Sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động và sử dụng vốn tại công ty lâm nghiệp và dịch vụ hương sơn tỉnh hà tĩnh (Trang 33 - 43)

1.3.1. Sử dụng vốn trong doanh nghiệp

Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế thực hiện các hoạt động kinh doanh nhằm đạt đƣợc mục tiêu của mình, đó là tối đa hoá lợi nhuận. Để đạt đƣợc mục tiêu trên, một trong những yêu cầu đặt ra đối với các doanh nghiệp là phải xây dựng một kế hoạch sử dụng vốn khoa học và thực hiện nó. Muốn vậy, doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một danh mục ngành nghề hợp lý để phát huy tối đa những lợi thế riêng có, trong đó phải chỉ ra ngành nghề chính, ngành nghề mũi nhọn, ngành nghề phụ, ngành nghề bổ trợ để làm cơ sở tiến hành đầu tƣ sản xuất kinh doanh. Việc sử dụng vốn trong doanh nghiệp phải đƣợc thực hiện trên cơ sở kế hoạch đƣợc thiết lập, từ đó mà phân bổ vốn theo các tiêu chí sau đây:

1.3.1.1. Phân bổ vốn hợp lý theo ngành nghề và tiến độ đầu tư

Trên cơ sở danh mục ngành nghề đã lựa chọn, doanh nghiệp xây dựng kế hoạch phân bổ vốn để đầu tƣ. Kế hoạch phân bổ vốn cần xác định đƣợc việc phân bổ nguồn vốn đã huy động đƣợc nhƣ thế nào, theo thứ tự nào, ngành nghề nào đầu tƣ trƣớc, ngành nghề nào đầu tƣ sau để khai thác tốt nhất lợi thế và đảm bảo tính kế thừa, tính bổ trợ giữa các ngành nghề. Theo đó, những dự án có lợi thế về điều kiện sản xuất kinh doanh, nhanh chóng thu hồi vốn hay có tác dụng bổ trợ, là tiền đề để triển khai các ngành nghề, các dự án khác sẽ đƣợc ƣu tiên đầu tƣ trƣớc.

1.3.1.2. Bố trí cơ cấu hợp lý từng nguồn vốn trong các ngành nghề

Cơ cấu bố trí nguồn vốn đã và đang huy động đƣợc cho từng ngành nghề, cho từng dự án đầu tƣ sản xuất kinh doanh cụ thể để sử dụng để tiết kiệm vốn, hiệu quả. Theo đó, những ngành nghề, dự án mà doanh nghiệp có nhiều lợi thế về nguyên, nhiên, vật liệu, lao động và tài sản cố định, kinh nghiệm quản lý, trình độ tay nghề của ngƣời lao động... đầu tƣ ít rủi ro thì cơ

cấu vốn chủ sở hữu và vốn tín dụng sẽ cao và ngƣợc lại, những dự án mà doanh nghiệp ít có lợi thế thì nguồn vốn chủ yếu là thông qua liên doanh, liên kết hoặc sử dụng vốn huy động đƣợc thông qua các kênh khác từ bên ngoài.

1.3.1.3. Sử dụng vốn hợp lý về cơ cấu vốn cố định và vốn lưu động

Sử dụng vốn trong doanh nghiệp phải tính đến tỷ lệ phân bổ vốn cho vốn cố định và vốn lƣu động. Chỉ khi phân bổ để tạo ra một cơ cấu hợp lý giữa vốn cố định và vốn lƣu động thì mới giúp cho sử dụng vốn hiệu quả.

Tài sản cố định đã đầu tƣ chỉ phát huy hiệu quả khi đƣợc huy động vào sản xuất kinh doanh phù hợp với công suất và tình trạng kỹ thuật nghĩa là phải có ngƣời lao động có tay nghề, nguồn nguyên nhiên vật liệu đầy đủ, đƣợc bảo trì, bảo dƣỡng thƣờng xuyên. Ngƣợc lại, vốn lƣu động chỉ phát huy hiệu quả cao khi đƣợc chu chuyển nhanh trong quá trình vận hành của tài sản cố định.

