Bài học kinh nghiệm đối với ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của chính sách lãi suất đối với hoạt động của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hà tĩnh (Trang 57 - 122)

1.3. Kinh nghiệm điều hành lãi suất tại một số ngân hàng thƣơng mại

1.3.3. Bài học kinh nghiệm đối với ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn Việt Nam (Agribank)

Để điều hành lãi suất hiệu quả, mỗi ngân hàng cần có những biện pháp thực hiện phù hợp với điều kiện, tình hình hoạt động kinh doanh của mình, tuy vậy vẫn có thể khảo sát, tham khảo những biện pháp điều hành của các ngân hàng khác tiêu biểu trong hệ thống để có thể học tập đƣợc một số kinh nghiệm phù hợp. Qua nghiên cứu, phân tích kinh nghiệm điểu hành lãi suất của hai ngân hàng lớn trong hệ thống là Vietcombank và BIDV, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm trong điều hành lãi suất cho Agribank nhƣ sau:

Một là, nắm bắt các yếu tố thay đổi của thị trƣờng, đón đầu đƣợc chủ trƣơng, định hƣớng điều hành của Chính phủ và NHNN để điều hành lãi suất chủ động, linh hoạt, đúng đắn và tiên phong. Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, cũng nhƣ vị thế, hình ảnh của Agribank trong toàn hệ thống ngân hàng và uy tín, niềm tin đối với khách hàng.

Hai là, điều hành lãi suất, tỷ giá tuân thủ các quy định về chính sách tiền tệ của NHNN, đảm bảo tính linh hoạt, bám sát lãi suất thị trƣờng. Chú trọng xây dựng nền vốn ổn định, điều hành huy động vốn linh hoạt để đảm

bảo an toàn thanh khoản đồng thời chủ động cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn để gia tăng hiệu quả kinh doanh.

Ba là, điều hành tăng trƣởng tín dụng ngoại tệ phù hợp với cân đối nguồn vốn ngoại tệ và chủ trƣơng hạn chế đô la hóa trong nền kinh tế. Đẩy mạnh huy động vốn ngoại tệ từ tổ chức và dân cƣ, tiếp tục duy trì nguồn vay từ các TCTC đặc biệt là các nguồn có kỳ hạn dài, chi phí hợp lý.

Bốn là, tập trung nguồn vốn cho vay có chọn lọc, đảm bảo cơ cấu tín dụng hợp lý, ƣu tiên đối với các lĩnh vực ngành nghề đƣợc khuyến khích phát triển theo chỉ đạo của Chính Phủ, NHNN (DN sản xuất hàng xuất khẩu, phát triển nông nghiệp nông thôn, DN vừa và nhỏ, DN thuộc các ngành công nghiệp hỗ trợ, DN ứng dụng công nghệ cao có hoạt động SXKD hiệu quả, dự án có hiệu quả và các lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế, các ngành lĩnh vực đƣợc hƣởng lợi từ việc Việt Nam gia nhập Hiệp định thƣơng mại xuyên Thái Bình Dƣơng - TTP).

Năm là, tục triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quan hệ tín dụng giữa tổ chức tín dụng (TCTD) với khách hàng theo chỉ đạo của Chính phủ, NHNN nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng đúng quy định, góp phần hỗ trợ khách hàng duy trì, phát triển SXKD, hỗ trợ kích thích tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá cho thị trƣờng.

