Tình hình huy động vốn của Công ty bốn năm vừa qua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động và sử dụng vốn tại công ty lâm nghiệp và dịch vụ hương sơn tỉnh hà tĩnh (Trang 57 - 67)

Cùng với quá trình đầu tƣ mở rộng sản xuất, nguồn vốn kinh doanh của Công ty không ngừng tăng lên về quy mô và thay đổi cả về cơ cấu. Tình hình huy động vốn đựơc phản ánh tại Bảng 2.2 sau:

Các chỉ tiêu chủ yếu Đơn vị tính Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tổng nguồn vốn triệu đồng 12.808 15.605 18.779 23.641 I. Vốn chủ sở hữu

- Quy mô triệu đồng 11.113 14.675 16.626 21.052

- Cơ cấu % 86,77 94,04 88,54 89,05

II. Nợ phải trả

- Quy mô triệu đồng 1.695 930 2.153 2.589

- Cơ cấu % 13,23 5,96 11,46 10,95

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty lâm nghiệp và dịch vụ Hƣơng Sơn, tỉnh Hà Tĩnh các năm 2003, 2004, 2005, 2006)

Đánh giá về quy mô và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty trong bốn năm qua có thể thấy rằng:

Về quy mô, qua bốn năm hoạt động, tổng nguồn vốn, tài sản của Công ty tăng lên gần hai lần và mức độ tăng trƣởng đều qua hàng năm. Nếu nhƣ cuối năm 2003, Công ty có tổng vốn và tài sản 12.808 triệu đồng thì đến cuối năm 2006, tổng nguồn vốn và tài sản của Công ty đã đạt 23.641 triệu đồng.

Về cơ cấu, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của Công ty, trên 85% và tăng qua hàng năm. Tốc độ tăng tƣơng đƣơng với tốc độ tăng của tổng nguồn vốn. Nợ phải trả chiếm tỷ trọng nhỏ, cao nhất là năm 2003, chiếm 13,22% và thấp nhất là cuối năm 2004: 5,96%.

Theo cơ cấu nhƣ trên, chúng ta có thể thấy rằng, Công ty có tỷ trọng vốn chủ sở hữu lớn là một lợi thế, chi phí sử dụng vốn thấp, đảm bảo cho việc ổn định tình hình tài chính nhƣng cũng nói lên rằng Công ty chƣa mạnh dạn huy động các nguồn vốn khác để đầu tƣ một cách thích đáng vào các ngành,

nghề mới, ngành, nghề có xu hƣớng tăng trƣởng và đảm bảo cho sự phát triển ổn định của Công ty.

Tình hình huy động các nguồn vốn cụ thể nhƣ sau:

2.2.1. Vốn chủ sở hữu

Quy mô và cơ cấu vốn chủ sở hữu của Công ty trong bốn năm qua đƣợc phản ánh tại Bảng 2.3:

Số liệu ở Bảng 2.3 cho ta thấy, về quy mô, vốn chủ sở hữu của Công ty tăng lên qua hàng năm với tốc độ tăng khá cao, năm cao nhất đạt 32,05%. Vốn chủ sở hữu của Công ty đƣợc hình thành bởi nhiều nguồn khác nhau: vốn ngân sách; lợi nhuận để lại, các quỹ: quỹ đầu tƣ phát triển, quỹ dự phòng tài chính; nguồn vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản của ngành lâm nghiệp và các kinh phí khác.

2.2.1.1. Về vốn ngân sách

Trong các năm qua, phần vốn ngân sách của Công ty chiếm xấp xỉ 30% vốn chủ sở hữu. Đối với nguồn vốn hình thành từ thời bao cấp, hầu hết hình thành tài sản cố định, qua thời gian đã lạc hậu, lỗi thời và thanh lý dần hàng năm. Hơn nữa, phần lớn khấu hao phải trích nộp ngân sách hoặc cấp trên nên đến nay nguồn vốn ngân sách có nguồn gốc từ trƣớc chiếm tỷ trọng nhỏ.

