Định hƣớng phát triển và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Trách

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiệu quả sử dụng vốn của công ty TNHH phát triển nhà Viettel - HANCIC (Trang 87 - 91)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.1. Định hƣớng phát triển và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Trách

Trách nhiệm hữu hạn Phát triển nhà Viettel – Hancic đến năm 2020

4.1.1. Tương lai của ngành Bất động sản Việt Nam trong bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay hội hiện nay

Báo cáo của Công ty Savills Việt Nam đánh giá, trong 20 năm qua Việt Nam đã đạt đƣợc tăng trƣởng kinh tế ấn tƣợng, từ một nƣớc nghèo trở thành nƣớc có thu nhập trung bình và sẽ vƣợt qua hầu hết các nƣớc Châu Á khác trong tƣơng lai. Việt Nam đang trở thành tâm điểm của đầu tƣ nƣớc ngoài với tổng vốn đầu tƣ đăng ký lên đến 70 tỷ USD trong năm 2008 và là một trong 10 quốc gia nhận kiều hối nhiều nhất trên thế giới.

Tính riêng trong năm 2014, kiều hối gửi về Việt Nam khoảng 12,5 tỷ USD, trong đó lĩnh vực bất động sản chiếm đến 17%-20%.

Các chuyên gia của Savills Việt Nam cho rằng, trong 5 năm tới, bất động sản Việt Nam sẽ có bƣớc phát triển mạnh dựa vào sự tăng trƣởng nền kinh tế vĩ mô, sự gia tăng tầng lớp trung lƣu cũng nhƣ sự đa dạng về nguồn cung, cầu…

Thị trƣờng bất động sản năm 2014 đã có tín hiệu hồi phục tích cực về thanh khoản và giá đã có xu hƣớng tăng nhẹ ở một số phân khúc. Trong năm 2015, kỳ vọng thị trƣờng BĐS sẽ còn tích cực hơn dựa trên một số yếu tố chính:

- Thông tƣ 32/2014/TT-NHNN ban hành ngày 18/1/2014 có hiệu lực từ 25/11 đã “nới lỏng” điều kiện đƣợc vay vốn gói 30.000 tỷ, giúp cho phân khúc nhà ở giá thấp đƣợc hƣởng lợi rất nhiều. Mở rộng các điều kiện gói hỗ trợ cho vay 30.000 tỷ đồng nhƣ: tổng giá trị hợp đồng mua bán (kể cả nhà và đất) không vƣợt quá 1,05 tỷ đồng; thêm nhiều đối tƣợng đƣợc tiếp cận với gọi hỗ trợ này và thời hạn vay đƣợc tăng lên 15 năm thay vì 10 năm năm nhƣ trƣớc đây. Với điều kiện đối tƣợng cho vay đƣợc mở rộng, cùng với thời hạn cho vay và không chế trên giá trị

- Thông tƣ 36/2014 của Ngân hàng Nhà nƣớc ban hành, có hiệu lực từ ngày 1/2/2015 đƣợc đánh giá là tín hiệu tích cực, khi Ngân hàng nhà nƣớc đã phát đi thông điệp mở rộng tăng trƣởng tín dụng, nhất là đối với lĩnh vực bất động sản, khi giảm hệ số rủi ro với các khoản cho vay kinh doanh BĐS từ 250% xuống 150% và tăng tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn lên gấp đôi, từ 30% lên 60%. Đây đƣơc xem là nhân tố tích cực tác động đến thị trƣờng BĐS, khi tín dụng đối với lĩnh vực này vốn dĩ đƣợc Ngân hàng nhà nƣớc kiểm soát chặt chẽ trong thời gian trƣớc đây.

