3.3. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý lãi suất tại ngân hàng
3.3.2. Giải pháp về điều hành lãi suất
3.3.2.1. Tăng tính chủ động, linh hoạt trong quyết định lãi suất huy động vốn
Hiện nay, việc quy định lãi suất huy động vốn tại Agribank Hà Tĩnh phụ thuộc nhiều vào chỉ đạo NHNN và Agribank Việt Nam. Tuy nhiên, với
lợi thế là ngân hàng lớn trên địa bàn với thị phần chiếm hơn 50%, mạng lƣới các điểm giao dịch phủ khắp các địa phƣơng, Agribank Hà Tĩnh hoàn toàn có đƣợc sự chủ động, ƣu thế khi điều chỉnh lãi suất huy động vốn dựa trên cân đối nguồn vốn và năng lực tài chính của mình dựa trên chỉ đạo của NHNN và Agribank Việt Nam. Hiện nay, với xu hƣớng lãi suất huy động giảm mạnh, Agribank Hà Tĩnh cũng đã giảm đều lãi suất các kỳ hạn, lãi suất niêm yết tại Agribank Hà Tĩnh hiện nay là khá thấp so với các NHTM trên địa bàn, tuy nhiên, với uy tín, thƣơng hiệu và thái độ phục vụ tận tình, nguồn vốn huy động tại chi nhánh vẫn tăng đều đặn. Sự chủ động, linh hoạt trong quyết định lãi suất huy động vốn sẽ giúp Chi nhánh chủ động trong xây dựng kế hoạch kinh doanh dài hạn cũng nhƣ tiết kiệm chi phí vốn.
Đồng thời, Agribank Hà Tĩnh cần đa dạng hóa các hình thức huy động vốn hấp dẫn để thu hút khách hàng, đƣa ra cho khách hàng nhiều lựa chọn ƣu việt và hợp lý, đây cũng là yếu tố hỗ trợ Chi nhánh khi cạnh trạnh huy động nguồn vốn với các NHTM khác khi yếu tố lãi suất đã đƣợc NHNN khống chế chặt chẽ nhƣ hiện nay.
3.3.2.2. Điều hành lãi suất cho vay phù hợp, tập trung vốn cho vay vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn
Sự biến động thƣờng xuyên của lãi suất, tỷ giá, cùng với nhiều chính sách kinh tế mới mang tính ngắn hạn và thay đổi thƣờng xuyên của Nhà nƣớc gây tác động lớn, rủi ro trong hoạt động ngân hàng, đặc biệt là rủi ro tín dụng, làm niềm tin thị trƣờng suy giảm, ảnh hƣởng đến đầu tƣ tín dụng. Để mở rộng tín dụng có hiệu quả, góp phần kiềm chế lạm phát, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, Agribank Hà Tĩnh cần thực hiện các biện pháp nhƣ: thực hiện việc kiểm soát tăng trƣởng tín dụng có chất lƣợng, hiệu quả, phù hợp cân đối nguồn vốn và chỉ tiêu kế hoạch đƣợc phê duyệt. Cơ cấu lại dƣ nợ tín dụng, ƣu tiên tập trung vốn vay cho các lĩnh vực nông nghiệp, nông
thôn, các dự án trọng điểm, dự án có hiệu quả và các lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế. Lĩnh vực nông nghiệp, phát triển nông thôn là lĩnh vực trọng yếu, đƣợc ƣu đãi lãi suất của chính phủ cũng nhƣ của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, vì vậy, tập trung nguồn vốn cho vay vào lĩnh vực này có nhiều thuận lợi. Hiện nay, có nhiều gói hỗ trợ lãi suất của Chính phủ cũng nhƣ của tỉnh Hà Tĩnh để hỗ trợ cho phát triển lĩnh vực nông nghiệp, phát triển nông thôn, khách hàng cũng thuận lợi khi tiếp cận vốn vay trong lĩnh vực này, khả năng trả lãi vay, nợ vay đƣợc đảm bảo hơn. Đồng thời, khách hàng của Agribank Hà Tĩnh chủ yếu là nông dân, nông thôn, cho nên tập trung vốn vào lĩnh vực nông nghiệp, phát triển nông thôn là hƣớng đi đúng đắn, lâu dài của Chi nhánh. Agribank Hà Tĩnh tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quan hệ tín dụng với khách hàng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng theo quy định của pháp luật nhƣ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giảm lãi suất của các khoản vay cũ; xem xét miễn, giảm lãi vốn vay trên cơ sở khả năng tài chính và chỉ đạo của NHNN Việt Nam; chủ động triển khai các gói sản phẩm tín dụng dựa trên các chuỗi liên kết từ sản xuất – kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm, nhƣ cho vay theo chuỗi ngƣời nuôi, thu mua, chế biết thủy sản xuất khẩu; cho vay chuỗi liên kết bốn nhà trong lĩnh vực xây dựng bao gồm ngân hàng – chủ đầu tƣ – nhà thầu – nhà cung cấp. Gắn hoạt động tín dụng với công tác huy động vốn và cung ứng dịch vụ ngân hàng.