1.3.2. Hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp

Để đạt đƣợc mục tiêu của mình, doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đƣợc biểu hiện trong mối quan hệ giữa lợi ích thu đƣợc và chi phí bỏ ra. Xét về mặt định lƣợng, doanh nghiệp có đƣợc hiệu quả hoạt động kinh doanh khi kết quả đầu ra lớn hơn chi phí đầu vào, chênh lệch này càng lớn thì hiệu quả kinh doanh càng cao và ngƣợc lại. Để tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp có thể sử dụng những biện pháp nhƣ: giảm đầu vào, đầu ra không đổi; hoặc giữ đầu vào không đổi, tăng đầu ra; hoặc giảm đầu vào, tăng đầu ra...

Doanh nghiệp tổ chức sử dụng các nguồn lực đầu vào hợp lý, tiết kiệm, tránh các lãng phí, những tổn thất có thể có, nhằm tăng cƣờng giá trị đầu ra. Tuy nhiên, khi giảm đầu vào, trong nhiều trƣờng hợp sẽ làm giảm giá trị đầu ra và có thể làm cho hiệu quả giảm xuống. Vì thế, các doanh nghiệp không những không giảm mà còn phải tăng chất lƣợng đầu vào lên nhƣ: sử dụng nguyên vật liệu tốt hơn, lao động có trình độ tay nghề cao hơn, máy móc thiết

bị, công nghệ hiện đại hơn, tổ chức quản lý sản xuất, quản lý tài chính khoa học sẽ tiết kiệm đƣợc chi phí, hạ giá thành nhƣng vẫn tạo ra sản phẩm với số lƣợng, chất lƣợng cao.

Nhƣ vậy, để nâng cao hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp cần thƣờng xuyên đổi mới kỹ thuật, công nghệ sản xuất, ứng dụng các thành tựu tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, không ngừng hoàn thiện và nâng cao trình độ tổ chức sản xuất, tổ chức lao động nhằm làm cho giá trị đầu ra ngày càng tăng lên, đồng thời doanh nghiệp còn nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trƣờng.

Hiệu quả sử dụng vốn là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi tối đa với chi phí thấp nhất. Hiệu quả sử dụng vốn là một mặt của hiệu quả hoạt động kinh doanh vì vốn chỉ là một trong rất nhiều yếu tố của quá trình kinh doanh, nhƣng hiệu quả hoạt động kinh doanh phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả sử dụng vốn. Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp phản ánh mối quan hệ giữa lợi ích thu đƣợc khi sử dụng vốn và chi phí bỏ ra để sử dụng vốn. Đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn, trƣớc hết phải bảo toàn đƣợc vốn và góp phần đạt đƣợc mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp, đáp ứng đƣợc lợi ích của các nhà đầu tƣ. Đồng thời, hiệu quả sử dụng vốn thu đƣợc phải gắn với việc giải quyết yêu cầu và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, kết quả tạo ra do việc sử dụng vốn phải đáp ứng đƣợc lợi ích cục bộ của doanh nghiệp và lợi ích toàn xã hội.

Khi xem xét hiệu quả sử dụng vốn cần quan tâm đến cả hai mặt là: tối thiểu hoá số vốn và thời gian sử dụng. Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ quản lý, sử dụng vốn của doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đạt đƣợc lợi ích tối đa hoặc tối thiểu hoá số vốn và thời gian sử dụng vốn trong điều kiện nguồn lực xác định, phù hợp với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

Khi đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp thƣờng so sánh doanh thu với việc bỏ vốn vào kinh doanh; so sánh lợi nhuận đạt đƣợc trong kỳ với giá trị tài sản, doanh thu, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp để thấy đƣợc khả năng sinh lợi của đồng vốn. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp, cần phải xem xét một hệ thống các chỉ tiêu, bao gồm các chỉ tiêu tổng hợp là những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng của toàn bộ vốn và các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của từng loại vốn: vốn cố định, vốn lƣu động. Việc nghiên cứu các chỉ tiêu tổng hợp và các chỉ tiêu cho từng loại vốn giúp ta có cái nhìn tổng thể về tình hình sử dụng toàn bộ vốn cũng nhƣ tình hình sử dụng mỗi loại vốn nói riêng. Các chỉ tiêu đƣợc sử dụng trong quá trình đánh giá gồm:

1.3.2.1. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung

Hiệu suất sử dụng vốn

Hiệu suất sử dụng vốn

= Doanh thu thuần

(Vòng quay toàn bộ vốn) Vốn kinh doanh bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh vốn của doanh nghiệp trong kỳ quay đƣợc bao nhiêu vòng. Thông qua chỉ tiêu này có thể đánh giá đƣợc khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Vòng quay toàn bộ vốn càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao. Hiệu suất sử dụng vốn thay đổi không những phụ thuộc vào doanh thu hay hay giá trị tổng sản lƣợng tiêu thụ mà còn phụ thuộc vào sự tăng giảm của tổng số vốn bình quân.

