Mức độ chín muồi tuyến sinh dục ở một số loài cá riêng biệt được xác định khác nhau. Hiện có nhiều sơ đồ xác định mức độ chín muồi sinh dục nhưng chưa có sự thống nhất với nhau. Trong kết quả nghiên cứu này, chúng tôi đã theo quan điểm của O.F. Xakun và N.A. Buskaia (1982), các giai đoạn phát triển của buồng trứng được mô tả như sau:
+ Giai đoạn I
Tuyến sinh dục của cá Thát lát chưa phát triển, nằm sát vào phía trong vách của cơ thể và là những sợi dây dài, hẹp, mắt thường không phân biệt đực cái. Ở giai đoạn này tế bào sinh dục là các nguyên bào và các noãn bào rất trẻ ở thời kỳ tăng trưởng nguyên sinh. Giai đoạn này khó phân biệt
+ Giai đoạn II
Kích thước buồng trứng lớn hơn. Xung quanh mỗi tế bào trứng xuất hiện một lớp tế bào nang. Đối với cá mới thành thục lần đầu noãn sào có màu hồng nhạt pha lẫn màu vàng nhạt, màng tuyến sinh dục mỏng, hầu như không nhìn thấy mạch máu phân bố trên tuyến sinh dục. Riêng đối với cá đã tham gia sinh sản thì noãn sào lớn và có màu đậm hơn. Ở giai đoạn này mắt thường chưa phân biệt được hạt trứng nhưng có thể phân biệt được đực, cái do có thể phân biệt được tuyến sinh dục đực và cái bằng mắt thường.
33
Quan sát tiêu bản hình 3.10 cho thấy đây là buồng trứng của cá Thát lát mới thành thục sinh dục lần đầu, trong buồng trứng không có lẫn tế bào trứng nhiều giai đoạn. Đặc trưng của giai đoạn này là bắt đầu cho sự sinh trưởng tế bào chất. Ở đây noãn bào có nhân tròn, lớn nằm ở giữa, bắt màu nhạt, tế bào chất bắt màu đậm hơn. Điều này là do tế bào chất ưa kiềm mạnh nên bắt màu của hematoxylin đậm, trong khi nhân ưa kiềm yếu nên bắt màu nhạt. Nhiều tiểu hạch có hình dạng khác nhau phân bố vùng ngoại biên của nhân tạo thành vòng tròn xung quanh màng nhân. Giai đoạn này chưa thấy xuất hiện noãn hoàng và không bào. Kích thước tế bào trứng 55 – 86µm
+ Giai đoạn III
Kích thước buồng trứng bắt đầu tăng nhanh và chuyển sang màu vàng nhạt, chiếm 1/3 đến 1/2 thể tích xoang bụng, trên noãn bào đã có mạch máu phân bố. Kích thước noãn bào cũng tăng lên hơn, có thể là do quá trình tạo noãn hoàng, có thể thấy rõ các hạt trứng bằng mắt thường. Nếu cắt buồng trứng và dùng đầu kéo để lấy ra những hạt trứng riêng, thì trứng khó tách ra khỏi vách ngăn bên trong của buồng trứng và luôn luôn kết thành từng chùm gồm nhiều hạt.
Hình 3.11. Tiêu bản buồng trứng cá Thát lát giai đoạn III
Qua tiêu bản hình 3.11 cho thấy tế bào trứng chuyển sang giai đoạn dinh dưỡng hay còn gọi là thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng, xuất hiện nhiều không bào
34
không bắt màu, kích thước noãn bào tăng nhanh. Điều này có thể là do sự gia tăng thể tích và số lượng các hạt noãn hoàng. Các hạt noãn hoàng nhỏ được hình thành ở vùng giáp nhân sau đó phát triển theo hướng ly tâm. Nhân vẫn còn lớn và bắt màu đậm, có nhiều hạch nhân với kích thước và hình dạng khác nhau phân bố xung quanh màng nhân. Kích thước tế bào trứng 600 - 750µm.
+ Giai đoạn IV
Tuyến sinh dục có kích thước tối đa, chiếm gần hết xoang bụng và chuyển sang màu vàng đậm Noãn sào có mạch máu phân bố nhiều. Nhân chuyển về cực của động vật. Các hạt trứng to, lực liên kết giữa các tế bào trứng giảm làm cho trứng có xu thế tách rời nhau.
Hình 3.12. Tiêu bản buồng trứng cá Thát lát giai đoạn IV
Quan sát trên tiêu bản hình 3.12 cho thấy các hạt noãn hoàng rất rõ, có sự phân cực của noãn bào, nhân lệch tâm. Có thể giải thích là ở giai đoạn này do có sự di chuyển túi mầm từ trung tâm ra ngoài biên. Vào cuối giai đoạn IV, buồng trứng đạt cực đại, căng tròn chiếm 2/3 xoang cơ thể, hạt trứng đều, màu vàng sáng. Buồng trứng có xuất hiện noãn bào ở giai đoạn II và giai đoạn III. Điều này có thể khẳng định cá Thát lát là loài đẻ theo đợt, rãi rác quanh năm. Nhận định này được chứng minh trong thực tế nghiên cứu. Kích thước của tế bào trứng có đường kính 1.140 – 1.500µm
35
+ Giai đoạn V
Nhìn bên ngoài, bụng cá to, thành bụng mềm và sệ xuống hai bên, lỗ sinh dục nở và hơi lồi. Buồng trứng căng tròn, có màu vàng đậm, chứa đầy những hạt trứng bằng mắt thường có thể nhìn thấy các hạt trứng. Trên màng có các mạch máu to. Lúc này nếu vuốt nhẹ vào bụng cá trứng sẽ theo lỗ sinh dục chảy ra ngoài.
Quan sát trên tiêu bản hình 3.13 thấy các hạt trứng tròn đều, rời nhau. Màng túi mầm tan biến và trở thành vô định hình, xuất hiện nhiều hạt noãn hoàng màu đỏ có kích thước lớn, các không bào dần tiêu biến. Trứng đã tách khỏi màng Follicul rơi vào xoang buồng trứng. Đó là khác biệt cơ bản giữa giai đoạn IV và giai đoạn V.
Hình 3.13. Tiêu bản buồng trứng cá Thát lát giai đoạn V
+ Giai đoạn VI
Sau khi cá đẻ xong, sản phẩm sinh dục đã được phóng ra ngoài, tuyến sinh dục mềm nhão, màng tuyến sinh dục nhăn nheo và teo lại, mạch máu co lại và có mặt các nang trứng bị vỡ. Thể tích buồng trứng thu hẹp lại, sự có mặt của nang trứng bị vỡ và sẽ dần dần thoái hóa.
36
Hình 3.14. Tiêu bản buồng trứng cá Thát lát giai đoạn VI