0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Đánh giá tác động môi trường giai đoạn thi công xây dựng

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA NHÂN TÂM TẠI PHƯỜNG NGHĨA CHÁNH, TP. QUẢNG NGÃI, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 28 -37 )

1. Tác động của khí thải đến môi trường

a) Khí thải từ phương tiện vận chuyển và phương tiện thi công

Trong quá trình thi công xây dựng công trình, tác nhân gây ô nhiễm không khí còn do bụi, khí thải của các phương tiện giao thông và hoạt động của các máy móc, thiết bị trên công trường gây ra. Cùng với sự gia tăng về số lượng và mật độ xe trong giai đoạn thi công là tình trạng kẹt xe, tắc đường càng làm tăng nguy cơ ô nhiễm không khí, nhất là tại các điểm giao với các tuyến đường khác trong khu vực. Những khí thải do các phương tiện giao thông, máy móc thải ra chủ yếu là CO, SOx, NOx, chì và các chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC – Volatile Organic Compounds). Các

khí thải này có thể gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh nếu nồng độ của chúng vượt quá mức độ cho phép. Tuy nhiên, lượng khí thải cũng phụ thuộc vào mức độ hoạt động và tình trạng sử dụng của các loại phương tiện, máy móc.

Dựa vào hệ số ô nhiễm trong tài liệu Rapid Environmental Asessment, WHO,

1995 do WHO thiết lập đối với các loại xe vận tải sử dụng dầu DO có tải trọng từ

3,5 – 16 tấn theo quãng đường vận chuyển, ta có thể tính toán tải lượng bụi và các khí thải khác phát sinh do quá trình vận chuyển gây nên.

Bảng 3.8. Tải lượng các chất ô nhiễm đối với xe có tải trọng từ 3,5 – 16 tấn

Chất ô nhiễm Tải lượng (g/km)

Trong TP Ngoài TP Đường cao tốc

Bụi 0,9 0,9 0,9

SO2 4,29S 4,15S 4,15S

NO2 1,18 1,44 1,44

CO 6,0 2,9 2,9

VOC 2,6 0,8 0,8

Nguồn: Rapid Environmental Asessment, WHO, 1995

Ghi chú: S là hàm lượng Sulfure trong xăng dầu (hiện nay, hàm lượng Sulfure trong dầu DO trên thị trường là 0,25%).

Quãng đường vận chuyển tính cho cả đi lẫn về cho 32 chuyến xe khoảng 176 km/ngày thì khối lượng chất ô nhiễm thải ra trong ngày như sau:

Bảng 3.9: Kết quả tính toán khối lượng các chất ô nhiễm do xe tải phát sinh

Chất ô nhiễm Tải lượng (g/km) Khối lượng phát thải (g/ngày) Bụi 0,9 158,4 SO2 4,29S 188,7 NO2 1,18 207,7 CO 6,0 1056,0 VOC 2,6 457,6

Ghi chú:VOC – Volatile organic compound – hàm lượng chất hữu cơ bay hơi.

Khi thi công xây dựng dự án, lượng khí thải phát sinh sẽ gây ô nhiễm trên 2 khu vực. Trên các tuyến đường vận chuyển và trong khu vực xây dựng dự án. Trên quãng đường vận chuyển các xe vận chuyển nguyên vật liệu sẽ làm khối lượng phát thải các chất ô nhiễm trên các tuyến đường này tăng lên, nhưng ảnh hưởng lớn là bụi. Trong khu vực dự án với lưu lượng xe ra vào vận chuyển nguyên liệu rất nhiều cộng với máy móc thi công xây dựng sẽ gia tăng nồng độ khí thải trong môi trường và làm khuyết tán một lượng bụi rất lớn trong môi trường ảnh hưởng tới sức khỏe của công nhân và người dân khu vực.

Tác động của khí thải:

Môi trường không khí bị ô nhiễm bởi các chất độc hại như CO, SO2, NOx, bụi…sẽ gây ra những tác động đến sức khỏe con người như gây các bệnh về đường hô hấp, bệnh về mắt, rối loạn các chức năng khác như thần kinh,…

Các Oxit cacbon: Các oxit cacbon chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các khí gây ô nhiễm môi trường không khí. Oxit cacbon (CO) là khí không màu, không mùi, không vị sinh ra khi đốt cháy nhiên liệu chứa cacbon ở điều kiện thiếu không khí hoặc các điều kiện kỹ thuật không được khống chế nghiêm ngặt như nhiệt độ cháy, thời gian lưu của không khí ở vùng nhiệt độ cao, chế độ phân phối khí buồng đốt, hàm lượng oxy trong khí cháy thấp…Tác hại của khí CO đối với con người và động vật xảy ra khi nó tác dụng với hồng cầu (hemoglobin) trong máu tạo thành một hợp chất bền vững: HbO2 + CO HbCO + O2 từ đó làm giảm khả năng hấp thụ oxy của hồng cầu để nuôi dưỡng tế bào cơ thể.

