Tạo động lực cho người lao động thông qua công cụ ph

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH toyota hà đông (Trang 31 - 34)

5. Kết cấu của luận văn

1.2 Cơ sở lý luận về tạo động lực cho người lao động trong doanh

1.2.3.2 Tạo động lực cho người lao động thông qua công cụ ph

a, Môi trƣờng và điều kiện làm việc

Môi trường và điều kiện làm việc là nơi mà người lao động phải tiếp xúc hàng ngày, nó có ảnh hưởng đến khả năng làm việc, sức khỏe, thái độ lao động và hiệu quả công việc của người lao động. Cải thiện môi trường và điều kiện làm việc là cải thiện môi trường xung quanh người lao động nhằm bảo vệ sức khỏe, hạn chế bệnh nghề nghiệp xảy ra với người lao động, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Muốn nâng cao động lực thúc đẩy người lao động, các doanh nghiệp cần cải thiện môi trường và điều kiện làm việc bằng cách thức sau:

- Cung cấp cho họ một môi trường làm việc với đầy đủ các trang thiết bị máy móc, thiết bị bảo hộ lao động phục vụ cho công việc.

- Thiết lập các mối quan hệ con người trong doanh nghiệp một cách lành mạnh.

- Xây dựng một bầu không khí lao động tập thể thân thiện, hợp tác và chia sẻ.

b, Đào tạo và phát triển

Là các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức. Do vậy công tác đào tạo và phát triển cần được thực hiện một cách bài bản, có kế hoạch rõ ràng.

Để công tác đào tạo trở thành động lực thì doanh nghiệp luôn chú ý, coi trọng việc đào tạo. Đào tạo phải gắn liền giữa việc xác định nhu cầu đào tạo theo vị trí công việc và chú ý đến yêu cầu, nguyện vọng cá nhân của người lao động, để giúp họ phát triển nghề nghiệp, hoàn thành tốt công việc, tăng được lợi ích cho người lao động từ việc họ được đào tạo, qua đó động lực lao

động tăng lên. Ngoài ra doanh nghiệp cần có chính sách hợp lý trong đào tạo về mặt thời gian cũng như kinh phí. Có chính sách hợp lý trong việc sử dụng lao động sau đào tạo.

c, Công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc

Là một hoạt động quản lý nguồn nhân lực quan trọng và luôn tồn tại trong mọi tổ chức. Hoạt động đánh giá kết quả làm việc xác định mức lao động mà người lao động đã thực hiện được để xét trả lương, khen thưởng hoặc kỷ luật và các công tác khác của người lao động. Thông qua công tác đánh giá thực hiện công việc cũng xem xét được năng lực, thành tích và triển vọng của từng lao động, từ đó đưa ra các quyết định nhân sự có liên quan. Kết quả đánh giá cũng có ảnh hưởng đến tâm lý tình cảm của từng người, nên nếu đánh giá không chính xác có thể dẫn đến hậu quả không mong muốn và không tạo được động lực lao động.

d, Cơ hội thăng tiến, phát triển nghề nghiệp

Thăng tiến là quá trình người lao động được chuyển lên một vị trí cao hơn trong doanh nghiệp, việc này thường được đi kèm với việc lợi ích vật chất của người lao động được tăng lên, đồng thời cái tôi của họ cũng được thăng hoa. Hầu hết mọi người đi làm không chỉ vì nhu cầu thu nhập mà còn vì những nhu cầu khác như giao tiếp hay được công nhận. Một trong những nhu cầu đó là nhu cầu được thăng tiến, phát triển nghề nghiệp. Khi doanh nghiệp tạo cơ hội cho họ thăng tiến phát triển, họ sẽ làm việc hết mình để đạt được vị trí đó. Có được cơ hội thăng tiến sau những đóng góp, cống hiến không biết mệt mỏi cho tổ chức vừa là mong muốn cũng là động lực rất lớn thôi thúc người lao động làm việc hăng say hơn nữa.

e, Các phong trào thi đua

Tổ chức các phong trào thi đua trong lao động để tạo sự phấn đấu nâng cao năng suất của người lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu, nâng cao hiệu

quả kinh tế. Người lao động sẽ phấn đấu lao động để đạt hoặc vượt mục tiêu đề ra khi đó tổ chức sẽ có những khen thưởng, động viên cụ thể. Người lao động sẽ so sánh khả năng, năng lực của mình với đồng nghiệp, chính vì thế tạo nên sự ganh đua trong lao động, kích thích trí tuệ của họ. Người quản lý cần tạo được những phong trào thi đua đúng đắn phù hợp tạo tinh thần trách nhiệm, sự hứng thú, đòi hỏi sự phấn đấu, cạnh tranh trong lao động. Đi đôi với điều đó là những khen thưởng động viên họ, tạo cho họ cảm giác được cấp trên quan tâm, hoàn thành tốt công việc và có được cơ hội thăng tiến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH toyota hà đông (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)