Để dự đoán được khả năng sinh sản của cá chúng tôi tiến hành thu và chọn mẫu cá Thát lát thành thục giai đoạn IV (trứng cá có biểu hiện rời nhau, không dính thành chùm). Kết quả thu được thể hiện qua bảng 3.12
Bảng 3.12. Sức sinh sản của cá Thát lát
Cá cái ở giai đoạn IV
Chiều dài (mm) Khối lượng (g) Sức sinh sản
Nhóm tuổi L DĐ LTB WTB cá WTB TSD Tuyệt đối (trứng) Tương đối (trứng/g cơ thể) N 1+ 155 - 195 177,7 71,2 7,2 1.224 17,2 10 2+ 203 - 271 233,6 120,1 13,3 2.261 18,8 9 3+ 272 - 315 283,7 182,2 19,4 3.104 17,0 3 155 -315 231,6 124,5 13,3 2.196,3 17,7 22
Qua bảng 3.12 cho thấy, sức sinh sản tuyệt đối của cá Thát lát dao động từ 1.224 – 3.104 tế bào trứng, phụ thuộc vào kích cỡ của từng cá cái. Sức sinh sản tuyệt đối tăng cao nhất ở nhóm cá có chiều dài trung bình 283,7mm, ứng với khối lượng trung bình 182,2 g, đạt tới 3.104 tế bào trứng. Như vậy, giữa kích thước, khối
44
lượng cá và số lượng trứng (sức sinh sản tuyệt đối) có mối quan hệ với nhau, cá càng lớn thì số lượng trứng càng nhiều.
Sức sinh sản tương đối của cá Thát lát dao động không nhiều so với chiều dài và khối lượng cá ở các nhóm tuổi khác nhau. Nhóm tuổi 2+ sức sinh sản tương đối cao nhất (18,8 trứng/g cơ thể cá); sức sinh sản tương đối nhỏ nhất ứng với nhóm tuổi 3+ có 17,0 tế bào trứng/g cơ thể cá. Sức sinh sản tương đối trung bình của cá Thát lát thấp hơn so với những loài cá khác, chỉ có 17,7 tế bào trứng/g cơ thể cá. Điều này cần phải được quan tâm khi sử dụng cá bố mẹ đưa vào sinh sản nhân tạo để chủ động nguồn giống cá Thát lát nuôi thả.