Do vậy, muốn tăng hiệu suất sử dụng vốn không những phải tăng doanh thu hay giá trị sản lƣợng sản phẩm tiêu thụ mà còn phải tiết kiệm vốn. Có thể đánh giá hiệu suất sử dụng vốn của kỳ này với kỳ trƣớc hoặc với kế hoạch để thấy đƣợc xu hƣớng vận động của nó.

Tỷ suất sinh lợi của tài sản

Tỷ suất sinh lời

= Lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay của tài sản Giá trị bình quân của tài sản

Chỉ tiêu này còn gọi là mức doanh lợi trƣớc thuế và lãi vay của tổng vốn kinh doanh, phản ánh 1 đồng giá trị tài sản mà doanh nghiệp đã huy động vào sản xuất kinh doanh tạo ra bao đồng lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay.

Tổng số lợi nhuận phản ánh trên các báo cáo tài chính là một hình thức đo lƣờng, đánh giá thành tích của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tổng số lợi nhuận đƣợc tính bằng số tuyệt đối này chƣa đánh giá đúng đắn hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có số vốn lớn thƣờng có lợi nhuận lớn và ngƣợc lại. Vì thế, để đánh giá chất lƣợng sản xuất, kinh doanh, ngoài việc xem xét sự biến động tuyệt đối của lợi nhuận còn phải đánh giá bằng số tƣơng đối thông qua việc so sánh lợi nhuận với số vốn đƣợc sử dụng để sinh ra nó.

Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh

Tỷ suất lợi nhuận

= Lợi nhuận trƣớc (hoặc sau) thuế TNDN vốn kinh doanh Vốn kinh doanh bình quân

Chỉ tiêu này đo lƣờng mức độ sinh lợi của đồng vốn, phản ánh một đồng vốn kinh doanh tạo ra bao đồng lợi nhuận trƣớc (hoặc sau) thuế thu nhập doanh nghiệp. Trong thực tế, chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn kinh doanh đƣợc sử dụng nhiều hơn vì nó phản ánh số lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp, sau khi đã trả lãi vay và làm nghĩa vụ với Nhà nƣớc đƣợc sinh ra do sử dụng bình quân 1 đồng vốn kinh doanh. Từ các chỉ tiêu đã tính toán trên, chúng ta có thể suy ra:

Tỷ suất lợi nhuận sau

= Tỷ suất lợi nhuận sau x Vòng quay thuế vốn kinh doanh thuế trên doanh thu toàn bộ vốn Công thức trên đƣợc sử dụng để phân tích tài chính và gọi là phƣơng trình hoàn vốn (ROI). Có thể dùng ROI để tìm hiểu nguồn gốc sâu xa của tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn kinh doanh: 1 đồng vốn kinh doanh bình quân của kỳ kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế là do 2 nhân tố:

- Sử dụng 1 đồng vốn kinh doanh bình quân tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.

- Trong 1 đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu

Tỷ suất lợi nhuận

= Lợi nhuận sau thuế TNDN vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu bình quân

Chỉ tiêu này đánh giá mức độ tạo ra lợi nhuận sau thuế của vốn chủ sở hữu. Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận ròng cho các chủ sở hữu của doanh nghiệp. Chủ sở hữu doanh nghiệp rất quan tâm 1 đồng vốn mà họ bỏ vào kinh doanh mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Tổng số vốn của doanh nghiệp chủ yếu đƣợc hình thành từ hai nguồn: nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn huy động nợ, vì vậy kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng đƣợc chia làm hai phần. Trƣớc hết phải hoàn trả phần lãi vay, phần còn lại sẽ mang lại cho chủ sở hữu một khoản thu nhập. So với ngƣời cho vay, việc bỏ vốn vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của chủ sở hữu mang tính mạo hiểm hơn nhƣng lại có cơ hội mang lại lợi nhuận cao hơn. Vì vậy, ngoài chỉ tiêu đánh giá mức sinh lợi tổng vốn còn có chỉ tiêu đánh giá mức sinh lợi vốn chủ sở hữu.

