0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Đánh giá tác động môi trường giai đoạn hoạt động

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA NHÂN TÂM TẠI PHƯỜNG NGHĨA CHÁNH, TP. QUẢNG NGÃI, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 37 -46 )

1. Tác động của khí thải đến môi trường

a) Khí thải từ lò đốt rác y tế

Để xử lý rác thải y tế của Bệnh viện Đa khoa Nhân Tâm, quy mô 200 giường thì Bệnh viện vẫn sử dụng lò đốt rác y tế với công suất là 30kg/h được mua từ Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Khoa học Công nghệ và Bảo vệ Môi trường (STEPRO). Lò đốt có 2 buồng sơ cấp và thứ cấp, nhiệt độ buồng sơ cấp duy trì ở ≥ 8500C, nhiệt độ buồng thứ cấp duy trì ở ≥ 12000C, buồng lưu nhiệt dài 3m, nên thời gian lưu cháy lớn hơn 2 giây, có khả năng đốt cháy triệt để các chất ô nhiễm kể cả dioxins/furans.

Hệ thống xử lý khí thải lò đốt hai cấp, khí thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường theo QCVN 19:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ; QCVN 02:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải lò đốt chất thải rắn y tế trước khi thải ra môi trường. Cho nên nguồn gây tác động từ ống khói của lò đốt rác y tế ST-30 là không đáng kể.

b) Khí thải từ hệ thống xử lý nước thải

Nguồn khí thải phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải, thành phần các chất ô nhiễm chủ yếu là các sản phẩm của quá trình phân hủy kỵ khí vật chất hữu cơ: CH4, NH3, H2S, CO2,… lượng khí này thực tế không lớn nhưng thường có mùi đặc trưng, gây cảm giác khó chịu cho Bệnh viện và các hộ dân cư xung quanh. Ngoài ra, khí thải còn phát sinh từ khu vực tồn trữ rác thải và giai đoạn vận chuyển, khí thải loại này gây mùi hôi thối khó chịu. Mùi và các dung môi hữu cơ như cồn, ê te bay hơi trong quá trình khám và điều trị bệnh cũng ảnh hưởng tới môi trường không khí xung quanh.

c) Khí thải từ phương tiện giao thông

Phương tiện vận chuyển bao gồm xe cứu thương, xe hơi, xe gắn máy ra vào khuôn viên bệnh viện chủ yếu sử dụng nhiên liệu là xăng, dầu Diezel. Khí thải của các phương tiện vận tải có chứa các chất ô nhiễm như bụi, SO2, NO2, CO, CO2, Pb…Tuy nhiên lượng xe được phép lưu thông trong bệnh viện rất ít nên tải lượng ô nhiễm từ nguồn này không đáng kể và không có khả năng gây ô nhiễm môi trường trên diện rộng.

2. Tác động của nước thải đến môi trường

Nước thải bệnh viện bao gồm hai nguồn chính: Nước thải y tế và nước thải sinh hoạt. Tổng lưu lượng nước thải: Q = Qyt + Qsh = 48 + 79,49 = 127,5 m3/ngày.đêm

a) Nước thải y tế:

Nước thải y tế phát sinh từ các phòng khám, phòng phẫu thuật, phòng thí nghiệm, xét nghiệm và các khoa trong bệnh viện. Nước thải này chứa nhiều vi khuẩn, mầm bệnh, máu, các hóa chất, dung môi trong dược phẩm,… Ngoài ra, nguồn nước thải y tế còn phát sinh từ phòng thanh trùng dụng cụ y khoa với nhiệt lượng cao, từ nhà giặt tẩy...

Các chất gây ô nhiễm trong nước thải y tế bao gồm các chất hữu cơ, vi khuẩn, chất bẩn khoáng và hữu cơ đặc thù như các chế phẩm thuốc, các chất khử

trùng, các dung môi hóa học, dư lượng thuốc kháng sinh, các đồng vị phóng xạ được sử dụng trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh.

Điểm đặc thù của nước thải bệnh viện là sự lan truyền rất mạnh các vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt nguy hiểm là nước thải từ những bệnh viện chuyên các bệnh truyền nhiễm cũng như khoa lây nhiễm,… Những nguồn nước thải bệnh viện này là một trong những nhân tố cơ bản có khả năng lan truyền vào nước thải những tác nhân truyền nhiễm qua đường tiêu hóa và làm ô nhiễm môi trường. Đặc biệt nguy hiểm khi nước thải bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh có thế dẫn đến dịch bệnh cho người và động vật qua nguồn nước.