Bảng 2.3. Tình hình huy động vốn chủ sở hữu Các chỉ tiêu chủ yếu Đơn vị tính Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tổng nguồn vốn triệu đồng 12.808 15.605 18.779 23.641 I. Quy mô vốn chủ sở hữu triệu đồng 11.113 14.675 16.626 21.052

1. Vốn ngân sách triệu đồng 3.629 4.173 5.853 6.893 2. Bổ sung từ lợi nhuận triệu đồng 5.609 6.262 6.449 6.727

3. Quỹ khấu hao và quỹ khác triệu đồng 1.252 1.808 728 2.188 4. Vốn ĐT XDCB lâm nghiệp triệu đồng 160 895 1.796 3.124 5. Kinh phí triệu đồng 463 1.537 1.800 2.120 II. Tốc độ tăng vốn CSH % 132,05 113,29 126,62 III. Tỷ trọng trong vốn CSH % 100,00 100,00 100,00 100,00 1. Vốn ngân sách % 32,66 28,44 35,20 32,74 2. Bổ sung từ lợi nhuận % 50,47 42,67 38,79 31,95 3. Quỹ khấu hao và quỹ khác % 11,27 12,32 4,38 10,39

4. Vốn ĐT XDCB lâm

nghiệp %

1,44 6,10 10,80 14,84

5. Kinh phí % 4,17 10,47 10,83 10,07

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty lâm nghiệp và dịch vụ Hƣơng Sơn, tỉnh Hà Tĩnh các năm 2003, 2004, 2005, 2006)

Bộ phận quan trọng trong phần vốn ngân sách hiện nay là nguồn đầu tƣ trở lại từ nguồn thuế tài nguyên trong thời kỳ những năm 1994 đến 1999 và theo quy định hiện hành, Công ty phải trích vào giá thành một phần kinh phí thích đáng để tạo nguồn vốn đầu tƣ trở lại rừng, bình quân 250.000 - 300.000 đồng trên mỗi mét khối gỗ tròn khai thác. Về mặt bản chất, đây là nguồn vốn hình thành do lợi nhuận siêu ngạch của hoạt động khai thác lâm sản tự nhiên hoặc cũng có thể đƣợc coi đây là nguồn thuế tài nguyên rừng (theo thuật ngữ trƣớc đây gọi là tiền nuôi rừng) đƣợc để lại cho doanh nghiệp theo cơ chế hạch toán để tạo nguồn đầu tƣ trở lại rừng. Nguồn vốn này năm cao nhất là năm 2004 đã đạt 1.700 triệu đồng và năm thấp nhất là năm 2005, đạt 1.350 triệu đồng.

Một phần khác là vốn đầu tƣ từ các dự án trồng rừng nhƣ Chƣơng trình 327 trƣớc đây và Chƣơng trình 661 (chƣơng trình 5 triệu héc ta rừng) đang thực hiện. Mấy năm gần đây, Công ty đƣợc nhà nƣớc đầu tƣ một số kinh phí sự nghiệp nhất định để đầu tƣ và phát triển rừng theo Chƣơng trình 661. Tuy nguồn này hàng năm không lớn, trong bốn năm qua, năm cao nhất là năm 2004, vốn từ Chƣơng trình 661 là 600 triệu đồng, năm thấp nhất là năm 2006, chỉ đạt 350 triệu đồng nhƣng chính nguồn vốn này đã tạo cơ hội cho Công ty đầu tƣ phát triển rừng và hình thành tài sản cố định.

