Tình hình sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn của Công ty lâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động và sử dụng vốn tại công ty lâm nghiệp và dịch vụ hương sơn tỉnh hà tĩnh (Trang 67)

TY LÂM NGHIỆP VÀ DỊCH VỤ HƢƠNG SƠN

2.3.1. Tình hình sử dụng vốn

Việc phân bổ vốn có ý nghĩa rất quan trọng, là tiền đề để sử dụng vốn hiệu quả. Trải qua quá trình điều chỉnh cơ cấu sản xuất, Công ty đã xây dựng cho mình một danh mục ngành nghề trên cơ sở phát huy những lợi thế riêng có, trong đó lấy kinh doanh lâm nghiệp là chính, là ngành nghề mũi nhọn cùng với các ngành nghề khác để tiến hành đầu tƣ sản xuất kinh doanh, qua đó điều chỉnh phân bổ vốn theo hƣớng đầu tƣ cho ngành nghề mới và đầu tƣ chiều sâu cho sản xuất. Trong giai đoạn 2003 - 2006, Công ty đã đầu tƣ một số dự án để mở rộng sản xuất: đầu tƣ dây chuyền sản xuất mộc mỹ nghệ; dây chuyền sản xuất sản phẩm mây tre đan và xây dựng khách sạn, khu sinh thái để kinh doanh dịch vụ du lịch.

Tình hình sử dụng vốn của Công ty thời gian qua nhƣ sau;

2.3.1.1. Phân bổ vốn cho các lĩnh vực kinh doanh

Đến cuối năm 2006, tổng vốn mà Công ty đã huy động và phân bổ cho từng lĩnh vực kinh doanh đƣợc phản ánh tại Bảng 2.6.

Nhƣ vậy, đến cuối năm 2006, việc bố trí vốn của Công ty cho thấy, một số ngành nghề mới đầu tƣ nhƣ chế biến gỗ, sản xuất mộc mỹ nghệ và nhất là kinh doanh dịch vụ đã đƣợc ƣu tiên về vốn. Đây cũng là kết quả của quá trình điều chỉnh cơ cấu ngành nghề của Công ty. Thực tiễn kết

quả sản xuất kinh doanh của Công ty khẳng định việc phân bổ vốn nhƣ vậy trong chừng mực nhất định là hợp lý nhƣng với tiềm năng và lợi thế của mình thì chƣa đủ mạnh để có bƣớc đột phá, làm thay đổi cơ cấu sản xuất sang những ngành nghề mà Công ty có lợi thế.

Bảng 2.6. Tình hình phân bổ vốn cho các ngành nghề đến cuối 2006

Đơn vị tính giá trị: triệu đồng Lĩnh vực sản xuất kinh doanh Tổng cộng tài sản Vốn cố định Vốn lƣu động Cơ cấu (%) theo lĩnh vực Ng/giá TSCĐ Giá trị còn lại Tổng cộng 19.805 14.971 11.548 8.257 100,00 I. Sản xuất công nghiệp 9.902 5.486 3.823 6.079 50,00

1. Khai thác gỗ tròn 2.451 1.562 1.165 1.286 2. Chế biến gỗ tròn 4.288 1.994 1.567 2.721 3. Sản xuất mộc mỹ nghệ 2.304 1.276 646 1.658 4. Mây tre đan 859 654 445 414

II. Sản xuất lâm nghiệp 949 1.420 730 219 4,79

1. Trồng và chăm sóc rừng 405 544 257 148 3. Khoanh nuôi, bảo vệ

rừng

544 876 473 71

III. Kinh doanh dịch vụ 5.337 4.854 4.766 571 26,95

1. Khách sạn 4.540 4.211 4.123 417 2. Khu sinh thái 797 643 643 154

IV. Quản lý Công ty 3.617 3.211 2.229 1.388 18,26 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty lâm nghiệp và dịch vụ Hƣơng Sơn, tỉnh Hà Tĩnh các năm 2003, 2004, 2005, 2006)

Đầu tƣ chiều sâu và mở rộng sản xuất của Công ty thực hiện thông qua triển khai các dự án và tình hình đƣợc phản ánh tại Bảng 2.7.