CHƢƠNG 2

ẢNH HƢỞNG CỦA CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

NÔNG THÔN HÀ TĨNH 2.1. Chính sách lãi suất Việt Nam từ năm 2008 đến nay

Các ngân hàng thƣơng mại ấn định lãi suất kinh doanh (huy động và cho vay vốn) dựa trên cơ sở cơ chế điều hành lãi suất của ngân hàng trung ƣơng, xu hƣớng cung - cầu vốn thị trƣờng, lạm phát, mức độ rủi ro và lãi suất thị trƣờng quốc tế. Trong những thập kỷ gần đây, thị trƣờng tài chính - tiền tệ thế giới có sự phát triển vƣợt bậc về quy mô và chiều sâu, cơ chế điều hành lãi suất của NHTW các nƣớc thay đổi theo hƣớng tự do hoá. Tuy nhiên NHTW ở mỗi nƣớc căn cứ vào luật định, điều kiện và bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội, thị trƣờng tài chính - tiền tệ, cũng nhƣ địa vị pháp lý của NHTW, mục tiêu của chính sách tiền tệ (lạm phát hoặc đa mục tiêu) để áp dụng cơ chế điều hành lãi suất phù hợp trong từng thời kỳ nhằm ổn định và phát triển thị trƣờng tiền tệ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngân hàng và sự phân bổ có hiệu quả các nguồn vốn trong nền kinh tế. Đối với nƣớc ta, cơ chế điều hành lãi suất có sự thay đổi qua nhiều giai đoạn.

Từ giữa tháng 5/2008 đến tháng 7/2009, ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam áp dụng cơ chế điều hành lãi suất cơ bản. Thiết lập một hành lang lãi suất thị trƣờng liên ngân hàng với biên độ chênh lệch khoảng 2% để điều tiết lãi suất thị trƣờng: (i) “Trần” là lãi suất tái cấp vốn, “sàn” là lãi suất tái chiết khấu (hiện nay là 7% - 5%/năm); lãi suất cơ bản và lãi suất nghiệp vụ thị trƣờng mở biến động trong phạm vi hành lang này; (ii) Lãi suất nghiệp vụ thị trƣờng mở đóng vai trò định hƣớng và thực hiện việc “bơm” tiền ra hoặc

“hút” tiền về, từ đó tác động đến cung - cầu vốn, lãi suất thị trƣờng liên ngân hàng và lãi suất huy động, cho vay của NHTM [18, tr.22].

Từ tháng 5 – 9/2008, NHNN điều hành chính sách tiền tệ “thắt chặt”, các mức lãi suất chủ đạo đƣợc điều chỉnh tăng, lãi suất cơ bản từ 12%/năm lên 14%/năm, lãi suất tái cấp vốn từ 13%/năm lên 15%/năm, lãi suất tái chiết khấu từ 11%/năm lên 13%/năm, lãi suất nghiệp vụ thị trƣờng mở từ 11,7%/năm lên 15%/năm. Từ tháng 10/2008 đến tháng 7/2009, NHNN chuyển hƣớng điều hành chính sách tiền tệ từ “thắt chặt” để chống lạm phát sang “thận trọng” nhằm mục tiêu hàng đầu là ngăn chặn suy giảm kinh tế, điều chỉnh giảm mạnh lãi suất cơ bản từ 14% - 13% - 11% - 8,5% - 7%/năm, lãi suất tái cấp vốn từ 15% - 13% - 12% - 9,5% - 8% - 7%/năm, lãi suất tái chiết khấu từ 13% - 11% - 12% - 10% - 7,5% - 6%/năm, lãi suất nghiệp vụ thị trƣờng mở từ 15% - 14,3% - 13,5% - 11% - 9% - 8% - 7,5% - 7%/năm.

Bảng 2.1: Lãi suất cơ bản, lãi suất thị trƣờng từ tháng 9/08 đến tháng 2/09

Đơn vị: %

Chỉ tiêu Ngày

Lãi suất cơ bản

Lãi suất huy động ngắn hạn

Lãi suất cho vay ngắn hạn

Lãi suất cho vay tối đa

9/2008 14,0 17,4 20,3 21,0 10/2008 13,0 16,4 18,7 19,5 11/2008 11,0 12,7 15,1 16,5 12/2008 8,5 9,2 11,7 12,7 01/2009 8,5 7,5 11,3 12,7 02/2009 7,0 7,2 10,0 10,5

Nguồn: ngân hàng Nhà nước

Sau năm 2008 lãi suất biến động và leo thang chƣa từng có trong lịch sử, năm 2009, lãi suất huy động và cho vay VND cùng ổn định, theo sự ổn định của lãi suất cơ bản. Tuy nhiên, căng thẳng của lãi suất huy động bắt đầu

bộc lộ từ giữa năm. Từ tháng 7 đến tháng 11, các ngân hàng thƣơng mại liên tục tăng lãi suất huy động VND, tập trung từ các kỳ hạn dài và dồn ép các kỳ hạn ngắn. Mức lãi suất cao nhất lần lƣợt tạo các “đỉnh” 9%, 10% và đỉnh điểm lên đến 10,5%/năm. Khái niệm “đƣờng cong lãi suất” bị xóa nhòa khi nhiều thành viên áp thống nhất một mức cao cho hầu hết các kỳ hạn. Ngay sau quyết định tăng lãi suất cơ bản từ 7% lên 8% có hiệu lực từ 1/12/2008, các ngân hàng thƣơng mại đồng loạt đẩy lãi suất huy động lên mức cao, một số thành viên áp dụng lãi suất tới 10,5%/năm (chƣa tính các hình thức khuyến mại, cộng thƣởng gián tiếp). Với diễn biến này, ngân hàng Nhà nƣớc phát thông điệp kiểm tra toàn diện các trƣờng hợp có lãi suất huy động từ 10,5%/năm trở lên, các thành viên đồng loạt áp tối đa ở mức 10,49%/năm. Diễn biến lãi suất căng thẳng trong nửa cuối năm 2009 một phần phản ánh khó khăn thanh khoản của hệ thống. Điều này dẫn đến một hệ quả ít thấy là tỷ lệ lãi biên của các ngân hàng giảm rất mạnh; nếu trong năm 2008 chênh lệch lãi suất động và cho vay đạt khoảng 3,7%, thì năm 2009 chỉ xoay quanh 1% (đối với cho vay sản xuất kinh doanh).

Bảng 2.2: Lãi suất huy động bình quân tháng 11-12/2009

Đơn vị: %

Không kỳ hạn 3 tháng 6 tháng 12 tháng

Lãi suất huy động bình quân tháng 11

Nhóm NHTMNN 2,4 - 3,0 8,4 - 9,2 8,5 - 9,3 9,0 - 9,4 Nhóm NHTMCP 2,4 - 4,2 8,8 - 9,9 9,05 - 9,75 9,15 - 9,78

Lãi suất huy động bình quân tháng 12

Nhóm NHTMNN 2,4 - 3,0 10 - 10,2 10 - 10,3 10,4 - 10,49 Nhóm NHTMCP 2,4 - 4,2 10,0 - 10,49 10,0 - 10,49 10,0 - 10,49

Năm 2010, một năm đầy biến động của thị trƣờng tiền tệ trong nƣớc cũng nhƣ trên thế giới, một năm mà nền kinh tế nƣớc ta gặp rất nhiều khó khăn trong giai đoạn phục hồi sau những ảnh hƣởng từ biến động kinh tế thế giới 2008 – 2009. Trƣớc những biến động đó, để thực hiện đồng bộ với các giải pháp của Chính phủ, NHNN thực hiện điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt nhằm tạo điều kiện hỗ trợ tích cực cho thị trƣờng tiền tệ - tín dụng hoạt động ổn định, góp phần hỗ trợ tăng trƣởng kinh tế và kiềm chế lạm phát gia tăng những tháng cuối năm một cách hiệu quả. Theo đó, NHNN đã duy trì lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam ổn định ở mức 8% trong suốt 10 tháng đầu năm và thực hiện điều chỉnh lên mức 9% trong hai tháng cuối năm trƣớc sức ép của lạm phát. Lãi suất thị trƣờng vẫn ở mức cao.