Các Oxit nitơ (NOx): Các oxit nitơ (NO, N2O3, NO2, N2O5,…viết tắt là NOx) xuất hiện trong khí quyển trong quá trình đốt nhiên liệu ở nhiệt độ cao, qua quá trình oxy hoá nitơ trong khí quyển do tia sét, núi lửa,... các quá trình phân huỷ và quá trình sản xuất hóa học có sử dụng hợp chất nitơ,…

Các Oxit lưu huỳnh (SOx): Khí Sunphurơ là chất không màu, có mùi hăng cay khi nồng độ trong khí quyển là 1ppm. Sunphurơ là sản phẩm chủ yếu của quá

trình đốt cháy các nguyên liệu có chứa lưu huỳnh. Hầu hết con người bị kích thích ở nồng độ 5ppm. SOx ở nồng độ cao có thể kết hợp với hơi nước gây hiện tượng mưa axít, ảnh hưởng đến môi trường đất, hệ động thực vật,…

b) Tác động của tiếng ồn:

Tiếng ồn là các âm thanh không mong muốn hoặc âm thanh xuất hiện không đúng chỗ hoặc không đúng thời gian mong đợi. Tiếng ồn còn được định nghĩa là tiếng động cản trở nghe và nói hoặc có khả năng làm hỏng màng nhĩ. Cùng một tiếng ồn, ở mỗi người, mỗi thời điểm việc cảm nhận mức độ khác nhau. Tiếng ồn không mong muốn hiểu như tác động tiêu cực đến con người, thiên nhiên, vật nuôi, động vật hoang dã trong hệ sinh thái. Tiếp xúc với tiếng ồn lâu ngày sẽ làm giảm sự chú ý, dễ mệt mỏi, nhức đầu chóng mặt, tăng cường các ức chế của hệ thần kinh, ảnh hưởng đến thính giác của con người. Tiếng ồn cũng gây thương tổn cho hệ tim mạch và làm tăng các bệnh về đường tiêu hóa.

Khả năng lan truyền và gây ra tác động của tiếng ồn được tính toán dựa vào công thức sau:

Li = Lp - ∆Ld - ∆Lc (dBA)

Trong đó:

- Li: Mức ồn tại điểm tính toán, cách nguồn một khoảng d (m)

- Lp: Mức ồn tại nguồn gây ồn (cách 1,5 m)

- ∆Ld: Mức ồn giảm theo khoảng cách d ở tần số i

∆Ld = 20.lg[(r2/rl)l+a] (dBA)

Trong đó:

- rl: Khoảng cách tới nguồn gây ồn ứng với Lp (m)

- r2: Khoảng cách tính toán độ giảm mức ồn ứng với Li (m)

- ∆Lc: Độ giảm mức ồn qua vật cản. Khu vực dự án có địa hình rộng thoáng ∆Lc = 0.

Từ công thức trên kết hợp với việc đo thực tế mức ồn tại nơi cách nguồn phát sinh ồn 15m, ta có thể tính được độ ồn tại các vị trí khác. Mức ồn từ hoạt động của các xe tải và các thiết bị thi công được thể hiện như sau:

Bảng 3.10: Mức ồn gây ra do các thiết bị, máy móc thi công

STT THIẾT BỊ THI CÔNG MỨC ỒN

Cách dự án 1,5 m (dBA)

1 Máy ủi 93

2 Máy khoan 87

3 Máy nén Diezel 80

4 Máy đóng cọc bê tông 1,5T 90

5 Máy trộn bê tông 75

6 Xe tải 75

7 Cần trục, cần cẩu 85

8 Máy đầm bê tông 80

QCVN 26:2010/BTNMT (6÷21h) 70 dBA

Nguồn: Ủy ban bảo vệ môi trường U.S. Tiếng ồn và độ rung từ các thiết bị xây dựng và máy móc xây dựng NJID.

Giai đoạn thi công dự án các loại máy như máy đóng cọc bê tông, gầu xúc, máy kéo, máy ủi, xe tải,… tiếng ồn có thể là 90 dBA ở khoảng cách 1,5m, nếu các máy đó hoạt động cùng lúc thì độ ồn tăng lên từ 95 – 98 dBA. Như vậy trong giai đoạn xây dựng các phương tiện máy móc sử dụng nhiều, hoạt động liên tục, tiếng ồn trong khu vực thi công có thể vượt tiêu chuẩn cho phép (QCVN 26:2010/BTNMT) từ 10 – 20 dBA.