Trong giai đoạn 2003 - 2006, đầu tƣ mở rộng sản xuất của Công ty đƣợc tập trung vào ba dự án nêu trên. Đây là một cố gắng của Công ty để mở rộng sản xuất và đầu tƣ chiều sâu. Có thể thấy rằng, quá trình triển khai một dự án mới, Công ty đã chú trọng đến hầu hết các khâu, từ đầu tƣ tài sản cố định cho đến đào tạo nhân lực và thực hiện các nỗ lực marketing. Trong đầu tƣ tài sản cố định đã giành một tỷ lệ tƣơng đối cho máy móc, thiết bị. Qua quá trình thực hiện đầu tƣ và đem vào vận hành, Công ty đã mở rộng sản xuất và góp phần giải quyết việc làm cho ngƣời lao động và điều quan trọng nhất là qua đó, Công ty đã tìm đƣợc hƣớng đi cho mình.

Bảng 2.7. Phân bổ vốn cho các dự án giai đoạn 2003 - 2006

Đơn vị tính: triệu đồng Tên các dự án đầu tƣ mới Tổng số Dây chuyền sản xuất mộc mỹ nghệ Dự án sản xuất sản phẩm mây tre đan Dự án dịch vụ khách sạn và Khu sinh thái Tổng vốn đầu tƣ 9.995 3.145 1.255 5.595 1. Đầu tƣ tài sản cố định 6.784 1.276 654 4.854 Trong đó: Máy móc, thiết bị 1.695 716 164 815 2. Bổ sung vốn lƣu động 2.643 1.658 414 571 3. Đào tạo nhân lực 325 124 66 135 4. Thực hiện marketing 243 87 121 35

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty lâm nghiệp và dịch vụ Hƣơng Sơn, tỉnh Hà Tĩnh các năm 2003, 2004, 2005, 2006)

Tuy nhiên, việc đầu tƣ mở rộng sản xuất trong mấy năm qua cũng cho thấy: quy mô đầu tƣ còn thấp cho nên chƣa tạo ra bƣớc nhảy quan trọng, có tính đột phá, nhất là đầu tƣ cho máy móc, thiết bị chƣa đƣợc chú trọng đúng mức; chƣa đầu tƣ thích đáng cho việc đào tạo nhân lực, xây dựng và khẳng định thƣơng hiệu của mình.

2.3.1.3. Phân bổ vốn cho tài sản cố định và vốn lưu động

Cùng với phân bổ vốn cho lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh, đầu tƣ mở rộng sản xuất, vấn đề phân bổ vốn cho tài sản cố định và vốn lƣu động cũng đã đƣợc Công ty quan tâm trong thời gian qua. Tỷ suất đầu tƣ vào tài sản cố định của Công ty tƣơng đối cao, đạt xấp xỉ 50%, trong đó cao nhất là năm 2003 ở mức 52,37% và thấp nhất là năm 2005 ở mức 37,36%.

Trong giai đoạn năm 2003 - 2006, tài sản lƣu động đã chiếm một tỷ lệ tƣơng đối thích hợp trong tổng tài sản của Công ty. Vốn lƣu động bình quân hàng năm cũng không ngừng tăng lên, từ 5.360 triệu đồng năm 2003 lên 8.697 triệu đồng năm 2006, bình quân chiếm từ 40 - 50% tổng vốn sản xuất, kinh doanh của Công ty. Đây là một tỷ suất tƣơng đối phù hợp với điều kiện kinh doanh của ngành lâm nghiệp nhƣng nói chung là tƣơng đối cao do đó phần nào chƣa đƣợc khai thác và sử dụng hiệu quả.