Quá trình giao vốn ngân sách của Nhà nƣớc cho doanh nghiệp đã thực hiện đúng pháp luật, bao gồm các bƣớc sau:

- Hội đồng thẩm định tài sản doanh nghiệp nhà nƣớc xác định giá trị tài sản của Công ty tại thời điểm giao vốn;

- Cơ quan quản lý vốn và tài sản nhà nƣớc giao vốn cho Công ty, mà ngƣời đại diện là Giám đốc thay mặt Công ty ký nhận vốn. Trong quá trình hoạt động, Công ty cũng tiến hành khoán quản và giao vốn cho các xí nghiệp trực thuộc theo phƣơng án đã đƣợc Ban Giám đốc phê duyệt. Giám đốc Công ty là ngƣời giao vốn, Giám đốc các xí nghiệp thành viên là ngƣời ký nhận vốn;

- Việc thực hiện quy chế giao vốn giữa cơ quan nhà nƣớc đại diện cho quyền sở hữu nhà nƣớc với Công ty đã tạo ra căn cứ pháp lý ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc bảo toàn và phát triển vốn, yêu cầu doanh nghiệp sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả, nhƣng cũng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp có quyền chủ động hơn nữa trong quản lý và sử dụng có hiệu quả số vốn đã giao.

2.2.1.2. Vốn bổ sung từ lợi nhuận để lại

Trong các năm qua, Công ty đã cố gắng tự bổ sung vốn từ kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh. Theo Nghị định số 27/1999/NĐ-CP ngày

20/4/1999 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối vơi doanh nghiệp nhà nƣớc, quy định lợi nhuận thực hiện của doanh nghiệp sau khi bù các khoản lỗ, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, nộp tiền thu về sử dụng vốn ngân sách, trừ các khoản tiền phạt vi phạm pháp luật thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp đƣợc trích lập các quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tƣ phát triển; quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm; các quỹ khen thƣởng và phúc lợi. Theo đó, hàng năm Ban Giám đốc Công ty đã quyết định trích lập và sử dụng các quỹ tập trung của Công ty bao gồm: quỹ đầu tƣ phát triển; quỹ dự phòng tài chính; quỹ khen thƣởng. Việc trích lập và sử dụng các quỹ trên theo đúng quy định về quản lý tài chính đối với doanh nghiệp nhà nƣớc. Đây chính là nguồn vốn bên trong quan trọng để bổ sung cho nhu cầu vốn kinh doanh của Công ty, làm cho vốn chủ sở hữu từ nguồn lợi nhuận để lại tăng lên từ 5.609 triệu đồng cuối năm 2003 lên 6.727 triệu đồng cuối năm 2006 và chiếm tỉ trọng lớn trong vốn chủ sở hữu.

2.2.1.3. Vốn hình thành từ quỹ khấu hao hàng năm

Hàng năm, Công ty đã trích khấu hao cơ bản theo đúng chế độ quy định của doanh nghiệp nhà nƣớc, đây là nguồn hình thành nguồn vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản hàng năm và chiếm tỷ trọng khá trong quy mô vốn chủ sở hữu. Nếu nhƣ năm 2003 chỉ đạt 814 triệu đồng, thì đến năm 2006, sau khi đã đầu tƣ xây dựng một số công trình, nguồn vốn này còn đạt 1.736 triệu đồng. Đây là nguồn dự phòng hết sức quan trọng để tạo tiền đề cho Công ty phối hợp với các nguồn huy động khác đầu tƣ mở rộng sản xuất sau này.

2.2.1.4. Nguồn kinh phí và quỹ khác

Đây là nguồn đƣợc hình thành chủ yếu bởi nguồn kinh phí sự nghiệp mà ngân sách đầu tƣ thông qua Chƣơng trình 5 triệu héc ta rừng và phần trích lập thông qua giá thành nhƣ đã nói ở phần trên, cùng với các loại quỹ khác nhƣ: quỹ dự phòng mất việc làm, các quỹ khen thƣởng, phúc lợi.

Nguồn kinh phí và quỹ khác là nguồn bổ sung quan trọng cho phần vốn ngân sách của Công ty.

