0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Biện pháp phòng ngừa, ứng phó đối với các rủi ro, sự cố môi trường

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA NHÂN TÂM TẠI PHƯỜNG NGHĨA CHÁNH, TP. QUẢNG NGÃI, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 61 -68 )

3.3.2.1 Trong giai đoạn xây dựng

1. Tai nạn lao động

Trong khu vực thi công xây dựng thì cần đặt các biển báo đang thi công, yêu cầu giảm tốc độ tại khu vực công trường. Phải có công nhân hướng dẫn xe ra vào khu vực thi công khi vận chuyển, xếp dỡ vật liệu. Không xếp vật liệu thi công lên xe quá cồng kềnh để đảm bảo không có nguy cơ rơi vật liệu khỏi xe trong quá trình vận chuyển. Sử dụng các máy móc, thiết bị thi công còn niên hạn sử dụng và định kỳ kiểm tra bảo dưỡng. Cần thiết phải tập huấn về an toàn lao động cho công nhân trước khi thi công xây dựng công trình.

Để đảm bảo an toàn cho công trình lân cận và khu vực dân cư xung quanh sẽ bố trí hàng rào ngăn cách, có hệ thống lưới che chắn xây dựng , giáo báo vệ,....nhằm tránh rơi vật tư, vật liệu, xà bần, bê tông xuống bên dưới khi thi công ảnh hưởng tới khu dân cư xung quanh và mọi người ở dưới công trình. Phải đặt biển báo nguy hiểm tại những khu vực có nguy cơ xảy ra tai nạn. Trước khi xây dựng cần phải có bảng nội qui về an toàn lao động và xử phạt các hành vi vi phạm để phổ biến cho toàn bộ công nhân. Thành lập ban giám sát xây dựng thường xuyên kiểm tra và giải quyết các vấn đề phát sinh, mọi hoạt động đều được giám sát chặt chẽ của Công ty.

2. Sự cố cháy nổ

Cần phải bố trí khu vực chứa nhiên liệu, thiết bị có khả năng cháy nổ ở khu vực hợp lý và lắp đặt hệ thống các đèn báo hiệu, chuông báo cháy tại các khu vực này. Định kỳ thực hiện công tác giám sát nhằm phát hiện kịp thời các nguy cơ xảy ra cháy nổ và thực hiện các biện pháp khắc phục kịp thời. Đảm bảo trang bị đầy đủ các thiết bị phòng chống cháy, nổ luôn ở trong điều kiện sẵn sàng đáp ứng khi cần thiết. Mở lớp hướng dẫn về kỹ thuật phòng chống cháy, nổ cho công nhân xây dựng. Đề ra các nội quy lao động, hướng dẫn cụ thể về vận hành, an toàn cho máy móc, thiết bị. Đồng thời kiểm tra chặt chẽ và có biện pháp xử lý đối với các cá nhân vi phạm.

3.3.2.2 Trong giai đoạn hoạt động1. Đề phòng tai nạn lao động 1. Đề phòng tai nạn lao động

Trong bệnh viện phải thiết lập bảng nội quy về an toàn lao động cho từng khâu và từng công đoạn. Bệnh viện cần phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức các buổi huấn luyện về kỹ thuật an toàn lao động. Ngoài ra, bệnh viện cần trang bị đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân viên khi làm việc tại những khâu đòi hỏi độ an toàn cao. Các trang thiết bị bảo hộ lao động có thể kể đến như : kính phòng hộ mắt, mặt nạ chống hơi khí độc, găng tay, khẩu trang, giày ủng, quần áo bảo hộ lao động, thiết bị giảm âm…

2. Biện pháp phòng chống và ứng cứu sự cố

Để phòng chống cháy nổ, bệnh viện sẽ áp dụng đồng bộ các biện pháp về kỹ thuật, tổ chức huấn luyện, tuyên truyền giáo dục và pháp chế. Ngoài ra để tăng cường khả năng chữa cháy tại chỗ cần thành lập đội phòng cháy chữa cháy và trang bị các phương tiện chữa cháy để phục vụ cho bệnh viện khi có sự số. Bệnh viện sẽ phối hợp với cơ quan phòng cháy chữa cháy địa phương để thành lập đội phòng cháy chữa cháy trong bệnh viện ứng phó với các sự cố cháy nổ xảy ra trong bệnh viện.

