Vai trò của lãi suất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của chính sách lãi suất đối với hoạt động của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hà tĩnh (Trang 26 - 31)

1.1.3.1. Vai trò lãi suất trong nền kinh tế

Thứ nhất, lãi suất là căn cứ phân bổ các nguồn lực của xã hội

Nguồn lực kinh tế trong xã hội có tính khan hiếm, do vậy việc phân bổ các nguồn lực kinh tế này luôn là mối quan tâm hàng đầu của Chính phủ các nƣớc. Sự phân bổ nguồn lực trong các nền kinh tế có thể thực hiện theo những nguyên tắc khác nhau.

Giá cả đóng vai trò quan trọng trong việc phân bổ các nguồn lực. Lãi suất với tƣ cách là giá cả của hàng hóa vốn trên thị trƣờng, nó có vai trò quan trọng trong phân bổ các nguồn lực tài chính của xã hội do nó là khoản chi phí cho tiêu dùng, đầu tƣ và là khoản thu nhập từ tiết kiệm. Lãi suất thay đổi sẽ làm thay đổi các quyết định đầu tƣ cũng nhƣ sự lựa chọn giữa tiêu dùng và tiết kiệm của các chủ thể trong nền kinh tế. Khi lãi suất tăng (do nguồn vốn xã hội trở nên khan hiếm một cách tƣơng đối hơn) sẽ làm tăng chi phí đầu tƣ, tăng chi phí cơ hội cho tiêu dùng và tăng thu nhập từ tiết kiệm, dẫn đến đầu tƣ

giảm, tiêu dùng giảm, còn tiết kiệm tăng lên; Ngƣợc lại, khi lãi suất giảm sẽ dẫn đến khoản đầu tƣ tăng, tiêu dùng cũng tăng, còn khoản tiết kiệm giảm xuống. Mặt khác, lãi suất thay đổi sẽ làm thay đổi thu nhập dự tính trong tƣơng lai: khi lãi suất giảm, tiêu dùng nhiều hơn khiến cho tiết kiệm ít đi.

Nhƣ vậy, lãi suất tăng buộc ngƣời ta phải thận trọng hơn trong việc tập trung nguồn lực tài chính cho những quyết định đầu tƣ hay tiêu dùng hiệu quả cao hơn, điều đó làm cho sự phân bổ nguồn lực sẽ thay đổi theo hƣớng hiệu quả.

Lãi suất thị trƣờng không chỉ ảnh hƣởng tới các quyết định phân bổ nguồn lực tài chính, mà còn ảnh hƣởng tới giá cả trên thị trƣờng tài sản tài chính và thị trƣờng tài sản thực. Tài sản là phƣơng tiện tích lũy giá trị, gồm nhiều loại nhƣ cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản… Sự biến động của lãi suất trên thị trƣờng tiền tệ có ảnh hƣởng trực tiếp đến giá thị trƣờng của các tài sản này, từ đó ảnh hƣởng đến tình trạng tài chính của các chủ sở hữu và các quyết định chi tiêu của họ. Với sự di chuyển vốn giữa các thị trƣờng bởi các hoạt động đầu tƣ, giá của tài sản sẽ thay đổi tỷ lệ nghịch với thay đổi của lãi suất thị trƣờng.

Thứ hai, lãi suất là công cụ ổn định kinh tế vĩ mô

Trong nền kinh tế thị trƣờng, giá cả thƣờng không ổn định, thị trƣờng tiền tệ và thị trƣờng ngoại hối thƣờng có những biến động bất thƣờng, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế luôn dao động xung quanh GDP tiềm năng. Do vậy, mục tiêu ổn định kinh tế luôn đƣợc các quốc gia quan tâm nhằm đạt đƣợc sự phát triển bền vững. Lãi suất đƣợc coi là một trong những công cụ nhằm ổn định kinh tế của một quốc gia. Lạm phát và lãi suất có mối quan hệ mật thiết với nhau, lãi suất đƣợc sử dụng để kiềm chế lạm phát tại các nƣớc. Bên cạnh đó, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái (GDP ở mức thấp, tỷ lệ thất nghiệp cao, còn tỷ lệ lạm phát thƣờng ở mức thấp), bằng việc giảm lãi suất

(thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ) sẽ kích thích đầu tƣ, tăng tổng cầu và GDP, ngăn chặn sự giảm sút của GDP. Tƣơng tự, khi nền kinh tế trở nên “quá nóng” có thể tăng lãi suất để ngăn chặn sự tăng trƣởng quá nhanh của GDP.

