2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển theo hƣớng bền vững ở
2.3.3. Nhóm nhân tố về kinh tế xã hội
2.3.3.1. Thể chế chính sách về phát triển theo hướng bền vững.
Muốn phát triển theo hƣớng bền vững thì điều kiện đầu tiên và tiên quyết là chính quyền nhà nƣớc các cấp phải xây dựng đƣợc thể chế, chính sách phát triển theo hƣớng bền vững, nó thể hiện quan điểm của địa phƣơng đối với vấn đề phát triển theo hƣớng bền vững. Một nền kinh tế không thể phát triển theo hƣớng bền vững nếu nhƣ những ngƣời điều hành nó không mong muốn đạt đƣợc trạng thái phát triển bền vững. Quan điểm, thể chế về phát triển theo hƣớng bền vững là cơ sở để xây dựng chiến lƣợc phát triển theo hƣớng bền vững của địa phƣơng.
Tính ổn định, bền vững và nhất quán của các chính sách phát triển có ảnh hƣởng đến phát triển theo hƣớng bền vững. Việc thực thi các chính sách phát triển theo hƣớng bền vững đóng vai trò quyết định đến việc thực hiện các mục tiêu phát triển theo hƣớng bền vững. Thực tế cho thấy, ở các quốc gia đang phát triển ngƣời ta dành nhiều sự ƣu tiên hơn cho mục tiêu tăng trƣởng kinh tế, đặc biệt là trong ngắn hạn. Chính vì vậy, trong chiến lƣợc quốc gia, các địa phƣơng về phát triển kinh tế xã hội, việc lồng ghép các mục tiêu phát triển kinh tế và mục tiêu phát triển môi trƣờng bị xem nhẹ.Phần lớn các nƣớc, các địa phƣơng vẫn bị ảnh hƣởng của quan điểm trƣớc đây về phát triển bền vững là phải đạt đƣợc sự tăng trƣởng về kinh tế và trên cơ sở đó mới giải quyết các vấn đề môi trƣờng và xã hội. [49,tr.21]
Đối với các nƣớc đang và chậm phát triển, trong nhiều trƣờng hợp, các này phải đánh đổi lợi ích môi trƣờng và xã hội để đạt đƣợc mục tiêu tăng
trƣởng kinh tế, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, khi mà tăng trƣởng kinh tế còn dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên và phát triển những ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động và công nghệ thấp hoặc trung bình, vấn đề kiểm soát ô nhiềm môi trƣờng và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên là rất khó khăn. Kinh nghiệm trong quá trình phát triển của các nƣớc Đông Nam Á và Trung Quốc đã thể hiện khá rõ nội dung này và hiện nay các nƣớc này đang phải trả giá trong quá trình tăng trƣởng. Do đó, có thể nói, ở giai đoạn đầu của công nghiệp hóa, ô nhiễm môi trƣờng và bất bình đẳng xã hội là tất yếu. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để hạn chế ô nhiễm môi trƣờng trong giới hạn cho phép và đảm bảo công bằng xã hội để hài hòa các mục tiêu kinh tế - xã hội và môi trƣờng.
2.3.3.2. Nguồn lực tài chính huy động cho đầu tư phát triển
Để thực hiện phát triển theo hƣớng bền vững cần tập trung đầu tƣ không chỉ cho phát triển kinh tế và còn giải quyết có hiệu quả những vấn đề xã hội và bảo vệ môi trƣờng, do đó đòi hỏi phải có nguồn vốn đầu tƣ ban đầu lớn. Có nhiều quan điểm của các nhà kinh tế học cho rằng, phát triển bền vững là thứ hang hóa xa xỉ, nghĩa là chỉ khi có thu nhập cao, khi đã trở nên giàu có thì ngƣời ta mới tính đến chuyện phát triển bền vững. Không thể nói đến phát triển bền vững theo ý muốn chủ quan của cộng đồng và xã hội thông qua những khẩu hiệu, tuyên truyền nâng cao ý thức của cộng đồng và xã hội về phát triển bền vững. Trên thực tế, việc đầu tƣ để phát triển kinh tế theo hƣớng sản xuất công nghệ sạch, sản phẩm thân thiện môi trƣờng theo yêu cầu của phát triển theo hƣớng bền vững đòi hỏi chi phí đầu tƣ ban đầu rất lớn so với việc sử dụng các công nghệ truyền thống; việc áp dụng và thực hiện bộ quy tắc ứng xử, các chuẩn mực xã hội, các tiêu chuẩn đảm bảo điều kiện việc làm cho ngƣời lao động và kiểm soát môi trƣờng cũng đòi hỏi chi phí đầu tƣ
lớn. Nhƣ vậy, quy mô nguồn vốn huy động cho phát triển có tác động lớn đến phát triển theo hƣớng bền vững.
