ĐẦU ... 1

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING TRỰC TUYẾN TRONG KINH DOANH NGÂN HÀNG ... 12

1.1 Tổng quan về Marketing trực tuyến ... 12

1.1.1 Khái niệm Marketing trực tuyến ... 12

1.1.2 Đặc điểm của Marketing trực tuyến ... 15

1.1.3 Những công cụ Marketing trực tuyến ... 21

1.1.4 Vai trò của Marketing trực tuyến với hoạt động kinh doanh ... 28

1.2. Ứng dụng Marketing trực tuyến trong lĩnh vực ngân hàng ... 31

1.2.1 Đặc điểm Marketing trong lĩnh vực ngân hàng ... 31

1.2.2 Vai trò của Marketing trực tuyến trong lĩnh vực ngân hàng ... 34

1.2.3 Các công cụ Marketing trực tuyến của Ngân hàng ... 36

1.2.4 Các yếu tố chi phối đến hoạt động Marketing trực tuyến của Ngân hàng ... 40

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG MARKETING TRỰC TUYẾN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM ... 44

2.1 Giới thiệu Ngân hàng Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam... 44

2.1.1 Thông tin chung về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam ... 44

2.1.2 Sơ đồ tổ chức Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam ... 46

2.1.3 Kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam ... 46

2.2 Thực trạng ứng dụng Marketing trực tuyến tại Ngân hàng TMCP

Công thƣơng Việt Nam ... 50

2.2.1 Quá trình lịch sử hoạt động Marketing trực tuyến tại Ngân hàng TMCP

Công thương Việt Nam ... 50

2.2.2 Về sản phẩm trực tuyến ... 53

2.2.3 Về giá trực tuyến ... 60

2.2.4 Về kênh phân phối trực tuyến ... 62

2.2.5 Về hoạt động xúc tiến hỗn hợp trực tuyến ... 62

2.3 Đánh giá chung về hoạt động Marketing trực tuyến tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam ... 68

2.3.1 Những điểm đã đạt được ... 68

2.3.2 Những điểm còn hạn chế ... 69

2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế ... 72

Cơ cấu tổ chức chi tiết Trụ sở chính: ... 73

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MARKETING TRỰC TUYẾN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM ... 76

3.1 Các yếu tố chi phối đến sự phát triển Marketing trực tuyến tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam ... 76

3.1.1 Chiến lược phát triển của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam ... 76

3.1.2 Xu hướng Marketing trực tuyến ... 78

3.1.3 Môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt ... 81

3.2 Giải pháp Marketing trực tuyến tại Ngân hàng TMCP

Công thƣơng Việt Nam ... 86

3.2.1 Giải pháp về phát triển công cụ trực tuyến ... 86

3.2.2 Giải pháp về thay đổi cơ cấu tổ chức, bổ sung thêm phòng Marketing,

hợp nhất chức năng Marketing ... 96

3.3 Kiến nghị về các điều kiện để ứng dụng Marketing trực tuyến ... 98

3.4 Kiến nghị về lộ trình áp dụng từng bƣớc Marketing trực tuyến ... 100

KẾT LUẬN ... 103

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 105

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển marketing trực tuyến tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 100 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)