2.2.2. Huy động thông qua công cụ nợ

Nhƣ đã trình bày ở phần trên, việc huy động vốn qua các công cụ nợ là phần vốn quan trọng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong các năm qua tình hình huy động vốn thông qua công cụ nợ của Công ty là không đáng kể. Cụ thể, việc huy động vốn qua công cụ nợ theo từng loại nhƣ sau: 2.2.2.1. Huy động vốn tín dụng ngân hàng Bảng 2.4. Tình hình huy động tín dụng ngân hàng Các chỉ tiêu chủ yếu Đơn vị tính Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tổng nguồn vốn triệu đồng 12.808 15.605 18.779 23.641 Tổng số nợ ngắn hạn triệu đồng 1.472 607 1.660 1.874

I. Quy mô vốn TD ngân hàng triệu đồng 364 282 706 931

1. Vay ngắn hạn triệu đồng 221 55 350 500

2. Vay dài hạn triệu đồng 143 227 356 431

II. Tốc độ tăng TD ngân hàng % 77,47 250,35 131,87

1. Vay ngắn hạn % 24,89 636,36 142,86

2. Vay dài hạn % 158,74 156,83 121,07

III. Tỷ trọng

1. So với tổng nguồn vốn % 2,84 1,81 3,76 3,94

2. So với nợ ngắn hạn % 24,73 46,46 42,53 49,68

(Nguån: B¸o c¸o tµi chÝnh cña C«ng ty l©m nghiÖp vµ dÞch vô H-¬ng S¬n, tØnh Hµ TÜnh c¸c n¨m 2003, 2004, 2005, 2006)

Về quy mô, vốn tín dụng ngân hàng của Công ty còn ít, chủ yếu chỉ để đáp ứng những nhu cầu tạm thời của Công ty trong từng giai đoạn. Nếu nhƣ cuối năm 2006, dƣ nợ tín dụng ngân hàng đạt mức cao nhất là 931 triệu đồng, thì năm 2004, dƣ nợ cuối năm chỉ đạt 282 triệu đồng. Cũng tƣơng tự nhƣ vậy, trong vốn tín dụng ngân hàng thì phần vay ngắn hạn cũng chiếm một quy mô khiêm tốn, năm cao nhất là năm 2006, dƣ nợ cuối năm chỉ đạt 500 triệu đồng thì năm thấp nhất là năm 2004, vay ngắn hạn chỉ 55 triệu đồng. Điều này nói lên rằng, Công ty có nguồn vốn chủ sở hữu dồi dào, có thể đáp ứng cơ bản hoạt động sản xuất, kinh doanh trong điều kiện hiện nay.

Toàn bộ các khoản vay của Công ty thông qua công cụ tín dụng ngân hàng đều đƣợc thực hiện tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hƣơng Sơn. Đây là một chi nhánh ngân hàng hoạt động có hiệu quả, có điều kiện huy động vốn nhàn rỗi trong dân cƣ khá cao và Công ty là một trong những khách hàng quan trọng trong địa bàn hoạt động của mình.

Về cơ cấu, nguồn vốn tín dụng ngân hàng so với tổng vốn là không đáng kể, chiếm tỷ trọng thấp nhất vào năm 2004 là 1,81% và năm cao nhất là năm 2006, chiếm 3,94%. Tuy nhiên, so với nợ ngắn hạn thì vốn vay tín dụng ngân hàng cũng chiếm phần quan trọng trong tổng số nợ ngắn hạn.

Một thực tế là, theo cơ chế khoán quản của Công ty, Công ty giao vốn và tài sản cho các xí nghiệp thành viên trên cơ sở vừa khoán quản lý tài sản lẫn các nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh và nghĩa vụ đóng góp theo cơ chế quản lý nội bộ của Công ty. Theo đó, để đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh, các xí nghiệp thành viên ngoài phần vốn đƣợc Công ty giao còn phải huy động nhiều nguồn vốn khác, trong đó bao gồm cả vốn tín dụng ngân hàng. Hàng năm, theo kế hoạch sản xuất, kinh doanh của từng xí nghiệp thành viên, Công ty ký bảo lãnh cho các xí nghiệp thành viên huy động tín dụng ngân hàng và các xí nghiệp tự chủ, tự chịu trách nhiệm về phần vốn mà các xí

nhiệm nên Công ty không hạch toán vào hoạt động chung của mình, do vậy, trên thực tế việc huy động vốn qua công cụ tín dụng ngân hàng cao hơn so với phản ánh trên các số liệu của Công ty.