Bảng 3.16: Thành phần và tính chất nước thải y tế

STT Thông số Đơn vị Giá trị QCVN28:2010/BTNMT Cột B

1 Nhiệt độ nước thải 0C 270C -

2 pH - 7,15 6,5 - 8,5

3 Cặn lơ lửng – SS mg/l 190 100

4 Oxy hòa tan - DO mg/l 0,5 -

5 BOD5 (200C) mg/l 210 50

6 COD mg/l 320 100

7 PO43- mg/l 5,2 10

8 Cl- mg/l 127 -

9 Coliforms MPN/100ml 2x108 5000

Nguồn: Báo cáo đề xuất mô hình trình diễn “Hệ thống xử lý nước thải và rác thải y tế” tại trung tâm y tế huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên, 2007.

Nước thải y tế có tổng hàm lượng cặn lơ lửng (SS), cặn hữu cơ, nhu cầu oxy hóa (BOD), nhu cầu oxy hóa hóa học (COD), hàm lượng nitơ, photpho,… vượt tiêu chuẩn cho phép từ 2 – 10 lần. Do vậy, Bệnh viện cần phải đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải sao cho nước thải sau xử lý đạt QCVN 28:2010/BTNMT - Quy

chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải y tế.

Lượng nước thải y tếtại Bệnh viện Đa khoa Nhân Tâm.

Bệnh viện Đa khoa Nhân Tâm với số giường bệnh là 200 giường, tiêu chuẩn dùng nước của bệnh viện là 300 lít/giường bệnh. Lưu lượng nước thải y tế bằng 80% lượng nước cấp: Nên Qyt = 80%*200 giường x 300 l/giường/ngày.đêm = 48 m3/ngày.

b) Nước thải sinh hoạt

Nước thải từ các hoạt động sinh hoạt của bệnh nhân và các cán bộ, công nhân viên đang điều trị và làm việc tại khoa và bệnh viện như tắm rửa, giặt giũ, nước từ các nhà bếp, canteen, nhà vệ sinh,… Loại nước thải này có chứa các chất cặn bã, dầu mỡ, các chất rắn lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, các hợp chất dinh dưỡng (N,P), vi khuẩn…

Bảng 3.17: Thành phần nước thải sinh hoạt trước và sau qua bể tự hoại

Chất ô nhiễm

Nồng độ chất ô nhiễm (mg/l) QCVN 14:2008/BTNMT

Cột B (mg/l) Chưa xử lý Qua bể tự hoại

pH 5 – 9 5 – 7 5 – 9

BOD520 450 – 540 100 – 200 50

SS 700 – 1450 80 – 160 100

Nitrat (NO3-) 50 – 100 20 – 40 -

Tổng coliform 106 -109 Giảm được 5000

Nguồn : Xử Lý nước thải, Hoàng Huệ, 2001

Như vậy, so sánh với QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt, cho thấy nồng độ ô nhiễm của một số thông số trong nước thải sau khi qua bể tự hoại chỉ giảm ở một mức độ nhất định, và hầu như không đạt quy chuẩn. Do thành phố Quảng Ngãi chưa có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt. Vì vây, Bệnh viện khi đi vào hoạt động cần có biện pháp xử lý nước thải sinh hoạt đạt quy chuẩn môi trường, trước khi thải ra môi trường.

Lượng nước thải sinh hoạt tại Bệnh viện Đa khoa Nhân Tâm.

Với tổng số cán bộ công nhân viên tại Bệnh viện là 328 người, tiêu chuẩn dùng nước là 120 lít/người. Bệnh viện sẽ phục vụ với 3.000 lượt người trong một ngày, tiêu chuẩn dùng nước là 20 lít/người. Mà lưu lượng nước thải sinh hoạt bằng 80% lượng nước cấp.

Nên: Qsh=80%*(3000*20+328*120)/1000=79,49m3/ngày.đêm.

c) Nước mưa chảy tràn

Vào mùa mưa, nước mưa chảy tràn qua mặt bằng dự án sẽ cuốn theo đất cát, rác, dầu mỡ và các tạp chất rơi vãi trên mặt đất xuống nguồn nước. Nếu lượng nước mưa này không được quản lý tốt cũng sẽ gây tác động tiêu cực đến nguồn nước bề mặt, nước ngầm và đời sống thủy sinh trong khu vực. Trên diện tích khu đất của Bệnh viện là 3865 m2 và số liệu về điều tra chế độ mưa tại khu vực như đã trình bày (bảng 3.1) ta có thể ước tính được lượng mưa rơi và chảy tràn trên bề mặt như sau:

Lưu lượng nước mưa chảy tràn trên diện tích khu vực dự án được tính toán như sau: Q = 0,278 x K x I x F

Trong đó: - K: Là hệ số dòng chảy (K = 0,6) - I: Là cường độ mưa (mm/h) - F: Diện tích lưu vực (m2) Với I = 100 mm/h = 0,1 m/h

Trên diện tích khu vực dự án là 3865 m2, thì: Q = 0,278 x 0,6 x 0,1 x 3865= 65 m3/h.