Lãi suất có thể đƣợc sử dụng trong việc ổn định tỷ giá do trong ngắn hạn, ngoài ảnh hƣởng của các nhân tố nhƣ mức giá cả tƣơng đối, thuế quan và quota, sự ƣa thích hàng nội hay hàng ngoại của công dân, năng suất lao động, tỷ giá còn chịu ảnh hƣởng lớn và thƣờng xuyên của yếu tố lãi suất, bao gồm: lãi suất tiền gửi nội tệ và lãi suất tiền gửi ngoại tệ. Các nhà kinh tế cho rằng, lãi suất là nhân tố chính tác động tới tỷ giá ngắn hạn và thực tế cho thấy, sự thay đổi của tỷ giá luôn theo sát với lãi suất thực tế.

Thứ ba, lãi suất là nhân tố tăng trƣởng kinh tế

Tăng trƣởng kinh tế phụ thuộc vào các nguồn lực làm gia tăng GDP tiềm năng nhƣ: nguồn nhân lực, tài nguyên, vốn, kỹ thuật và công nghệ. Ở mỗi quốc gia, trong mỗi thời kỳ phát triển, các nhân tố có mức độ đóng góp vào tăng trƣởng kinh tế khác nhau. Lãi suất là nhân tố tác động tới tăng trƣởng kinh tế thông qua tác động tới tích lũy vốn, do đó tới mức độ đầu tƣ cho nền kinh tế.

Đầu tƣ là hoạt động nhằm tăng thêm vốn hiện vật và hàng dự trữ nhƣ: nhà xƣởng, máy móc, thiết bị, hàng lƣu kho… Quyết định đầu tƣ chịu ảnh hƣởng của nhiều nhân tố nhƣ thu nhập, chi phí cho đầu tƣ, điều mong đợi và niềm tin trong kinh doanh, trong đó lãi suất - chi phí của đầu tƣ là yếu tố quyết định.

Đầu tƣ của các doanh nghiệp liên quan chặt chẽ tới việc vay vốn và lãi suất cho vay. Các doanh nghiệp sẽ đầu tƣ vào vốn hiện vật khi họ dự tính đƣợc khoản thu nhập từ vốn hiện vật nhiều hơn số tiền lãi phải trả khi vay vốn để đầu tƣ. Với mức lãi suất cao, số tiền lãi phải trả cho khoản vốn vay để đầu tƣ vào vốn hiện vật cao, đầu tƣ cho vốn hiện vật sẽ giảm. Ngƣợc lại, khi lãi

suất giảm, các doanh nghiệp sẽ quyết định đầu tƣ cho vốn hiện vật nhiều hơn, đầu tƣ sẽ tăng.

Nhƣ vậy, lãi suất là nhân tố quan trọng và có tác động mạnh tới tích lũy vốn, do đó nó đƣợc coi là một trong các công cụ kinh tế nhằm tăng trƣởng kinh tế nói riêng và thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô nói chung.

Thứ tư, lãi suất tác động đến quyết định tiết kiệm và tiêu dùng

Lãi suất là công cụ khuyến khích lợi ích vật chất để thu hút các khoản tiết kiệm của các chủ thể kinh tế tạo nên quỹ cho vay đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.

Theo lý thuyết tài chính chúng ta có thể đƣa ra phƣơng trình về thu nhập: Thu nhập = Tiêu dùng + Tiết kiệm

Phƣơng trình này không những đúng với đặc điểm tài chính của các hộ gia đình, các doanh nghiệp mà còn đúng với cả nền kinh tế quốc gia. Giả sử trong điều kiện của một nền kinh tế bình thƣờng tỷ lệ giữa tiêu dùng và tiết kiệm là hợp lý, để tăng tỷ lệ tiết kiệm cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân thì biện pháp hiệu quả là tăng lãi suất huy động vốn. Khi lãi suất vốn tăng lên thì trƣớc hết các hộ gia đình phải xem xét các khoản chi cho tiêu dùng thƣờng xuyên có thể giảm chi hoặc hoãn một số khoản chi để tăng thêm khoản tiết kiệm trong tổng thu nhập. Từ khoản tiết kiệm này họ sẽ hƣớng đầu tƣ gửi vào ngân hàng, vào quỹ bảo hiểm hay đầu tƣ vào thị trƣờng trứng khoán khi thấy có lợi hơn.