Bảng 3.11: Mức ồn tối đa từ hoạt động của các phương tiện vận chuyển và thiết bị thi công cơ giới

STT Phương tiện vận chuyển và thiết bị thi công cơ giới

Mức ồn cách nguồn 1m Mức ồn cách nguồn 20m Mức ồn cách nguồn 50m Đơn vị: dBA 1 Máy ủi 93 64 59

2 Máy đóng cọc bê tông 1,5 T 90 62 57

3 Máy xúc gàu trước 72 – 84 52 44

4 Máy trộn bê tông 75 – 88 55,5 47,5

5 Xe lu 72 – 74 47 39

6 Xe tải 82 - 94 62 54

TCVN 3985 – 1999 (tiếng ồn đối với khu vực sản xuất) thời gian tiếp xúc 8 giờ là 85dBA

QCVN 26:2010/BTNMT (6÷21h) tiếng ồn tối đa cho phép về tiếng ồn khu vực thông thường là 70 dBA

Nguồn: Ủy ban bảo vệ môi trường U.S. Tiếng ồn và độ rung từ các thiết bị xây dựng và máy móc xây dựng NJID.

Kết quả trên cho thấy mức ồn tối đa do hoạt động của các phương tiện vận chuyển và thiết bị thi công cơ giới tại vị trí cách nguồn 20m nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 26:2010/BTNMT (6÷21h) tiếng ồn tối đa cho phép về tiếng ồn khu vực thông thường là 70 dBA - Mức ồn tối đa cho phép. Do vậy tiếng ồn tác động không đáng kể khu dân cư gần dự án.

Bảng 3.12: Tác động của tiếng ồn ở các dãy tầng số

Mức tiếng (dB) Tác động đến người nghe

0 Ngưỡng nghe thấy

100 Bắt đầu làm biến đổi nhịp đập của tim

110 Kích thích mạnh màng nhĩ

120 Ngưỡng chói tai

130 – 135 Gây bệnh thần kinh và nôn mửa, làm yếu xúc giác và cơ bắp 140 Đau chói tai, nguyên nhân gây bệnh mất trí, điên

Mức tiếng (dB) Tác động đến người nghe

145 Giới hạn mà con người có thể chịu được đối với tiếng 150 Nếu chịu đựng lâu sẽ bị thủng màng tai

160 Nếu tiếp xúc lâu sẽ gây hậu quả nguy hiểm lâu dài

Nguồn: Ủy ban bảo vệ môi trường U.S. Tiếng ồn và độ rung từ các thiết bị xây dựng và máy móc xây dựng NJID.

c) Tác động của độ rung

Bảng 3.13: Mức gia tốc dung của các phương tiện thi công (dB)

STT Thiết bị thi công Mức rung cách máy 10 m

Mức rung cách máy 30 m

Mức rung cách máy 60 m

1 Máy san ủi 79 69 59

2 Máy gầu ngoạm 77 67 57

3 Máy khoan 75 65 55

4 Máy nén khí 81 71 61

5 Máy trộn bê tông 76 66 56

6 Máy bơm bê tông 68 58 48

7 Máy đầm bê tông 82 72 62

8 Máy hàn 75 65 55 9 Xe tải 74 64 54 10 Cần cẩu 77 67 57 11 Xe nâng 71 61 51 QCVN27:2010/ BTNMT 75 75 75

Nguồn: Ủy ban bảo vệ môi trường U.S. Tiếng ồn và độ rung từ các thiết bị xây dựng và máy móc xây dựng NJID.

Khi thi công sẽ sử dụng một lượng lớn các phương tiện, trang thiết bị để đào đắp, lu đầm, đóng cọc và vận chuyển nguyên vật liệu nên sẽ có những rung động ảnh hưởng đến môi trường. Vị trí xây dựng dự án gần khu dân cư, vì vậy Chủ dự án sẽ có kế hoạch bố trí các phương tiện tham gia thi công hợp lý để hạn chế nhiều phương tiện làm việc cùng một thời điểm.

2. Tác động của nước thải đến môi trường a) Nước thải sinh hoạt:

Lượng nước sinh hoạt của công nhân trực tiếp thi công trên công trường là nguồn gây ô nhiễm được tính theo nhu cầu dùng nước sinh hoạt theo mức độ tiện nghi của nhà ở như sau:

Bảng 3.14: Tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt theo mức độ tiện nghi các nhà ở

STT Mức độ tiện nghi các nhà ở Tiêu chuẩn bình quân(l/người/ngày)

Hệ số không điều hòa giờ (Kgiờ) 1 Nhà có thiết bị vệ sinh, không có

các thiết bị vệ sinh 60 - 100 2,0 – 1,8

2

Nhà có thiết bị vệ sinh, tắm hương sen và hệ thống thoát nước bên trong

100 - 150 1,8 – 1,7

3 Nhà có thiết bị vệ sinh, chậu tắm

và hệ thống thoát bên trong 150 - 250 1,7 – 1,4

Nguồn: Bộ Xây dựng (2005), Giáo trình cấp thoát nước, NXB Xây dựng, Hà Nội.