- Luật kinh doanh BĐS và Luật nhà ở sửa đổi bắt đầu có hiệu lực từ 1/07/2015 sẽ tạo điều kiện cho ngƣời nƣớc ngoài sở hữu BĐS dễ dàng hơn so với hiện tại;

- Tăng trƣởng tín dụng cho BĐS sẽ vẫn tiếp tục tăng trong năm 2015: Nhìn chung, kỳ vọng lạm phát đang ở mức rất thấp là cơ sở vững chắc cho việc giảm lãi suất cho vay trong các trong thời gian tới. Do vậy,việc lãi suất giảm sẽ giúp cho tín dụng cải thiện đáng kể trong thời gian tới. Nhu cầu mua BĐS sẽ tăng trở lại khi lãi suất về giảm về mức thấp nhất trong đó, phân khúc xã hội, thu nhập thấp và hạng trung sẽ đạt đƣợc mức hấp dẫn.

- Thêm nhiều ngân hàng đƣợc tham gia tài trợ cho vay gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng: Theo thông báo mới nhất của Ngân hàng Nhà nƣớc sẽ có thêm 10 ngân hàng đƣợc tham gia cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02 của Chính phủ, nâng tổng số ngân hàng đƣợc phép cho vay lên 15 ngân hàng. Đây đƣợc xem là những giải pháp quan trọng và kịp thời để đẩy nhanh tiến độ giải ngân gói hỗ trợ của chính phủ trong năm 2015.

- Lƣợng vốn FDI kỳ vọng sẽ đƣợc giải ngân cho thị trƣờng BĐS, khi luật kinh doanh khuyến khích đầu tƣ nhiều hơn. Ngoài việc Luật kinh doanh BĐS và Luật nhà ở mới hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài thu hút đƣợc nguồn vốn từ nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Trong năm 2015, với triển vọng nhiều hiệp định thƣơng mại lớn sẽ đƣợc ký kết nhƣ TPP; FTA … thì nhu cầu thuê mới, mở rộng nhà xƣởng tại các khu công nghiệp, đầu tƣ BĐS sẽ càng có cơ hội phát triển hơn nữa.

- Chính sách cho cơ sở hạ tầng đang theo hƣớng phát triển đồng bộ: Việc kết nối hạ tầng đồng bộ ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đang tạo sức hút cho các dự án bất động sản.

- Sự chuyển hƣớng dòng tiền của các kênh đầu tƣ: Kênh đầu tƣ: Vàng – dự kiến giữ ở mức ổn định, Ngoại tệ - duy trì ổn định, biến động ở mức thấp, dự kiến chỉ 2% trong năm 2015 do lƣợng vốn FDI vào Việt Nam dự kiến vẫn sẽ khá lớn khi Việt Nam đang đƣợc đánh giá là một trong những nƣớc có môi trƣờng đầu tƣ hấp dẫn. Lãi suất tiền gửi sẽ duy trì mức thấp khoảng 5 – 6%/năm khiến nhà đầu tƣ quay trở lại các kênh đầu tƣ rủi ro nhƣ Chứng khoán và Bất động sản, trong bối cảnh nền kinh tế đang có nhiều tín hiệu hồi phục trở lại.

4.1.2. Định hướng phát triển của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát triển nhà Viettel – Hancic đến năm 2020 Viettel – Hancic đến năm 2020

Theo chiến lƣợc phát triển đến năm 2015 và định hƣớng đến năm 2020 thì mục tiêu tổng quát của Viettel – Hancic đề ra là: Tái cơ cấu tổ chức quản lý, tái cơ cấu ngành nghề kinh doanh, tìm kiếm các dự án khả thi để đầu tƣ. Phấn đấu đạt mức tăng trƣởng doanh thu bình quân trong giai đoạn tới đạt 20% - 30% (so với năm 2013).