1.3.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định

Hiệu suất sử dụng vốn cố định

Hiệu suất sử dụng

= Doanh thu thuần trong kỳ vốn cố định Vốn cố định bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này đo lƣờng vốn cố định sử dụng đạt hiệu quả nhƣ thế nào, hay trong kỳ cứ đầu tƣ trung bình 1 đồng vốn cố định thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Tuỳ thuộc vào mục đích đánh giá, trong một số trƣờng hợp, khi sử dụng chỉ tiêu này có thể so sánh quan hệ giữa doanh thu và giá trị

tài sản cố định bình quân. Khi đó, chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản cố định bình quân trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.

Hàm lƣợng vốn cố định

Hàm lƣợng

= Vốn cố định bình quân trong kỳ

vốn cố định Doanh thu thuần trong kỳ

Là đại lƣợng nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định, hàm lƣợng vốn cố định phản ánh để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần cần bao nhiêu đồng vốn cố định.

Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định

Tỷ suất lợi nhuận

= Lợi nhuận trƣớc (hoặc sau) thuế TNDN vốn cố định Vốn cố định bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn cố định: cứ một đồng vốn cố định bình quân trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trƣớc (hoặc sau) thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN).

1.3.2.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Số vòng quay vốn lƣu động

Số vòng quay

=

Tổng mức luân chuyển vốn LĐ trong kỳ

vốn lƣu động Vốn lƣu động bình quân trong kỳ Phản ánh số vòng quay vốn lƣu động đƣợc thực hiện trong một thời kỳ nhất định, thƣờng tính là một năm. Vòng quay vốn lƣu động càng lớn chứng tỏ vốn lƣu động luân chuyển càng nhanh và hiệu suất sử dụng vốn lƣu động của doanh nghiệp càng cao và ngƣợc lại.

Kỳ luân chuyển vốn lƣu động

Kỳ luân chuyển

= 360

Kỳ luân chuyển vốn lƣu động phản ánh số ngày để thực hiện 1 vòng quay vốn lƣu động. Vòng quay vốn lƣu động càng nhanh thì kỳ luân chuyển vốn càng đƣợc rút ngắn, chứng tỏ vốn lƣu động đƣợc sử dụng có hiệu quả.

Hiệu suất sử dụng vốn lƣu động

Hiệu suất sử dụng

= Doanh thu thuần

vốn lƣu động Vốn lƣu động bình quân trong kỳ Hiệu suất sử dụng vốn lƣu động phản ánh 1 đồng vốn lƣu động có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Số doanh thu tạo ra trên 1 đồng vốn lƣu động càng lớn thì hiệu suất sử dụng vốn lƣu động càng cao.

Hàm lƣợng vốn lƣu động

Hàm lƣợng

= Vốn lƣu động bình quân trong kỳ

vốn lƣu động Doanh thu thuần

Hàm lƣợng vốn lƣu động là chỉ tiêu nghịch đảo của hiệu suất sử dụng vốn lƣu động, phản ánh số vốn lƣu động cần có để đạt 1 đồng doanh thu. Hàm lƣợng vốn lƣu động nhỏ thì hiệu suất sử dụng vốn lƣu động cao.

Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Khả năng thanh toán

= Tài sản lƣu động và đầu tƣ ngắn hạn

nợ ngắn hạn Nợ ngắn hạn

Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lƣu động với nợ ngắn hạn - những khoản nợ phải thanh toán trong kỳ và doanh nghiệp phải dùng tài sản thực có của mình để thanh toán sau khi đã chuyển đổi bộ phận tài sản thành tiền. Thông thƣờng nếu chỉ tiêu này gần bằng 1 thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là bình thƣờng.

Khả năng thanh toán nhanh

thanh toán nhanh Nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán nhanh là thƣớc đo khả năng trả nợ ngay của doanh nghiệp trong kỳ, không dựa vào việc phải bán các loại vật tƣ, hàng hoá. Hệ số này quá nhỏ thì doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ vì vào lúc cần doanh nghiệp có thể phải bán các tài sản với giá thấp để trả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động và sử dụng vốn tại công ty lâm nghiệp và dịch vụ hương sơn tỉnh hà tĩnh (Trang 33 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)