Với nhu cầu lao động cho quá trình thi công xây dựng các hạng mục công trình khoảng 38 người, trung bình mỗi người thải ra từ 60 ÷ 100 lít/người. Thì lượng nước thải sinh hoạt thải ra là 2,28 ÷ 3,04 m3/ngày.đêm.

Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất cặn bã, chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng và vi sinh vật. Nguồn gây ô nhiễm này chỉ mang tính tạm thời, phạm vi ảnh hưởng chỉ trong khu vực dự án và thời gian ảnh hưởng là ngắn (trong giai đoạn thi công dự án).

Bảng 3.15: Khối lượng các chất ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt

STT CHẤT Ô NHIỄM KHỐI LƯỢNG (g/người/ngày) KHỐI LƯỢNG (g/ngày) 1 BOD5 45 ÷ 54 1710 ÷ 2052 2 COD 72 ÷ 102,6 2736 ÷ 3914 3 Chất rắn lơ lửng 70 ÷ 145 2660 ÷ 5510 4 Tổng Nitơ 6 ÷ 12 228 ÷ 456

STT CHẤT Ô NHIỄM KHỐI LƯỢNG (g/người/ngày) KHỐI LƯỢNG (g/ngày) 5 Amôni 2,4 ÷ 4,8 91,2 ÷ 182,4 6 Tổng Phospho 0,8 ÷ 4,0 22,8 ÷ 171 7 Dầu mỡ 10 ÷ 30 380 ÷ 1140

Nguồn: Đánh giá nhanh, WHO.

Nếu số lượng công nhân tăng lên thì tổng khối lượng ô nhiễm (KLON) được tính theo công thức: Tổng KLON (g/ngày) = KLON (g/người/ngày) x Số lượng công nhân (người).

b) Nước mưa chảy tràn:

Trong giai đoạn thi công xây dựng có thể gây ra hiện tượng ngập úng cục bộ do mưa lớn. Đặc biệt trong quá trình đào và xây dựng móng công trình, nước mưa chảy tràn cuốn theo một lượng lớn đất, cát, nguyên vật liệu thừa, dầu mỡ và các chất hữu cơ,… gây nên hiện tượng bồi lắng, tăng độ đục và giảm hàm lượng oxy hòa tan trong nước.

Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) thì nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn thông thường khoảng 0,5 – 1,5 mg N/l; 0,004 – 0,03 mg P/l; 10 – 20 mg COD/l và 10 – 20 mg TSS/l. Nước mưa còn có thể bị ô nhiễm khi chảy qua các khu vực sân bãi có chứa các chất thải ô nhiễm như bãi chứa nguyên liệu, khu vực thi công ngoài trời…tính chất ô nhiễm của nước mưa trong trường hợp này bị ô nhiễm cơ học (đất, cát, rác), ô nhiễm hữu cơ và dầu mỡ. Vấn đề ô nhiễm nước mưa sẽ kéo theo sự ô nhiễm nguồn nước tại khu vực dự án và từ đó gây tác động đến môi trường nước khu vực.

3. Đánh giá tác động của chất thải rắn đến môi trường

Trong giai đoạn san lấp mặt bằng và xây dựng dự án, thành phần chất thải rắn chủ yếu là: Chất thải rắn xây dựng như gỗ, kim loại (khung nhôm, sắt, đinh sắt,… ), các tông, gỗ dán, xà bần, dây điện, ống nhựa, kính. Chất thải nguy hại (dầu nhớt thải, sơn, dung môi, giẻ lau,…). Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân xây dựng công trình.

Theo mức tính trung bình lượng chất thải rắn sinh hoạt của một người công nhân xây dựng trên công trường là 0,5 kg/người, ước tính số lượng công nhân xây dựng tập trung khoảng 38 người tại thời điểm cao nhất, thì lượng rác sinh hoạt sẽ là 19 kg/ngày.

Lượng chất thải tuy ít nhưng nếu không được quản lý thì sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và môi trường. Công nhân có thể đạp phải các vật thể như sắt, đinh sắt có nguy cơ gây bệnh uốn ván. Các chất thải xà bần gây tắc ngẳn hệ thống thoát nước mưa. Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển gây mùi hôi ảnh hưởng tới khu vực dân cư xung quanh. Ngoài ra các chất thải như dầu nhớt, dung môi, giẻ lau, xà bần sẽ gây ô nhiễm nguồn nước mưa chảy tràn nếu không được thu dọn.


Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA NHÂN TÂM TẠI PHƯỜNG NGHĨA CHÁNH, TP. QUẢNG NGÃI, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 28 -37 )

×