Biện pháp trong các khu vực bệnh viện:

Trong những khâu nguy hiểm bệnh viện cần áp dụng cơ khí hóa, tự động hóa. Cần định kỳ kiểm tra các trang thiết bị, nhà kho hóa chất đảm bảo các thiết bị, nhiên liệu, hóa chất không bị rò ri. Những công đoạn nào dễ cháy nổ cần xây dựng ở các khu vực khác có khoảng cách an toàn, đảm bảo có các thiết bị chữa cháy luôn trong tình trạng tốt.

Biện pháp trong kho hóa chất,nhiên liệu hoặc nguyên liệu dễ cháy:

Để phục vụ sản xuất tại các nhà máy phải tồn trữ một lượng hóa chất, dung môi, ete, cồn nhất định, trong số đó các các chất dễ cháy như dung môi hoặc là bông, vải, gỗ...Vì vậy, bệnh viện sẽ thực hiện các biện pháp cụ thể như sau: Chúng

ta không được xếp cùng kho các loại hóa chất kỵ nhau. Trong các kho chứa hóa chất, thuốc cần phải có thông gió để tránh tích tụ nồng độ đến mức nguy hiểm. Phải kiểm soát những người ra vào khu vực kho, nên sử dụng ánh sáng tự nhiên và hạn chế sử dụng các thiết bị điện trong nhà kho có nguy cơ cháy nổ cao.

3. Phòng cháy các thiết bị điện

Khi sử dụng các thiết bị điện chúng ta cần tính toán dây dẫn có tiết diện hợp lý với cường độ dòng tránh để dây có thể chịu tải được và không gây ra cháy. Ngoài ra cần phải sử dụng các thiết bị bảo vệ quá tải khi có những sự cố bất ngờ về điện. Ở những khu vực có nhiệt độ cao chúng ta cho dây điện đi ngầm dưới đất hoặc bảo vệ thật kỹ.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN

Kết luận

Từ các kết quả điều tra phân tích đánh giá tác động môi trường của “Bệnh viện Đa khoa Nhân Tâm”, tôi rút ra một số kết luận như sau:

Hiện trạng môi trường không khí xung quanh và bên trong khu vực dự án đều thấp hơn QCVN 05:2009/BTNMT và QCVN 26:2010/BTNMT cho thấy rằng chất lượng môi trường không khí còn khá sạch, chưa có dấu hiệu ô nhiễm. Chất lượng nước ngầm rất tốt đều nằm trong QCVN 09:2008/BTNMT.

Khi xây dựng bệnh viện lượng nước thải sinh hoạt phát sinh là 2,28 ÷ 3,04 m3/ngày, rác sinh hoạt sẽ là 19 kg/ngày. Nguồn gây ô nhiễm này chỉ mang tính tạm thời, phạm vi ảnh hưởng chỉ trong khu vực dự án và thời gian ảnh hưởng là ngắn.

Khi bệnh viện đi vào hoạt động lượng nước thải phát sinh là 127,5 m3/ngày bao gồm nước thải y tế và nước thải sinh hoạt. Lượng chất thải rắn sinh hoạt là 135,7 (kg/ngày), rác thải y tế nguy hại là 27,14 kg/ngày. Lượng chất thải này sẽ gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và gây ra các ảnh hưởng tới sức khỏe của con người. Tuy nhiên, đề tài đã đưa ra những giải pháp giải quyết hiệu quả đó là xây dựng hệ thống sử lý nước thải và lò đót rác thải y tế nguy hại đủ công suất xử lý, còn chất thải rắn sinh hoạt sẽ hợp đồng với đơn vị chức năng thu gom và xử lý.

Đề xuất ý kiến

Hiện nay tình hình nghiên cứu các tác động của chất thải bệnh viện chưa được nghiên cứu sâu rộng. Chính vì vậy việc nghiên cứu một cách khoa học về tác động của nguồn chất thải này rất quan trọng để phục vụ cho việc đánh giá tác động môi trường của bệnh viện được sâu hơn, chính xác hơn. Để giảm tình trạng ô nhiễm môi trường khi xây dựng bệnh viện cần triển khai đồng bộ các biện pháp khống chế và xử lý ô nhiễm được nghiên cứu đề xuất ở trên, đào tạo cán bộ quản lý vận hành đúng kỹ thuật, biết tự giám sát công nghệ xử lý và điều chỉnh phù hợp bảo đảm các chỉ tiêu môi trường đầu ra đạt tiêu chuẩn quy định. Nếu có yếu tố môi trường nào đó phát sinh trong quá trình hoạt động Bệnh viện cần phối hợp với đơn vị chức năng có biện pháp giải quyết kịp thời, nhằm ngăn chặn và xử lý ngay các yếu tố đó.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Chất thải rắn - Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam, Hà Nội.