Theo tính toán như trên, khi có trận mưa với cường độ I = 100 mm/h thì lưu lượng nước mưa trên khu vực dự án khoảng 65 m3/h.

3. Tác động của rác thải đến môi trường a) Thành phần chất thải rắn y tế

Căn cứ vào các đặc điểm lý học, hoá học, sinh học và tính chất nguy hại, chất thải trong các cơ sở y tế được phân thành 5 nhóm :

Chất thải lây nhiễm: Nhóm này gồm các loại chất thải:

Chất thải sắc nhọn (loại A): Là chất thải có thể gây ra các vết cắt hoặc chọc thủng, có thể nhiễm khuẩn, bao gồm: bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền,

lưỡi dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thuỷ tinh vỡ và các vật sắc nhọn khác sử dụng trong các hoạt động y tế. Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (loại B): Là chất thải bị thấm máu, thấm dịch sinh học của cơ thể và các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly. Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (loại C): Là chất thải phát sinh trong các phòng xét nghiệm như: bệnh phẩm và dụng cụ đựng, dính bệnh phẩm. Chất thải giải phẫu (loại D): Bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể người; rau thai, bào thai và xác động vật thí nghiệm.

Chất thải hoá học nguy hại:

Nhóm này gồm các loại chất thải sau: Dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng. Chất hoá học nguy hại sử dụng trong y tế. Chất gây độc tế bào, gồm: vỏ các chai thuốc, lọ thuốc, các dụng cụ dính thuốc gây độc tế bào và các chất tiết từ người bệnh được điều trị bằng hoá trị liệu. Chất thải chứa kim loại nặng: thuỷ ngân (từ nhiệt kế, huyết áp kế thuỷ ngân bị vỡ, chất thải từ hoạt động nha khoa), cadimi (Cd) (từ pin, ắc quy), chì (từ tấm gỗ bọc chì hoặc vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ từ các khoa chẩn đoán hình ảnh, xạ trị).

Chất thải phóng xạ:

Gồm các chất thải phóng xạ rắn, lỏng và khí phát sinh từ các hoạt động chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu và sản xuất.

Danh mục thuốc phóng xạ và hợp chất đánh dấu dùng trong chẩn đoán và điều trị ban hành kèm theo Quyết định số 33/2006/QĐ-BYT ngày 24 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Bình chứa áp suất:

Bao gồm bình đựng oxy, CO2, bình ga, bình khí dung. Các bình này dễ gây cháy, gây nổ khi thiêu đốt.

Chất thải thông thường:

Chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm, hoá học nguy hại, phóng xạ, dễ cháy, nổ, bao gồm: Chất thải sinh hoạt từ các buồng bệnh (trừ các buồng bệnh cách ly). Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế như các chai lọ thuỷ tinh, chai huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột bó trong gãy xương kín. Những chất thải này không dính máu, dịch sinh học và các chất hoá học nguy hại. Chất thải

phát sinh từ các công việc hành chính: giấy, báo, tài liệu, vật liệu đóng gói, thùng các tông, túi nilon, túi đựng phim. Chất thải ngoại cảnh: lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh.

Các nguồn chất thải rắn phát sinh khi bệnh viện đi vào hoạt động

Chất thải rắn sinh hoạt:

Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các hoạt động hằng ngày của các bệnh nhân nội ngoại trú, người thăm nuôi bệnh nhân và cán bộ công nhân viên làm việc tại các khoa và các phòng chức năng của bệnh viện. Thành phần chính gồm vỏ trái cây, thức ăn dư thừa, bao bì, túi nylon, giấy, vỏ hộp,... Đây chủ yếu là những chất hữu cơ nên dể bị phân hủy, gây mùi khó chịu, làm mất vệ sinh và ảnh hưởng đến mỹ quan khu vực.

Theo thống kê, rác sinh hoạt chứa thành phần chính là chất hữu cơ được trình bày trong bảng 3.18 sau:

Bảng 3.18: Thành phần cơ lý của rác sinh hoạt

STT Thành phần Tỷ lệ (%) 1 Thực phẩm 65 - 95 2 Carton 0,05 - 25 3 Giấy 0 - 0,01 4 Bao nilon 1,5 – 1,7 5 Plastic 0 - 0,01 6 Vải 0 - 5 7 Cao su 0 – 1,6 8 Da 0- 0,05 9 Gỗ 0 – 3,5 10 Thủy tinh 0 – 1,3 11 Sành sứ 0- 1,4 12 Đồ hộp 0- 0,06 13 Sắt 0- 0,01 14 Kim loại khác 0- 0,03 15 Tro bụi 0- 6,1

Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại các bệnh viện:

Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh thay đổi hằng ngày, hàng tháng, theo mùa và thời tiết. Không những thế mà còn thay đổi theo từng khoa chuyên môn.