Nhƣ vậy, lãi suất là công cụ can thiệp có hiệu lực để phân chia tỷ lệ giữa tiêu dùng và tiết kiệm. Nhƣng nâng lãi suất huy động đến mức nào thì phải cân nhắc thận trọng để đảm bảo sự phát triển hài hoà của nền kinh tế quốc dân.

1.1.3.2. Vai trò lãi suất đối với các ngân hàng thương mại

Thứ nhất, lãi suất quyết định quan trọng đến thu nhập, chi phí của ngân hàng

Các tổ chức tài chính trung gian đƣợc coi là thiết yếu cho sự phát triển kinh tế của một quốc gia, đặc biệt là các trung gian tài chính. Lãi suất có ảnh hƣởng đến thu nhập và chi phí của các trung gian tài chính. Là các doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, điều quan tâm của họ trƣớc hết là “giá mua” và “giá bán” quyền sử dụng vốn bởi vì thu nhập của họ chủ yếu là khoản chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi sau khi đã trừ đi các chi phí kinh doanh, yếu tố rủi ro,… Khi lãi suất cho vay không đổi hoặc tăng chậm hơn lãi suất tiền gửi sẽ làm giảm thu nhập của các trung gian tài chính; đổi lại, họ sẽ thu hút đƣợc nhiều vốn vay để mở rộng cho vay, tăng thu nhập. Ngƣợc lại, khi lãi suất tiền gửi không đổi hoặc tăng chậm hơn lãi suất cho vay sẽ làm tăng thu nhập của các trung gian tài chính, nhƣng lại hạn chế khả năng mở rộng cho vay. Thông thƣờng, lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay diễn biến thuận chiều. Tuy nhiên, các trung gian tài chính không thể nâng lãi suất huy động vốn lên quá cao. Giới hạn của lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay là 0 < lãi suất tiền gửi bình quân < lãi suất cho vay bình quân < tỷ suất lợi nhuận bình quân (đối với lãi suất thực); hay tỷ lệ lạm phát < lãi suất tiền gửi bình quân < lãi suất cho vay bình quân < tỷ suất lợi nhuận bình quân. Khi lãi suất cho vay thực < 0, các trung gian tài chính sẽ bị thua lỗ; khi lãi suất cho vay thực càng > 0, thu nhập của các trung gian tài chính tăng sẽ tạo điều kiện cho mở mang và đổi mới hoạt động của các tổ chức này [34,tr.2].

Thứ hai, lãi suất biến động hàm chứa khả năng xuất hiện rủi ro lãi suất Lãi suất thƣờng biến động hàm chứa khả năng có thể đem đến rủi ro cho các trung gian tài chính, làm xuất hiện rủi ro lãi suất. Lợi nhuận của một trung gian tài chính có thể giảm ngay cả khi lãi suất tăng. Khi lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay tăng, tình trạng các tài sản của trung gian tài chính có thể khiến cho mức tăng chi phí (lãi suất tiền gửi) lớn hơn mức tăng thu nhập (từ lãi suất cho vay), sẽ làm cho lợi nhuận giảm. Trong trƣờng hợp có tình trạng

thiếu hụt khả năng thanh toán, các trung gian tài chính buộc phải đi vay. Nếu họ phải trả mức lãi suất cao, chi phí kinh doanh sẽ tăng, lợi nhuận sẽ giảm.

Nhƣ vậy, lãi suất là yếu tố có ảnh hƣởng quyết định trong kinh doanh tiền tệ, do vậy, nó quyết định sự mở rộng hay thu hẹp, rút lui hoặc gia nhập của các trung gian tài chính. Trái lại, tình trạng khu vực tài chính của một quốc gia cũng tham gia vào việc xác định lãi suất thị trƣờng và cho phép sử dụng lãi suất một cách hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của chính sách lãi suất đối với hoạt động của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hà tĩnh (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)