Bảng 2.3: Diễn biến lãi suất điều hành năm 2010 của ngân hàng Nhà nƣớc

Đơn vị: %

Thời gian Lãi suất cơ

bản

Lãi suất tái cấp vốn

Lãi suất tái chiết khấu

Lãi suất cho vay qua đêm

1/1-4/11/2010 8,0 8,0 6,0 8,0 5/11-12/2010 9,0 9,0 7,0 9,0

Nguồn: ngân hàng Nhà nước

- Đối với lãi suất huy động VND: trong năm 2010, duy trì đà tăng của lãi suất huy động vào những tháng cuối năm 2009, lãi suất huy động VND về cơ bản đã gia tăng ở những tháng đầu năm, giảm và duy trì ổn định trong quý II, quý III và gia tăng mạnh trong hai tháng cuối năm. Tính đến cuối tháng 12/2010, lãi suất huy động tăng 1,96% – 3,39% cho các kỳ hạn so với cuối năm 2009, tăng cao đặc biệt ở các kỳ hạn ngắn từ 1 tháng đến 3 tháng.

Trong 6 tháng đầu năm 2010 lãi suất đã tăng so với cùng kỳ của năm 2009 với hai mốc tăng tƣơng đối ổn định. Nếu nhƣ trong quý I/2010, lãi suất huy động tăng bình quân 0,03%– 0,07% cho tất cả các kỳ hạn chƣa kể đến các

hình thức khuyến mại thì bƣớc sang tháng đầu tiên của quý II, để chấm dứt các chính sách tặng thƣởng đƣợc xem là hình thức cạnh tranh không lành mạnh, các NHTM đã từng bƣớc công bố tăng lãi suất vƣợt ngƣỡng 10,5% là tỷ lệ đƣợc duy trì từ tháng 12/2009 để hình thành nên một mặt bằng lãi suất mới biến động xoay quanh ngƣỡng 12%.

Việc lãi suất huy động cao đã tác động đẩy mặt bằng lãi suất cho vay tăng cao trong điều kiện áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận vì vậy đến tháng 7/2010 để tạo sự thống nhất về mặt bằng lãi suất huy động trên thị trƣờng, NHNN và Hiệp hội ngân hàng đã yêu cầu các NHTM đồng thuận giảm lãi suất huy động vốn bằng VND để góp phần thực hiện hạ mặt bằng lãi suất của thị trƣờng theo Nghị quyết 23/NQ – CP ngày 7/5/2010 của Chính phủ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất trong nền kinh tế tiếp cận đƣợc với vốn của khu vực ngân hàng khi mà tăng trƣởng tín dụng có xu hƣớng giảm hoặc tăng nhẹ trong những tháng đầu năm. Và nhƣ vậy là sau khi tăng dần từ đầu năm, đến tháng 7 lãi suất huy động VND đón đợt điều chỉnh giảm đầu tiên ở mức 11% – 11,2% cho các kỳ hạn và duy trì khá ổn định cho đến tháng 10.

Cho đến ngày 15/10/2010, trên bình diện tốc độ huy động vốn đã đƣợc cải thiện rất nhiều so với năm 2009 và trƣớc nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế trong bối cảnh lãi suất vay vốn ngày càng cao, dƣới sự hỗ trợ của NHNN và sự đồng thuận của các ngân hàng, lãi suất huy động một lần nữa đƣợc điều chỉnh xoay quanh mức 10,8% – 11%. Tuy nhiên, trƣớc sức ép của lạm phát vào những tháng cuối năm, tỷ lệ lãi suất huy động ở lần điều chỉnh giảm thứ hai đã ngay lập tức gia tăng sau khi NHNN thực hiện điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản lên 9%. Mặt bằng lãi suất huy động mới đƣợc thiết lập ở mức 12%, và tiếp tục có xu hƣớng gia tăng mạnh, có thời điểm giao động xoay quay mức 17% – 18% khi các NHTM chạy đua vƣợt trần lãi suất.