2.2.2.2. Tín dụng thương mại

Tình hình tín dụng thƣơng mại của Công ty đƣợc phản ánh ở Bảng 2.5:

Bảng 2.5. Tình hình huy động tín dụng thƣơng mại

Các chỉ tiêu chủ yếu Đơn vị tính Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tổng nguồn vốn triệu đồng 12.808 15.605 18.779 23.641 Tổng số nợ ngắn hạn triệu đồng 1.472 607 1.660 1.874

I. Quy mô vốn TD thƣơng mại triệu đồng 499 157 577 557

1. Phải trả ngƣời bán triệu đồng 454 107 554 507

2. Ứng tr-íc tiÒn ng-êi mua triệu đồng 45 50 23 50

II. Tốc độ tăng TD thƣơng mại % 31,46 367,52 96,53

1. Phải trả ngƣời bán % 23,57 517,76 91,52

2. ứng trƣớc tiền ngƣời mua % 111,11 46,00 217,39

III. Tỷ trọng vốn TD thƣơng mại

1. So với tổng nguồn vốn % 3,90 1,01 3,07 2,36

2. So với nợ ngắn hạn % 33,90 25,86 34,76 29,72

(Nguån: B¸o c¸o tµi chÝnh cña C«ng ty l©m nghiÖp vµ dÞch vô H-¬ng S¬n, tØnh Hµ TÜnh c¸c n¨m 2003, 2004, 2005, 2006)

Qua Bảng 2.5 cho ta thấy rằng, về quy mô, vốn tín dụng thƣơng mại của Công ty đạt mức cao nhất vào năm 2005 là 577 triệu đồng và thấp nhất vào cuối năm 2004 là 157 triệu đồng; trong đó phần chủ yếu trong tín dụng thƣơng mại là khoản phải trả ngƣời bán. Đây là khoản mà Công ty đã chiếm

dụng đƣợc thông qua hình thức trả chậm cho các đối tác cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho mình.

Về cơ cấu, cũng nhƣ vốn tín dụng ngân hàng, vốn tín dụng thƣơng mại cũng chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của Công ty, thấp nhất là vào năm 2004, chỉ chiếm 1,01% trong tổng nguồn vốn và cao nhất vào năm 2003, chiếm 3,90% trong tổng nguồn vốn. Tuy nhiên, so với nợ ngắn hạn thì vốn tín dụng thƣơng mại chiếm tỷ trọng tƣơng đối cao so với nợ ngắn hạn, thấp nhất là 25,86% so với nợ ngắn hạn vào năm 2004 và cao nhất là 34,76% so với nợ ngắn hạn vào năm 2005.

Trong thực tế, cũng xuất phát từ cơ chế khoán quản của Công ty nên trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, các xí nghiệp thành viên cũng chiếm dụng vốn của khách hàng thông qua mua chịu hàng hoá nên vốn tín dụng thƣơng mại nếu đƣợc hạch toán đầy đủ thì cao hơn so với phản ánh trên các số liệu của Công ty.

2.2.2.3. Huy động qua các công cụ nợ khác

Trong quá trình hoạt động, Công ty cũng đã huy động vốn thông qua một số công cụ nợ khác, đó là chậm thanh toán các khoản thuế và các khoản nộp nhà nƣớc. Bên cạnh đó, tuy không trực tiếp nhƣng Công ty đã có cơ chế cho các xí nghiệp huy động vốn từ cán bộ, nhân viên để bổ sung cho nguồn vốn tạm thời thiếu hụt của mình. Đối với cán bộ, công nhân viên, các xí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động và sử dụng vốn tại công ty lâm nghiệp và dịch vụ hương sơn tỉnh hà tĩnh (Trang 57 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)