Chúng ta biết rằng, tài sản cố định là hình thái biểu hiện vật chất của vốn cố định và tính năng, tiêu chuẩn kỹ thuật của tài sản cố định là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng. Tình hình tài sản cố định phản ánh tại Bảng 2.8:

Bảng 2.8. Tình hình tài sản cố định Các chỉ tiêu chủ yếu Đơn vị tính Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tổng tài sản triệu đồng 12.808 15.605 18.779 23.641

2. Khấu hao luỹ kế triệu đồng 1.914 1.672 1.959 3.423 3. Giá trị còn lại triệu đồng 6.708 7.969 7.015 11.548 4. Tỷ suất đầu tƣ % 52,37 51,07 37,36 48,85 5. Hệ số hao mòn % 22,20 17,34 21,83 22,86

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty lâm nghiệp và dịch vụ Hƣơng Sơn, tỉnh Hà Tĩnh các năm 2003, 2004, 2005, 2006)

Trong giai đoạn 2003 - 2006, giá trị tài sản cố định của Công ty tăng tƣơng đối nhanh, từ 6.708 triệu đồng cuối năm 2003 lên 11.548 triệu đồng vào cuối năm 2004. Về nguyên giá của tài sản cố định, từ 8.622 triệu đồng năm 2003 lên 14.971 triệu đồng năm 2006. Hệ số hao mòn tài sản cố định của Công ty trong giai đoạn 2003 - 2006 trung bình ở mức 20%, tuy có sự thay đổi qua các năm nhƣng không nhiều. Hệ số này đã nói lên rằng, hầu hết các tài sản cố định của Công ty mới đƣợc đầu tƣ trong những năm gần đây và đầu tƣ bổ sung hàng năm.

Trải qua một quá trình chuyển đổi, tìm tòi để tìm hƣớng sản xuất, kinh doanh, Công ty đã thanh lý, nhƣợng bán hầu hết tài sản đƣợc hình thành từ thời bao cấp. Bởi vậy, hầu hết tài sản của Công ty đƣợc đầu tƣ từ sau khi chuyển đổi mô hình và tên gọi vào năm 1998.

2.3.2. Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty

2.3.2.1. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung

Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung của của Công ty trong giai đoạn 2003 - 2006 đƣợc phản ánh thông qua các chỉ tiêu tại Bảng 2.9

Căn cứ vào số liệu tính toán tại Bảng 2.9, ta thấy rằng hiệu suất sử dụng vốn của Công ty liên tục giảm xuống. Trong giai đoạn 2003 - 2006, vốn kinh doanh của Công ty, nhƣ đã phân tích ở trên đã đạt mức tăng trƣởng với mức độ cao, nhƣng doanh thu không những không tăng, thậm chí có những năm bị

sụt giảm nhƣ năm 2004 và năm 2005 và tăng nhẹ trở lại vào năm 2006 đã ảnh hƣởng đến hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh, làm cho hiệu suất sử dụng vốn có xu hƣớng sụt giảm. Nếu nhƣ năm 2003 đạt ở mức cao nhất, với 01 đồng vốn kinh doanh bình quân sử dụng tạo ra 1,22 đồng doanh thu thuần, thì đến năm 2004 chỉ tạo ra 0,91 đồng; 2005 tạo ra 0,70 đồng và năm 2006 là năm thấp nhất chỉ tạo ra 0,61 đồng.

Tuy rằng, một phần lý do của việc tổng vốn tăng lên là do đánh giá lại tài sản cố định và bổ sung vốn sự nghiệp để đầu tƣ phát triển rừng, nhƣng việc doanh thu bán hàng sụt giảm chứng tỏ vấn đề sử dụng vốn có mặt còn yếu.