Trƣớc tình trạng leo thang khó có điểm dừng của lãi suất huy động dƣới nhiều hình thức, NHNN đã phải trực tiếp lên tiếng yêu cầu các ngân hàng giảm mặt bằng lãi suất huy động, bao gồm cả khoản chi khuyến mại dƣới mọi hình thức, sẽ không vƣợt quá 14%/năm. Nhƣ vậy, mặc dù đã cho phép các ngân hàng đƣợc áp dụng lãi suất thỏa thuận nhƣng trƣớc việc chạy đua lãi suất, NHNN đã phải can thiệp bằng biện pháp hành chính. Mặt bằng lãi suất huy động trung bình một số thời điểm năm 2010 nhƣ sau:

Bảng 2.4: Lãi suất huy động VND một số kỳ hạn tại một số thời điểm năm 2010

Đơn vị: % Ngày 1 tháng 2 tháng 3 tháng 6 tháng 9 tháng 12 tháng 18 tháng 24 tháng 36 tháng 31/12/09 10,29 10,289 10,35 10,37 10,36 10,37 10,367 10,387 10,38 26/6/10 11,19 11,28 11,38 11,468 11,47 11,51 11,29 11,32 11,32 31/12/10 13,68 13,69 13,65 13,34 13,05 13,38 12,32 12,34 12,35

Nguồn: ngân hàng Nhà nước

Lãi suất cho vay tuy đã có sự điều chỉnh giảm ở một số lĩnh vực, ngành nghề, nhƣng nhìn chung vẫn ở mức cao. Lãi suất cho vay trong năm 2010 thể hiện hai điểm nóng là trong những tháng đầu năm (trƣớc và sau khi thực hiện lãi suất thỏa thuận theo Thông tƣ số 07/2010/TT-NHNN) và hai tháng cuối năm thì lãi suất cho vay ở mức khá cao (khoảng 14,5% – 18%).

Hình 2.1: Biểu đồ diễn biến lãi suất vay và lãi suất thực vay ngắn hạn, dài hạn năm 2010

Nguồn: Tạp chí Tài chính [9, tr.47]

Các tháng giữa năm, bắt đầu từ tháng 5/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị Quyết 23 ngày 7/5/2010 chỉ đạo NHNN có biện pháp phù hợp để khẩn trƣơng hạ lãi suất huy động xuống khoảng 10%, lãi suất cho vay khoảng 12% và điều hành tỷ giá ở mức hợp lý. Tăng tính thanh khoản cho nền kinh tế thông qua việc tăng tổng phƣơng tiện thanh toán và tổng dƣ nợ tín dụng. Để thực hiện nhiệm vụ này, NHNN đã tích cực hỗ trợ vốn cho các NHTM thông qua hoạt động của thị trƣờng mở và thị trƣờng liên ngân hàng nên mặt bằng

lãi suất cho vay VND có xu hƣớng giảm dần (giảm khoảng 1%), một số đối tƣợng và ngành nghề kinh doanh có mức giảm lớn hơn (giảm 2% - 2,5%) nhƣ: các khoản vay để sản xuất nông – lâm – ngƣ nghiệp, doanh nghiệp xuất khẩu, chi phí sản xuất của doanh nghiệp nhỏ và vừa,... Tuy nhiên, trƣớc những diễn biến không thuận lợi của kinh tế vĩ mô, mặt bằng lãi suất đã tăng cao trở lại trong hai tháng cuối năm, các NHTM quy định lãi suất huy động giao động trong khoảng 13,5% – 18,5%.

Bƣớc sang năm 2011, NHNN đã thực hiện mạnh mẽ các biện pháp điều hành nhằm kiểm soát tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ đối với lĩnh vực phi sản xuất dƣới 20% và điều chỉnh cơ cấu tín dụng theo hƣớng tập trung vốn cho sản xuất, giảm tỷ trọng dƣ nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất xuống 16%. Nhờ đó, đến cuối năm 2011, các mức lãi suất trên thị trƣờng đã đƣợc điều chỉnh phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và chỉ đạo của Chính phủ.

Việc tăng cƣờng thanh tra, giám sát và xử lý nghiêm những trƣờng hợp vi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của chính sách lãi suất đối với hoạt động của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hà tĩnh (Trang 57 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)