2.3.3.3. Sự đồng thuận và tham gia của cộng đồng trong việc thực hiện phát triển theo hướng bền vững
Phát triển theo hƣớng bền vững là đòi hỏi tất yếu của mỗi quốc gia, mỗi địa phƣơng trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, để thực hiện thành công những nhiệm vụ đó, đòi hỏi phải có sự đồng thuận, phối hợp, chung sức tham gia rộng rãi của các thành viên trong cộng đồng xã hội (cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và chính phủ). Muốn vậy, ngoài việc xây dựng thể chế, chính sách cũng nhƣ các chế tài của nhà nƣớc, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của mọi thành viên trong xã hội về phát triển theo hƣớng bền vững và khuyến khích sự tham gia rộng rãi của cộng đồng trong việc thực hiện phát triển theo hƣớng bền vững là một trong những yếu tố không thể thiếu để có thể đảm bảo phát triển theo hƣớng bền vững.
2.3.3.4. Tiến trình hội nhập quốc tế.
Tiến trình hội nhập quốc tế của đất nƣớc cũng có tác động đến phát triển theo hƣớng bền vững của cấp huyện theo hai hƣớng tích cực và tiêu cực. Trong đó, những tác động tích cực có thể kể đến là: tạo điều kiện tiếp cận với công nghệ sản xuất hiện đại, công nghệ sản xuất sạch trên thế giới; yêu cầu khắt khe của thị trƣờng các nƣớc phát triển về chất lƣợng sản phẩm, đảm bảo môi trƣờng, các vấn đề xã hội,…do đó, nếu muốn gia nhập vào các thị trƣờng này buộc chúng ta phải tự cải tiến công nghệ, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, áp dụng các quy trình sản xuất, các bộ quy tắc ứng xử và các tiêu chuẩn về lao động và quản lý môi trƣờng, do vậy góp phần đảm bảo yêu cầu phát triển theo hƣớng bền vững trong phát triển. Ngoài ra, phân công lao động và hợp tác quốc tế phát triển tạo điều kiện cho các địa phƣơng khắc phục đƣợc những hạn chế, bất lợi về điều kiện tự nhiên để phát triển theo hƣớng bền vững.
Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế cũng có những tác động tiêu cực đến phát triển theo hƣớng bền vững của huyện nhƣ: do xu hƣớng của các nƣớc phát triển là chuyển các ngành sử dụng nhiều lao động, tài nguyên thiên nhiên, tiêu tốn năng lƣợng và các ngành có khả năng gây ô nhiễm môi trƣờng cao sang các nƣớc đang phát triển có thu nhập thấp, nguồn lao động dồi dào và giàu tài nguyên thiên nhiên. Do đó, các nƣớc đang phát triển (trong đó có Việt Nam), do khó khăn về vốn và để đạt đƣợc mục tiêu tăng trƣởng buộc phải chấp nhận và cho phép phát triển kinh tế trong những ngành này, tức là buộc phải đánh đổi lợi ích phát triển xã hội và môi trƣờng để đạt mục tiêu phát triển kinh tế trong ngắn hạn. Do đó, tạo điều kiện cho những yếu tố không bền vững trong phát triển của địa phƣơng.
2.4. Kinh nghiệm ở một số địa phƣơng về phát triển theo hƣớng bền vững và bài học rút ra đối với cấp huyện
Nhằm đảm bảo chiến lƣợc phát triển bền vững, nhiều quốc gia trên thế giới đã có những động thái tích cực để tạo ra sự phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Thực tế cho thấy phát triển theo hƣớng bền vững đã đƣợc xác định là trọng tâm trong chính sách phát triển quốc gia của nhiều nƣớc trên thế giới trong nỗ lực đạt đƣợc sự phát triển bền vững. Tuy nhiên, do đặc điểm và điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, nên cách tiếp cận của mỗi quốc gia thƣờng không giống nhau. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, đã có nhiều nƣớc trên thế giới thực hiện khá thành công phát triển kinh tế gắn với yêu cầu phát triển bền vững, nhƣ Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore ở châu Á, Đức, Anh, Pháp, Hà Lan.... [70]. Luận văn tham khảo kinh nghiệm xây dựng, thực hiện chiến lƣợc phát triển bền vững của một số quốc gia và địa phƣơng sau đây: