Nhóm giải pháp dài hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của chính sách lãi suất đối với hoạt động của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hà tĩnh (Trang 129 - 133)

Để có một chính sách lãi suất ổn định và mang tính dài hạn, việc duy trì một mức lãi suất hợp lý vừa đảm bảo kích thích tăng trƣởng kinh tế, vừa duy trì một mức lạm phát mục tiêu là vô cùng cần thiết. Mức lãi suất thông thƣờng trong nền kinh tế thƣờng đƣợc khuyến nghị tuân theo bất phƣơng trình:

Mức lạm phát < Lãi tiền gửi < Lãi cho vay < Lợi nhuận bình quân xã hội trong cùng kỳ hạn lãi suất

Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế đầy biến động nhƣ hiện nay, việc giữ cho lãi suất thỏa mãn bất phƣơng trình trên đòi hỏi nhiều giải pháp đồng bộ trong dài hạn.

3.2.2.1. Cần có sự phối hợp đồng bộ giữa chính sách lãi suất và các chính sách kinh tế vĩ mô khác

Hiện nay, việc thực hiện chính sách lãi suất nói riêng, chính sách tiền tệ nói chung còn tồn tại nhiều mâu thuẫn và thiếu đồng bộ với chính sách tài khóa gây cản trở lớn cho việc thực hiện mục tiêu chung của chính sách kinh tế vĩ mô là thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế và kiềm chế làm phát. Tình trạng chính sách lãi suất thì thắt chặt trong khi chính sách tài khóa lại nới lỏng nhƣ đã từng xảy ra không những làm giảm hiệu quả công tác điều hành mà thậm chí còn gây nên những hiệu ứng tiêu cực đối với nền kinh tế. Các giải pháp thực thi chính sách tài khóa nếu đƣợc cân nhắc và phối hợp với chính sách tiền tệ nói chung, chính sách lãi suất nói riêng thì các mục tiêu chính sách tài khóa đạt đƣợc sẽ là bƣớc đệm tạo điều kiện hỗ trợ tích cức cho việc thực thi chính sách lãi suất.

Thứ nhất, thu, chi ngân sách và tín dụng nhà nƣớc phải gắn chặt với nguyên tắc giữ ổn định tiền tệ NHNN.

Thứ hai, thiết lập mối quan hệ thƣờng xuyên, liên tục trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ, chính sách lãi suất và chính sách tài

khóa giữa Bộ Tài chính và NHNN. Các thông tin phải đƣợc cung cấp, trao đổi chính xác, kịp thời để đƣa ra chính sách linh hoạt, đồng bộ, hiệu quả.

Thứ ba, tiến hành sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật về NSNN và NHNN theo hƣớng đảm bảo tính độc lập của từng chính sách.

3.2.2.2. Hoàn thiện những điều kiện cơ bản để hướng tới chính sách lạm phát mục tiêu trong dài hạn

Để đảm bảo chính sách lãi suất ổn định mang tính dài hạn, chính sách lạm phát mục tiêu đang trở thành xu hƣớng lựa chọn hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới. Chính sách lạm phát mục tiêu đƣợc định nghĩa là “một khung cơ bản cho chính sách tiền tệ mà trong đó NHTW công khai công bố chỉ số lạm phát trong dài hạn (mục tiêu đã đƣợc lƣợng hóa) và cam kết sẽ duy trì mục tiêu này để nhằm đạt đƣợc mục tiêu tăng trƣởng kinh tế ổn định và tỷ lệ thất nghiệp thấp”.

Hiện nay, ở nƣớc ta NHTW mới có khả năng điều tiết nền kinh tế theo mức độ cung tiền, do vậy tất cả các công cụ chính sách lãi suất mà NHNN đƣa ra chƣa đem lại hiệu quả tối ƣu nhất, cũng nhƣ chƣa phát huy đƣợc chính xác vai trò của mình. Để đẩy nhanh tiến trình NHNN điều tiết nền kinh tế theo chính sách lạm phát mục tiêu cần thực hiện các bƣớc nhƣ sau:

Thứ nhất, từng bƣớc xây dựng tính độc lập cho NHNN, đặc biệt là tính độc lập về mặt chức năng. Đây là điều kiện tiên quyết cho sự thành công của chính sách lạm phát mục tiêu vì sự độc lập của NHNN đảm bảo thực hiện một CSTT đơn mục tiêu và tính công khai minh bạch trong mọi hoạt động.

Thứ hai, nâng cao độ tin cậy của NHNN đối với các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế. Để thực hiện điều này, cần phải đƣa ra một khung giá trị cho mục tiêu lạm phát thay vì một giá trị nhƣ hiện nay, nhƣ thế sẽ tăng tính linh hoạt cho NHNN.

Thứ ba, cần phải tiếp tục “đảm bảo mức độ tăng trƣởng cho nền kinh tế”, bằng cách tiếp tục cung ứng vốn, cấp tín dụng, tăng năng suất lao động để kích thích cung tăng lên đáp ứng đƣợc cầu. Từ đó, vừa tạo ra cơ sở để kiểm soát lạm phát trong những năm tới, vừa tạo tiềm lực, sự tự chủ cho nền kinh tế trong nƣớc.

3.2.2.3. Tăng cường tính linh hoạt cho công cụ lãi suất

Thứ nhất, NHNN nên tiến dần đến việc tự do hóa lãi suất. Trong những năm vừa qua, khủng hoảng kinh tế trầm trọng, lãi suất biến động mạnh mẽ, công tác quản lý lãi suất trở nên cấp bách. NHNN phải ràng buộc các NHTM bằng việc áp trần lãi suất. Tuy nhiên, cơ chế này đang dần bộc lộ nhiều khiếm khuyết, và làm cho thị trƣờng tiền tệ méo mó, không phản ánh đƣợc cung cầu thị trƣờng. Vì vậy, tiến trình gõ bỏ trần lãi suất, tiến đến tự do hóa lãi suất là vấn đề cần thiết và đang đƣợc quan tâm hiện nay.

Thứ hai, NHNN nên từng bƣớc đƣa lãi suất tái chiết khấu làm cơ sở hình thành lãi suất thị trƣờng. Hiện nay, NHNN luôn chủ động điều chỉnh hợp lý các loại lãi suất có tác động đến thị trƣờng nhƣ: lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm giữa các NHTM, lãi suất thị trƣờng mở, lãi suất thị trƣờng liên ngân hàng. Nếu thị trƣờng tiền tệ phát triển, thì chỉ cần công bố lãi suất tái chiết khấu làm cơ sở hình thành lãi suất thị trƣờng, tuy nhiên, điều này đòi hỏi NHNN phải hoàn thiện quy chế hoạt động của thị trƣờng tiền tệ và thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa lãi suất tiền gửi và cho vay với lãi suất tái chiết khấu. Khi lãi suất tái chiết khấu giảm xuống, NHTM vay vốn từ NHNN ít tốn kém hơn nên có khuynh hƣớng giảm lãi suất cho vay, kéo theo lãi suất huy động cũng giảm.

3.2.2.4. Nâng cao hiệu quả của công cụ dự trữ bắt buộc

Trong những năm gần đây, dự trữ bắt buộc liên tục đƣợc điều chỉnh theo hƣớng giảm dàn trên cả tài khoản nội và ngoại tệ, giúp giảm chi phí kinh

doanh cho hệ thống NHTM, tạo điều kiện thu hút ngoại tệ trong dân vào hệ thống ngân hàng. Việc giảm dự trữ bắt buộc bằng VND nên đƣợc tiếp tục thực hiện để các NHTM có thể giải pháp và tối đa hóa hiệu quả sử dụng nguồn vốn khả dụng của mình, hơn nữa, khả năng thanh toán của các NHTM đã phần nào đƣợc đảm bảo an toàn trên cơ sở thực hiện chính sách bảo hiểm tiền gửi bắt buộc đối với tiền gửi có kỳ hạn bằng VND.

NHNN nên cho phép các NHTM duy trì một phần tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng giấy tờ có giá có uy tín và thanh khoản cao nhƣ tín phiếu NHNN, tín phiếu kho bạc hoặc trái phiếu Chính phủ. Điều này không những phù hợp với thông lệ quốc tế, giúp NHTM giảm chi phí kinh doanh mà còn tăng cung, cầu các loại giấy tờ có giá trên thị trƣởng mở.

Bên cạnh đó, NHNN cũng cần điều chỉnh đối với phƣơng pháp quản lý dự trữ bắt buộc theo hƣớng cải tiến hệ thống thông tin báo cáo để có thể xác định chính xác hơn tổng dự trữ của các TCTD phân tán tại chi nhánh NHNN các tỉnh vào từng thời điểm, lấy đó làm căn cứ kiểm soát, tính toán lƣợng dự trữ bắt buộc định kỳ, duy trì tiếp tục khoảng cách thích hợp giữa tỷ lệ dự trữ bắt buộc của tiền gửi nội tệ và ngoại tệ, vừa đảm bảo hạn chế tình trạng Đô la hóa.

3.2.2.5. Tăng cường hoạt động nghiệp vụ thị trường mở

Trên lý thuyết và thực tế, nghiệp vụ thị trƣờng mở luôn thể hiện là công cụ có nhiều ƣu thế, đặc biệt, đây là công cụ co thế mạnh mà NHTW có thể sử dụng để đảo ngƣợc tình thế. Để tăng thêm phƣơng tiện cho việc thực thi chính sách lãi suất của mình, NHNN cần có những biện pháp tích cực, tập trung giải quyết một số vấn đề nhằm tăng cƣờng hoạt động nghiệp vụ thị trƣởng mở nhƣ sau:

Thứ nhất, NHNN cần đa dạng hóa danh mục chứng từ có giá trong các giao dịch nghiệp vụ thị trƣờng mở của NHNN.

Thứ hai, số lƣợng thành viên thƣờng xuyên tham gia vào giao dịch nghiệp vụ thị trƣờng mở cần đƣợc tăng cƣờng.

Thứ ba, NHNN nên tăng cƣờng tần suất phiên giao dịch, đa dạng hóa kỳ hạn giao dịch và rút ngắn thời gian xử lý giao dịch, nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của chính sách lãi suất đối với hoạt động của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hà tĩnh (Trang 129 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)