Bảng 3.19: Định mức lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại các bệnh viện.

Khoa

Tổng lượng chất thải phát sinh (Kg/giường.ngày)

Tổng lượng chất thải y tế nguy hại (kg/giường.ngày) BV trung ương BV Đa khoa tỉnh BV huyện BV Trung ương BV Đa khoa tỉnh BV huyện Hồi sức cấp cứu 1,08 1,27 1,00 0,30 0,31 0,18 Nội 0,64 0,47 0,45 0,04 0,03 0,02 Nhi 0,50 0,41 0,45 0,04 0,05 0,02 Ngoại 1,01 0,87 0,73 0,26 0,21 0,17 Sản 0,82 0,95 0,74 0,21 0,22 0,17 Mắt/Tai Mũi Họng 0,66 0,68 0,34 0,12 0,10 0,08 Cận lâm sàng 0,11 0,10 0,08 0,03 0,03 0,03 Trung bình 0,69 0,68 0,54 0,14 0,14 0,10

Nguồn: Bộ y tế - Quy hoạch quản lý chất thải y tế, 2009.

Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại Bệnh viện Đa khoa Nhân Tâm.

Theo kết quả tham khảo tại bảng 3.16 lượng chất thải rắn phát sinh tại Bệnh viện Đa khoa Nhân Tâm được tính như sau: Với quy mô Bệnh viện Đa khoa Nhân Tâm: 200 giường. Lượng chất thải rắn phát sinh tại các Bệnh viện Đa Khoa là : 0,68 (Kg/giường.ngày).

Vậy khối lượng chất thải rắn phát sinh tại Bệnh viện Đa khoa Nhân Tâm: 200(giường) x 0,68(kg/giường.ngày) = 135,7 (kg/ngày).

Chất thải y tế nguy hại:

Nguồn gốc phát sinh, thành phần tính chất: Theo nguồn gốc phát sinh rác thải y tế nguy hại có những thành phần như các phế thải bệnh lý bao gồm các mô,

các phần cơ thể người,... phế thải nhiễm khuẩn, bao gồm các môi trường nuôi cấy và tích trữ tác nhân gây bệnh thải ra từ các phòng thí nghiệm, xét nghiệm, các phế thải trong phòng mổ, các phế thải trong phòng cách ly những căn bệnh dể lây, các phế thải sinh ra khi điều trị các bệnh nhân nhiễm khuẩn và qua quá trình phân tích (các dụng cụ phân tích, áo choàng, găng tay,...). Các phế thải trong cơ thể bệnh nhân như: phân, nước tiểu có chứa nhiều dịch bệnh có khả năng lây lan trực tiếp sang người khác hoặc các vetơ truyền bệnh. Các vật sắc nhọn bao gồm các kim tiêm, dao kéo mổ, các ống thủy tinh vỡ, những dụng cụ cắt gọt và tiêm chích khác. Các phế thải dược phẩm quá hạn...

Lượng rác thải y tế nguy hại tại Bệnh viện Đa khoa Nhân Tâm

Khối lượng chất thải rắn nguy hại chiếm khoảng 20% (0,14 kg/giường.ngày- bảng 3.21) tổng lượng rác thải phát sinh từ bệnh viện.

135,7 kg/ngày x 20% = 27,14 kg/ngày.

b) Tác động của chất thải rắn bệnh viện

Đặc trưng chất thải rắn của Bệnh viện là chứa các vật phẩm y tế mang các vi khuẩn, vi trùng gây bệnh. Các tác nhân gây bệnh này có thể xâm nhập vào cơ thể con người qua vết trầy xước trên da, qua các niêm mạc, qua đường hô hấp, đường tiêu hoá. Loại chất thải này mang nhiều yếu tố có tác động trực tiếp làm ô nhiễm môi trường nước, đất, không khí. Ngoài ra, chất thải rắn y tế có khả năng lan truyền bệnh tật, do ruồi muỗi, côn trùng và phát tán các bệnh như: thương hàn, tả lỵ, sốt xuất huyết, sốt rét, sốt phát ban, viêm gan A và các bệnh truyền nhiễm khác.

Đặc biệt đối với một số chất thải rắn nguy hại: chất thải rắn nhiễm phóng xạ, các lọ đựng hóa chất gây độc tế bào, các lọ hóa chất nguy hại hết hạn... nếu không

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA NHÂN TÂM TẠI PHƯỜNG NGHĨA CHÁNH, TP. QUẢNG NGÃI, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 37 -46 )

×