Hòa chung với định hƣớng phát triển trên để đạt đƣợc mức tăng trƣởng đề ra Viettel - Hancic đã có những định hƣớng đƣợc hoạch định cụ thể nhƣ sau:

- Nỗ lực hoàn thiện và ngày càng khẳng định thƣơng hiệu của mình trong lĩnh vực đầu tƣ, kinh doanh bất động sản. Sử dụng lợi thế, nguồn lực và kinh nghiệm để mở rộng đầu tƣ vào các dự án với các tiêu chí :

 Tập trung vào Trung tâm thƣơng mại, văn phòng, nhà ở, căn hộ

 Nhắm đến thị trƣờng khách hàng trung cao cấp

 Đầu tƣ và phát triển các dự án BĐS có thể mang lại tỷ suất thu hồi nội bộ thực tế IRR cao

- Chú trọng công tác đào tạo và phát triển đội ngũ Cán bộ công nhân viên. Luôn xem đây là nguồn lực có tính chất quyết định trong suốt quá trình phát triển của Công ty. Các giải pháp về đổi mới cơ cấu tổ chức và ứng dụng khoa học công

nghiệp trong hoạt động điều hành và sản xuất kinh doanh tại công ty đƣợc đề cao và chú trọng.

- Tăng cƣờng quan hệ hợp tác, liên doanh, liên kết với các đối tác mạnh và tập đoàn kinh tế để nâng cao vị thế của doanh nghiệp.

- Tập trung mọi nguồn lực nâng cao chất lƣợng công trình, xây dựng một môi trƣờng làm việc chuyên nghiệp, đề cao giá trị văn hoá doanh nghiệp.

- Duy trì và khẳng định thƣơng hiệu Công ty trên thị trƣờng bằng việc hoàn thành các dự án đầu tƣ; các công trình thi công xây lắp “An toàn, chất lƣợng, hiệu quả và đúng tiến độ”.

- Chuyên nghiệp hóa các hoạt động quản lý tòa nhà. Phấn đấu trong tƣơng lai sẽ phát triển mảng quản lý tòa nhà song song với hoạt động đầu tƣ, kinh doanh Bất động sản.

4.1.3. Định hướng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát triển nhà Viettel – Hancic đến năm 2020 hạn Phát triển nhà Viettel – Hancic đến năm 2020

Để thực hiện tốt việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, Công ty TNHH Phát triển nhà Viettel – Hancic đã xây dựng định hƣớng nhƣ sau:

- Tìm kiếm dự án có tính khả thi.

- Lập kế hoạch huy động, sử dụng và bố trí cơ cấu vốn một cách hợp lý. - Định hƣớng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định:

 Đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định:

 Lựa chọn phƣơng pháp tính khấu hao và xác định mức khấu hao hợp lý:

 Kiểm tra tài chính đối với hiệu quả sử dụng vốn cố định:

 Sử dụng quỹ khấu hao hợp lý

 Các biện pháp khác để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định nhƣ: kịp thời thanh xử lý những máy móc thiết bị lạc hậu, mất giá, giải phóng những máy móc thiết bị không cần dùng, mua bảo hiểm tài sản để đề phòng những rủi ro ...

- Định hƣớng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động:

 Thƣờng xuyên phân tích tình hình sử dụng vốn lƣu động:

- Tổ chức tốt quá trình sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm; có biện pháp phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận sản xuất, không ngừng nâng cao năng suất lao động nhằm sản xuất kinh doanh nhiều mặt hàng có chất lƣợng cao, giá thành hạ tiết kiệm nguyên vật liệu, mở rộng thị trƣờng tiêu thụ, từ đó tăng khối lƣợng sản phẩm tiêu thụ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro, bảo toàn vốn bằng cách mua bảo hiểm và lập quỹ dự phòng tài chính.

- Tăng cƣờng phát huy vai trò của tài chính doanh nghiệp trong việc quản lý và sử dụng vốn.

- Đào tạo và đào tạo lại cán bộ để nâng cao trình độ tay nghề cho họ. Thực hiện tốt biện pháp này, doanh nghiệp sẽ có một đội ngũ lao động có trình độ tay nghề cao biết cách tổ chức, quản lý và sử dụng có hiệu quả đồng vốn mà doanh nghiệp bỏ ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiệu quả sử dụng vốn của công ty TNHH phát triển nhà Viettel - HANCIC (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)