Coi trọng điều kiện đảm bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP Phương Nam chi nhánh Giảng Võ (Trang 110 - 114)

- Đối với những khách hàng mới, cần một lượng vốn lớn thì cán bộ tín dụng nên đánh giá khách quan mức độ rủi ro của phương án, nhằm khuyến khích

3.2.6.4. Coi trọng điều kiện đảm bảo

Bảo đảm tiền vay là việc khách hàng vay vốn của Chi nhánh phải dùng các loại tài sản của mình hoặc bên thứ ba để cầm cố, thế chấp, bảo lãnh nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với Ngân hàng. Tài sản đảm bảo là cơ sở để xác lập trách nhiệm người vay, giảm thấp rủi ro tín dụng, nhưng không được xác định

đây là điều kiện duy nhất để quyết định cho vay; không xem là phương tiện duy nhất để đảm bảo an toàn vốn vay. Khi nhận tài sản cầm cố, thế chấp, cán bộ tín dụng cần phải tiến hành một số hoạt động:

* Kiểm tra tình trạng thực tế của tài sản bảo đảm tiền vay

Việc kiểm tra tình trạng thực tế của tài sản bảo đảm tiền vay được thực hiện chi tiết qua sau

Bảng 3: Bảng các yếu tố cần kiểm tra với từng loại tài sản bảo đảm Loại tài sản bảo đảm Các yếu tố cần kiểm tra

1. Giấy tờ có giá (trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu,..)

Quyền chủ sở hữu, nguồn gốc phát hành, ngày phát hành, thời hạn và lãi suất,…

2. Vàng bạc, đá quý,… Nguồn gốc, tỷ trọng khối lượng, giá trị,… 3. Bất động sản (Hàng hoá,

phương tiện, vận tải,…)

- Nội dung thẩm định: nguồn gốc, giấy tờ về quyền sở hữu, sử dụng, hình thức chuyển nhượng, giá trị theo khung giá nhà nước, giá trị theo thị trường, khả năng bán thanh lý,… - Hình thức thế chấp, chuyển nhượng: định giá, thủ tục đăng ký công chứng, thủ tục bàn giao,…

4.Động sản (hàng hoá, phương tiện vận tải,…)

- Nội dung thẩm định: nguồn gốc, giấy tờ về quyền sở hữu, quyền sử dụng, số lượng chủng loại, tính năng kỹ thuật, giá trị, khả năng bán, cất giữ,…

- Hình thức cầm cố, chuyển nhượng: định giá, thủ tục đăng ký công chứng, thủ tục bàn giao, chuyển nhượng,…

5. Các quyền (quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền

Xác định phạm vi quyền, đối tượng được hưởng quyền, đối tượng thực hiện nghĩa vụ,

hiểm….) trị của quyền khi thực hiện.

6. Bảo lãnh của bên thứ 3 Phạm vi, đối tượng bảo lãnh, nội dung, mức độ, thời hạn bảo lãnh; năng lực, uy tín của bên bảo lãnh, năng lực tài chính; mối quan hệ giữa người bảo lãnh và người được bảo lãnh; điều kiện bảo lãnh; điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh; bảo lãnh bằng tài sản,… 7. Bảo đảm bằng tài sản hình

thành từ vốn vay

Tính pháp lý và thủ tục bàn giao về việc có thể dùng tài sản loại này làm bảo đảm; tính toán và kiểm tra lại giá trị ước định trong tương lai của tài sản này; rủi ro có thể xảy ra ảnh hưởng tới giá trị của tài sản;

8. Kết hợp các loại đảm bảo khác Tính pháp lý về việc có thể dùng tài sản loại này làm bảo đảm; tính toán và kiểm tra lại giá trị thị trường tài sản này; rủi ro có thể xảy ra ảnh hưởng tới giá trị của tài sản; thủ tục bàn giao tài sản.