Bảng 2.9. Các chỉ tiêu tổng hợp về hiệu quả sử dụng vốn

Các chỉ tiêu chủ yếu Đơn vị tính Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tổng nguồn vốn triệu đồng 12.808 15.605 18.779 23.641

1. Doanh thu thuần triệu đồng 13.716 12.939 12.087 13.006 2. Lợi nhuận trƣớc thuế triệu đồng 306 446 869 914 3. Lợi nhuận sau thuế triệu đồng 220 328 645 670 4. Vốn kinh doanh bình quân triệu đồng 11.260 14.207 17.192 21.210 5. Vốn chủ SH bình quân triệu đồng 11.113 12.894 15.651 18.839 6. Hiệu suất sử dụng vốn 1,218 0,911 0,703 0,613 7. Tỷ suất sinh lời của tài sản 0,027 0,031 0,051 0,043 8 Tỷ suất LN sau thuế/doanh thu 0,016 0,025 0,053 0,052 9. Tỷ suất LN sau thuế/ vốn KD 0,020 0,023 0,038 0,032

10. Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ SH 0,020 0,025 0,041 0,036

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty lâm nghiệp và dịch vụ Hƣơng Sơn, tỉnh Hà Tĩnh các năm 2003, 2004, 2005, 2006)

Tuy rằng, hiệu suất sử dụng vốn còn thấp và sụt giảm nhƣng hiệu quả sử dụng vốn nói chung của Công ty đã tăng lên biểu hiện ở các chỉ tiêu: tỷ

suất sinh lời của tài sản; tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu; tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh; tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu đều có xu hƣớng tăng lên, dấu hiệu tƣơng đối khả quan về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty.

Nếu nhƣ tỷ suất sinh lời của tài sản năm 2003 là 1 đồng tài sản bình quân tạo ra chỉ 0,027 đồng lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay thì đến năm 2005 với 1 đồng tài sản bình quân đã tạo ra 0,051 đồng lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay. Năm 2003, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu ở mức 1 đồng doanh thu thực hiện có 0,016 đồng lợi nhuận sau thuế, thì đến năm 2006 với 1 đồng doanh thu thực hiện đã mang lại 0,052 đồng lợi nhuận sau thuế, trong đó năm 2005 đạt mức cao nhất, 01 đồng doanh thu đã mang lại 0,053 đồng lợi nhuận sau thuế. Tƣơng tự nhƣ tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thì tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh cũng có xu hƣớng tăng lên. Nếu nhƣ năm 2003 cứ 1 đồng vốn kinh doanh bình quân chỉ mang lại 0,020 đồng lợi nhuận thì đến năm 2006 đã mang lại 0,032 đồng lợi nhuận sau thuế và đạt mức cao nhất là năm 2005 ở mức 0,038 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2003, với 1 đồng vốn chủ sở hữu bình quân chỉ mang lại 0,020 đồng lợi nhuận thì đến năm 2006 đã mang lại 0,036 đồng lợi nhuận sau thuế và đạt mức cao nhất là năm 2005 ở mức 0,041 đồng lợi nhuận sau thuế.

Xu hƣớng tăng lên của tỷ suất sinh lời của tài sản đã nói lên hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp đã có xu hƣớng tăng lên. Mặc dầu tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu của Công ty còn thấp, chƣa đạt bền vững từ 5% trở lên, nhƣng xu hƣớng vận động có nhiều dấu hiệu cho thấy hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty có xu hƣớng ngày càng hiệu quả.

2.3.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định, chúng ta xem xét các chỉ tiêu trong Bảng 2.10.