2. Bộ Y tế (2010), Sức khỏe môi trường, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội

3. Bộ Y tế (2008), "Tăng cường triển khai thực hiện quản lý và xử lý chất thải y

tế" , Công văn số 7164/BYT-KCB ngày 20/10/2008, Bộ Y tế, Hà Nội.

4. Bộ Y tế (2009), "Kế hoạch bảo vệ môi trường ngành y tế giai đoạn 2009 - 2015" Quyết định số 1783/QĐ-BYT ngày 28/5/2009, Bộ Y tế, Hà Nội.

5. Bộ Y tế (2009), Vệ sinh môi trường Dịch tễ (tập I), Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 6. Hoàng Xuân Cơ, Phạm Ngọc Hồ (2008), Đánh giá tác động môi trường, Nhà

xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Lê Thạc Cán, Luc Hens, Nguyễn Ngọc Sinh (2006), Đánh giá tác động môi trường các dự án phát triển (qui trình và hướng dẫn kỹ thuật), Nhà xuất bản

thống kê Hà Nội.

8. Đinh Hữu Dung, Nguyễn Thị Thu, Đào Ngọc Phong, Vũ Thị Vựng và CS (2009), "Nghiên cứu thực trạng, tình hình quản lý chất thải y tế ở 6 bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, đề xuất các giải pháp can thiệp" , Tuyển tập các báo cáo khoa

học Hội nghị môi trường toàn quốc năm 2008, Hà Nội.

9. Cù Huy Đấu - Trường Đại học kiến trúc Hà Nội (2010), "Thực tiễn quản lý chất thải rắn y tế ở Việt Nam", Tuyển tập các báo cáo khoa học hội nghị môi trường

Việt Nam, Hà Nội.

10.Phạm Ngọc Đăng (2008), Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp, Nhà

xuất bản Xây dựng, Hà Nội.

11.Lê Xuân Hồng (2006), Cơ sở đánh giá tác động môi trường, Nhà xuất bản thống kê Hà Nội.

12.Nguyễn Thị Vân Hà (2008), Quản lý chất lượng môi trường, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia tp. Hồ Chí Minh.

13.Nguyễn Đình Mạnh (2005), Đánh giá tác động môi trường, Trường Đại học

Nông Nghiệp I, Hà Nội.

14.Nguyễn Huy Nga (2004), "Tổng quan tình hình quản lý chất thải rắn y tế ở Việt Nam", Bảo vệ môi trường trong các cơ sở y tế, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 67 - 85 15.Nguyễn Văn Phước, Nguyễn Thị Vân Hà (2006), Giáo trình quản lý chất lượng

môi trường, Nhà xuất bản xây dựng Hà Nội.

16.Lê Trình (2001), Đánh giá tác động môi trường - Phương pháp và ứng dụng,

Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.

17.Trần Thị Minh Tâm (2005), “Thực trạng quản lý chất thải y tế tại các bệnh viện

huyện tỉnh Hải Dương”, Luận án tiến sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

18.Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên (2007), Giáo trình sau đại học môn Vệ sinh môi trường, Thái Nguyên.

19.Trung tâm trắc địa và quan trắc môi trường tỉnh Quảng Ngãi (2012), Báo cáo đánh giá tác động môi trường Bệnh viện Đa khoa Nhân Tâm.

Tài liệu tiếngAnh

20. Canadian Standards Association (1992), Guidelines for the management of biomedical waste in Canada, Ottawa.

21.Health Services Advisory Committee (1999), Safe disposal of clinical waste,

Sudbury: HSE Books, Great Britain.

22.Hendarto. H (1998), Medical waste treatment options in Indonesia, California

Polytechnic State University.

23.Miller, R.K. and M.E. Rupnow (1992), Survey on medical waste management,

Lilburn, GA: Future Technology Surveys.

24.Okayama-Daigaku. KankyẰo-Rikogakubu (2006), International Seminar on New Trends in Hazardous and Medical Waste Management: 8.-KankyẰo-RikẰogakubu- kokusai-shinpojiumu, [February 24, 2006, Okayama International Center], Okayama.

25.WHO (1994), Managing medical waste in developing country. Geneva.

26.WHO (1997), Treatment waste from hospitals and other health care establishment, Malaysia.

PHỤ LỤC

Hình 2.1: Hiện trạng khu đất dự án

Hình 2.2 Phía Đông giáp đường Hình 2.3 Đối diện dự án giáp Đinh Tiên Hoàng bến xe Chín Nghĩa

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA NHÂN TÂM TẠI PHƯỜNG NGHĨA CHÁNH, TP. QUẢNG NGÃI, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 61 -68 )

×