Nguồn: Sổ tay tín dụng Ngân hàng TMCP Phương Nam (2009)

3.2.6.5. Đẩy mạnh hoạt động Marketing

Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn có sản phẩm, hình ảnh, uy tín thương hiệu của mình có chỗ đứng trên thị trường đều cần có sự trợ giúp quan trọng của hoạt động Marketing. Sự thành công của Ngân hàng TMCP Phương Nam chi nhánh Giảng Võ như hôm nay không thể không kể đến vài trò của Marketing ngân hàng. Là một Chi nhánh mới ra đời đứng trước vô vàn khó khăn và thách thức. Ngân hàng đã rất linh hoạt khi tiến hành kết hợp các hoạt động Marketing truyền thống và Marketing hiện đại nhằm quảng bá, quảng cáo hình ảnh thương hiệu thu hút khách hàng về phía mình. Điều này đã mang đến những thành công nhất định nhưng trong thời gian tới công tác này cần phải đẩy mạnh hơn nữa mới có thể cạnh tranh được với các đối thủ trong và ngoài nước, đặc biệt khi Việt

Nam đã gia nhập WTO có sự tham gia của các tổ chức tài chính nước ngoài. Để thực hiện được điều này cần phải triển khai một số hoạt động:

- Tiến hành các hoạt động nghiên cứu, thăm dò tình hình hoạt động sản xuất của khách hàng, tìm hiểu cung- cầu về vốn vay trên thị trường tài chính để từ đó có thể biết được nhu cầu vay vốn của khách hàng. Điều này sẽ giúp Chi nhánh trả lời được câu hỏi: khi nào khách hàng cần vốn? số lượng vốn vay là bao nhiêu? Họ vay trong thời gian bao lâu? Từ đó ta có thể tiến hành phân loại khách hàng, xếp họ vào từng nhóm thích hợp là cơ sở xây dựng các chiến lược đưa ra hình thức tín dụng có thời gian và lãi suất phù hợp.

- Thăm dò, tham khảo các hình thức cung cấp tín dụng, dịch vụ tín dụng của đối thủ cạnh tranh để biết được điểm mạnh, điểm yếu của họ. Trên cơ sở đó phát huy thế mạnh của mình, khắc phục các điểm yếu của đối thủ lấy điểm yếu của đối thủ để mình khai thác, trở thành thế mạnh của mình.

- Xây dựng hình ảnh thương hiệu: Thực hiện các hoạt động tuyên truyền quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như:

+ Thông qua các cơ quan báo chỉ, đài truyền hình, đài phát thanh báo chí (báo hình, báo ảnh, báo viết,…), web,…hoặc qua đội ngũ cán bộ làm việc tại chi nhánh.

+ Thông qua các Hội nghị khách hàng

+ Thông qua các tờ rơi

+ Thông qua các bảng hiệu, biển hiệu, hướng dẫn tại trụ sở giao dịch + Thông qua các cuộc họp tổ vay vốn

+ Thông qua việc tuyên truyền, phổ biến trực tiếp của cán bộ ngân hàng (Phòng tư vấn và hướng dẫn khách hàng)

Quan trọng hơn cả vẫn là thông qua tư vấn trực tiếp cho khách hàng. Ví dụ khi có bất kỳ sản phẩm dịch vụ mới nào Chi nhánh có thể gửi mail/ thư ngỏ, tín nhắn giới thiệu đến tất cả khách hàng đã mở tài khoản rồi cho nhân viên đến gặp các khách hàng có nhu cầu thực sự để tư vấn khai thác và bán sản phẩm. Cao hơn nữa là tạo ra nhu cầu cho khách hàng thay vì khai thác nhu cầu của khách hàng: có nghĩa là khơi gợi nhu cầu, tư vấn để có thể bán chéo sản phẩm (bán hơn 1 sản phẩm – đến tư vấn về cho vay nhưng kết hợp huy động vốn và bán thẻ ATM chẳng hạn….)

Đi đôi với nó là xây dựng phong cách phục vụ ân cần, nhiệt tình, chu đáo,…của đội ngũ cán bộ nhân viên đối với khách hàng. Ưu tiên chăm sóc khách hàng truyền thống, khách hàng có chất lượng tín dụng tốt về lãi suất, chi phí vận chuyển, thời gian,…

Hiện nay hình ảnh và thương hiệu của NHTMCP Phương Nam tại khu vực Hà Nội vẫn còn khá mờ nhạt, nhiều người dân vẫn chưa biết đến thương hiệu NHTMCP Phương Nam. Hội sở cần nghiên cứu và giao cho Phòng Marketting phối hợp với các Chi nhánh khu vực phía Bắc xây dựng và quảng báo hình ảnh của NHTMCP Phương Nam, từng bước đưa thương hiệu NHTMCP Phương Nam định vị trong tâm trí công chúng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP Phương Nam chi nhánh Giảng Võ (Trang 110 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)