3.3.2.3. Xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh trên cơ sở bám sát và thực hiện chính sách lãi suất
Agribank Hà Tĩnh là ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc, việc thực hiện các chính sách do Chính phủ, NHNN đề ra là ƣu tiên, và phải là ngân hàng tiên phong, chủ chốt. Để chủ động trong hoạt động kinh doanh và góp phần thực hiện có hiệu quả các chính sách do NHNN đề ra, Agribank Hà Tĩnh cần xây dựng và thực hiện
kế hoạch kinh doanh trên cơ sở bám sát và thực hiện chính sách lãi suất, chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác theo chỉ đạo của Chính phủ và NHNN, thực hiện đúng quy định của pháp luật về tiền tệ, tín dụng và hoạt động của ngân hàng. Tiếp tục cơ cấu lại tài sản và nguồn vốn theo hƣớng an toàn, bền vững, xây dựng hoạt động chiến lƣợc kinh doanh phù hợp với điều kiện nền kinh tế thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, tiếp tục hoàn thiện các quy định về nghiệp vụ quản trị kinh doanh, phát triển sản phẩm dịch vụ, hiện đại hóa công nghệ, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực. Nâng cao năng lực và chất lƣợng quản trị rủi ro đối với các hoạt động kinh doanh, kiện toàn mô hình tổ chức và nâng cao chất lƣợng hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ, bổ sung hoàn thiện các văn bản chế độ liên quan, đảm bảo an toàn hệ thống. Đồng thời, Agribank Hà Tĩnh cần cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin hoạt động kinh doanh của chi nhánh theo quy định của pháp luật và yêu cầu của NHNN để phục vụ công tác điều hành chính sách, góp phần tạo hiệu quả cao khi đƣa các chính sách vào thực tiễn.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của chính sách lãi suất đến hoạt động của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh”, cho phép rút ra một số kết luận:
1. Cả về lý luận và thực tiễn đã chứng minh vai trò, ảnh hƣởng to lớn của lãi suất, chính sách lãi suất đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Điều hành chính sách lãi suất đúng đắn, phù hợp đƣợc xác định là một nội dung quan trọng trong tiến trình khôi phục, phát triển nền kinh tế. Nó góp phần phân bổ các nguồn lực xã hội, là công cụ ổn định kinh tế vĩ mô, nhân tố thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, đồng thời, tác động đến quyết định tiêu dùng và tiết kiệm của toàn xã hội.
2. Tại Agribank Hà Tĩnh điều hành chính sách lãi suất là quan tâm hàng đầu của Ban lãnh đạo ngân hàng. Những năm vừa qua, cùng với biến động phức tạp của nền kinh tế, chính sách lãi suất thay đổi liên tục đã gây ra nhiều ảnh hƣởng to lớn đến hoạt động kinh doanh tại ngân hàng, đặc biệt là hoạt động huy động vốn và hoạt động cho vay, là hai hoạt động chính, thiết yếu của không chỉ Agribank Hà Tĩnh mà của chung toàn hệ thống ngân hàng.
3. Dựa trên các phân tích ảnh hƣởng chính sách lãi suất đến tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank Hà Tĩnh từ năm 2008 đến nay, có thể nhận thấy chính sách lãi suất đã đạt đƣợc nhiều thành công to lớn nhƣ là chính sách lãi suất đƣợc điều chỉnh phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, diễn biến lạm phát; làm thay đổi cơ cấu tín dụng hƣớng đến chất lƣợng, mức tăng trƣởng hợp lý với khả năng tăng trƣởng của nền kinh tế; chính sách lãi suất còn góp phần chống đô la hóa, ổn định thanh khoản của các TCTD; đồng thời, củng cố lòng tin của nhà đầu tƣ và công chúng vào các chính sách của Chính phủ, NHNN.
4. Dù đã đạt đƣợc những thành tựu nhất định song nhìn chung chính sách lãi suất vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế. Thể hiện: các gói kích cầu thông qua chinh sách hỗ trợ lãi suất chƣa hiệu quả; những bất cập trên các thị trƣờng vẫn chƣa đƣợc khắc phục triệt để; chính sách lãi suất biến động và thắt chặt khiến cho các ngân hàng tăng tính bị động và phải đối mặt với rủi ro “bẫy thanh khoản” hay “bẫy tiền mặt”. Nguyên nhân của các hạn chế trên có thể kể đến nhƣ: tăng trƣởng kinh tế chậm lại, dễ tạo sức ép tiếp tục nới rộng chính sách tiền tệ, tạo áp lực lạm phát; lực cầu trong nền kinh tế còn yếu, chính sách kích cầu chƣa đạt hiệu quả cao; kỷ luật thị trƣờng chƣa nghiêm minh, hoạt động của các ngân hàng còn thiếu minh bạch.
5. Để tiếp tục hoàn thiện chính sách lãi suất, đƣa chính sách lãi suất trở thành công cụ điều tiết nền kinh tế hiệu quả, đồng thời, tạo động lực, tiền đề vững chắc cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, cần có nhiều biện pháp linh hoạt, đồng bộ giữa các cấp, các ngành. Các giải pháp kiến nghị, đề xuất với NHNN bao gồm:
Nhóm giải pháp trong ngắn hạn: tiếp tục duy trì trần lãi suất huy động, tiến đến hành trình tự do hóa lãi suất theo thị trƣờng; tiếp tục điều chỉnh mặt bằng lãi suất và hƣớng dòng vốn vào khu vực đầu tƣ sản xuất; cần hoàn thiện cơ chế hình thành lãi suất cơ bản, định hƣớng đƣợc lãi suất thị trƣờng; áp dụng ngay các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng đối với gói hỗ trợ lãi suất.
Nhóm giải pháp trong dài hạn: cần có sự phối hợp đồng bộ giữa chính sách lãi suất và các chính sách kinh tế vĩ mô khác; hoàn thiện những điều kiện cơ bản để hƣớng tới chính sách lạm phát mục tiêu trong dài hạn; tăng cƣờng tính linh hoạt cho công cụ lãi suất; nâng cao hiệu quả của công cụ dự trữ bắt buộc; tăng cƣờng hoạt động nghiệp vụ thị trƣờng mở.
Bên cạnh đó, các NHTM cần có những giải pháp đồng bộ, tích cực nhƣ là xây dựng hệ thống thông tin hoàn thiện về khách hàng; xây dựng hệ thống
quản lý thông tin lãi suất; tăng tính chủ động, linh hoạt trong quyết định lãi suất huy động vốn; điều hành lãi suất tín dụng phù hợp, tập trung vốn cho vay vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh trên cơ sở bám sát và thực hiện chính sách lãi suất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Nguyễn Ngọc Bảo (2011), Một số vấn đề về cơ chế điều hành lãi suất hiện nay của ngân hàng Nhà nước đối với ổn định thị trường tiền tệ, tài liệu tham luận hội thảo “Vai trò chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế Việt Nam sau thời kỳ suy giảm”, Lâm Đồng.
2. Nguyễn Ngọc Bảo (2005), Chính sách lãi suất trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân.
3. Đỗ Đức Bình (2013), “Một số điều chỉnh chính sách phát triển kinh tế ở Anh và Pháp từ 2008 đến nay và gợi mở cho Việt Nam”, tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 188 năm 2013, trang 12- 13.
4. Võ Thành Danh, Lê Trƣơng Minh Triết (2009), “Ảnh hƣởng của thay đổi lãi suất đến hoạt động tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại”, tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 1 năm 2009, trang 5- 9.
5. Phạm Minh Chính, Vƣơng Quân Hoàng, Kinh tế Việt Nam: thăng trầm và đột phá, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
6. Huỳnh Thị Thúy Giang (2011), “Một số kiến nghị để điều hành lãi suất hiệu quả”, tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, số 11 năm 2011, trang 21.
7. Lê Văn Hinh (2010), “Tự do hóa lãi suất và vai trò của lãi suất trái phiếu chính phủ”, tạp chí Tài chính, số 4 (546), trang 6-9.
8. Nguyễn Cao Hoàng (2014), “Bàn thêm về điều hành lãi suất đối với thị trƣờng tiền tệ”, tạp chí Tài chính, số 4 năm 2014, trang 10- 11.
9. Đinh Thị Thu Hồng (2013), “Hiệu quả của chính sách tiền tệ thông qua kênh truyền dẫn lãi suất”, tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 12 (22) tháng 9-10/2013, trang 39-47.
10. Phạm Huy Hùng (2013), “Chính sách tiền tệ ở Việt Nam qua hai năm thực hiện”, Thời báo kinh tế Sài Gòn, số 38 năm 2013, trang 15.
11. Hoàng Công Gia Khánh (2010), “Cơ chế điều hành lãi suất tại một số nƣớc và Việt Nam”, tạp chí Tài chính, Số 2 (544), trang 39- 42, 55. 12. Nguyễn Minh Kiều (2011), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB
Lao động xã hội, Hà Nội.
13. Nguyễn Xuân Liệt (2003), Giải pháp hoàn thiện cơ chế lãi suất trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường của hệ thống ngân hàng Việt Nam, Tài liệu hội thảo, Học viện ngân hàng.
14. Nguyễn Đình Luận (2013), “Cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam và đề xuất các chính sách”, tạp chí Phát triển và hội nhập, số 11 (21) – tháng 07-08/2013, trang 16-20.
15. Nguyễn Thị Xuân Mai (2002), “Chính sách tiền tệ của Nhật Bản từ 1998 đến nay”, tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản & các nước Đông Bắc Á, số 2, trang 22-32.
16. Nguyễn Thị Mùi (2012), “Nhìn lại việc điều hành lãi suất của NHNN năm 2011 và những vấn đề đặt ra cho năm 2012”, tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, số 3+4 năm 2012, trang 27.
17. Nguyễn Bá Nha (1997), Lãi suất trong nền kinh tế thị trường, NXB Thống kê.
18. Tô Kim Ngọc (2009), “Giới hạn của chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa trong kích cầu ở Việt Nam”, tạp chí Ngân hàng, số 18 năm 2009, trang 3- 4.
19. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh (2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013), Phương hướng kinh doanh năm.
20. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh (2008, 2009, 2010, 2011, 2012), Tình hình tăng trưởng tín dụng.
21. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh (2008, 2009, 2010, 2011, 2012), Báo cáo kết quả huy động vốn.
22. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh (2008, 2009, 2010, 2011, 2012), Báo cáo kết quả đầu tư và dịch vụ.
23. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh (2008, 2009, 2010, 2011, 2012), Báo cáo thường niên.
24. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (2008, 2009, 2010, 2011, 2012), Báo cáo thường niên.
25. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Thông tin kinh tế tuần.
26. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, Báo cáo nhanh hàng tháng.
27. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2008, 2009, 2010, 2011, 2012), Báo cáo thường niên.
28. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2013), Chỉ thị số 03/CT-NHNN ngày 18/7/2013 Về các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng trong những tháng cuối năm 2013.
29. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2013), Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 31/1/2013 Về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2013.
30. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2012), Chỉ thị số 06/CT-NHNN ngày 9/11/2012 Về các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng trong những tháng cuối năm 2012 và đầu năm 2013.
31. Trần Quốc Quýnh (2006), “Chung quanh chính sách tiền tệ của Mỹ & thực trang USD”, tạp chí Ngân hàng, số 9, trang 52-62.
32. Hà Thị Sáu (2012), “Quản lý lãi suất của ngân hàng thƣơng mại trong môi trƣờng cạnh tranh hiện nay”, tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, số 8 năm 2012, trang 13- 15.
33. Tạ Ngọc Sơn (2011), Quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân.
34. Phan Văn Tính (2011), “Cần xác định căn nguyên biến động lãi suất trên thị trƣờng trong thời gian qua”, tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ,
số 1+2 năm 2011, trang 2.
35. Lƣu Ngọc Trịnh (2011), “Kinh tế Nhật Bản năm 2011: Thảm họa, phục