Qua bảng 2.10 ta thấy rằng, hiệu suất sử dụng vốn cố định trong các năm gần đây của Công ty có xu hƣớng giảm dần cả về hiệu suất sử dụng tài sản và vốn làm cho hàm lƣợng vốn cố định có xu hƣớng tăng lên. Năm 2003 với 1 đồng nguyên giá tài sản cố định bình quân tạo ra 1,7 đồng doanh thu thuần, giảm dần qua các năm và đến năm 2006 từ 1 đồng nguyên giá tài sản cố định chỉ còn tạo ra 1,09 đồng doanh thu thuần. Tƣơng tự nhƣ hiệu suất sử dụng tài sản cố định, năm 2003 với 1 đồng vốn cố định bình quân tạo ra 2,1 đồng doanh thu thuần, thì đến năm 2006 với 1 đồng vốn cố định bình quân chỉ còn tạo ra đƣơc 1,4 đồng doanh thu thuần và liên tục giảm qua các năm. Ngƣợc lại với hiệu suất sử dụng vốn cố định, hàm lƣợng vốn cố định cho chúng ta biết để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần cần sử dụng bình quân bao nhiêu đồng vốn cố định và theo đó hàm lƣợng vốn cố định đã tăng dần qua các năm. Nếu nhƣ năm 2003 để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần cần 0,48 đồng vốn cố định thì đến năm 2006 cần tới 0,71 đồng vốn cố định. Tất cả những điều nói trên phản ánh rằng hiệu suất sử dụng vốn cố định của Công ty đang có xu hƣớng giảm dần.

Bảng 2.10. Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định

Các chỉ tiêu chủ yếu Đơn vị tính Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1. Nguyên giá TSCĐ bình quân triệu đồng 8.217 9.132 9.308 11.973 2. Vốn cố định bình quân triệu đồng 6.532 7.339 7.492 9.282 3. Doanh thu thuần triệu đồng 13.716 12.939 12.087 13.006 4. Lợi nhuận trƣớc thuế triệu đồng 306 446 869 914 5. Lợi nhuận sau thuế triệu đồng 220 328 645 670 6. Hiệu suất sử dụng TSCĐ 1,67 1,42 1,30 1,09 7. Hiệu suất sử dụng vốn CĐ 2,10 1,76 1,61 1,40

8. Hàm lƣợng vốn CĐ 0,48 56,72 61,98 71,36 9. Tỷ suất LN trƣớc thuế vốn CĐ 0,047 0,061 0,116 0,098 10. Tỷ suất LN sau thuế vốn CĐ 0,034 0,045 0,086 0,072

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty lâm nghiệp và dịch vụ Hƣơng Sơn, tỉnh Hà Tĩnh các năm 2003, 2004, 2005, 2006)

Tuy nhiên, lợi nhuận mang lại do sử dụng vốn cố định biểu hiện ở tỷ suất lợi nhuận vốn cố định có xu hƣớng tăng lên, thể hiện: nếu nhƣ năm 2003 với 1 đồng vốn cố định bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra 0,047 đồng lợi nhuận trƣớc thuế và 0,034 đồng lợi nhuận sau thuế thì đến năm 2006 với 1 đồng vốn cố định bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra 0,099 đồng lợi nhuận trƣớc thuế và 0,072 đồng lợi nhuận sau thuế. Xu hƣớng tăng lên của tỷ suất lợi nhuận vốn cố định nói lên hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp đã đƣợc cải thiện dần.

2.3.2.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Hiệu quả sử dụng vốn lƣu động của Công ty thể hiện qua các chỉ tiêu trong Bảng 2.11 sau đây:

Bảng 2.11. Hiệu quả sử dụng vốn lƣu động

Các chỉ tiêu chủ yếu Đơn vị tính Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1. Doanh thu thuần triệu đồng 13.716 12.939 12.087 13.006 2. Vốn lƣu động bình quân triệu đồng 5.360 6.147 7.963 8.697 3. Tài sản LĐ và ĐT ngắn hạn triệu đồng 5.505 6.788 9.137 8.257 4. Tiền và tƣơng đƣơng tiền triệu đồng 3.475 4.314 3.718 5.606 5. Nợ ngắn hạn triệu đồng 1.472 607 1.660 1.874

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động và sử dụng vốn tại công ty lâm nghiệp và dịch vụ hương sơn tỉnh hà tĩnh (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)