0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Trong giai đoạn xây dựng

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA NHÂN TÂM TẠI PHƯỜNG NGHĨA CHÁNH, TP. QUẢNG NGÃI, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 48 -61 )

1. Biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường không khí

Trong quá trình đào và vận chuyển đất, thi công xây dựng để hạn chế bụi phát thải thải ra môi trường cần áp dụng biện pháp như sau: Phun tưới nước trên đoạn đường trước khu vực dự án, trên tuyến vận chuyển tại khu vực đông dân cư và khu vực thi công để giảm thiểu lượng bụi do gió cuốn (trung bình 2 lần/ngày). Các phương tiện chuyên chở nguyên vật liệu (đất, cát, sỏi, xi măng…) phải được che phủ bằng bạt, chở đúng khối lượng, tránh rơi vãi khi đi vào khu vực thi công. Vật liệu sau khi tập kết xuống khu vực thi công cần phải che chén để giảm sự khuếch tán do tác dụng của gió.

Để giảm thiểu ô nhiễm khí thải do phương tiện vận chuyển và máy móc thi công xây dựng cần áp dụng các biện pháp sau: Cần điều tiết số lượng xe phù hợp với thời gian và tiến độ công việc. Các phương tiện vận chuyển không chở quá trọng tải quy định của nhà sản xuất và giảm tốc độ xuống 5 km/h khi đi vào khu vực thi công. Không sử dụng các xe đã quá cũ để giảm thiểu mức độ gây ô nhiễm môi trường không khí vì các xe quá cũ phát ra lượng khí thải vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

Thường xuyên kiểm tra, bảo trì các loại phương tiện vận chuyển. Cần phải có kế hoạch tổ chức vận chuyển nguyên liệu đối với phương tiện có trọng tải lớn tránh gây ùn tắc giao thông, phát sinh khí thải gây ô nhiễm môi trường. Các phương

tiện vận chuyển phải tắt máy trong thời gian dừng chờ bốc dỡ nguyên vật liệu. Cung cấp đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động cho công nhân như: mũ, khẩu trang, giày, găng tay,…ở những công đoạn cần thiết.

Khi thi công xây dựng sẽ gây ra tiếng ồn và độ rung rất lớn, vì vậy cần phải áp dụng các biện pháp giảm thiểu sau: Không sử dụng cùng một lúc trên công trường nhiều phương tiện giao thông và máy móc, thiết bị thi công có độ gây ồn lớn để tránh tác động cộng hưởng của tiếng ồn. Sử dụng máy khoan, búa máy đúng công suất nhằm hạn chế độ ồn, rung ảnh hưởng đến các công trình phụ cận khác. Hạn chế việc sử dụng còi trong khu vực, lập kế hoạch vận chuyển hợp lý để giảm các hoạt động vào giờ cao điểm.

2. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm từ nước thải a) Nước thải sinh hoạt

Như phần trên đã đánh giá, tổng lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trong giai đoạn thi công công trình ước tính khoảng 2,4 ÷ 3,2 m3/ngày với hàm lượng BOD, COD, SS khá cao sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường nước đáng kể.

Xây dựng các nhà vệ sinh có hầm tự hoại tại các lán trại. Các hầm tự hoại này được xây dựng có kích thước phù hợp với số công nhân trên công trường. Sau giai đoạn thi công bùn sẽ được hút đi và san lấp các hầm tự hoại này.

b) Nước mưa chảy tràn

Nước mưa chảy tràn qua mặt bằng thi công sẽ cuốn theo đất, cát, rác thải và đặc biệt là dầu nhớt rơi vãi... dễ gây tác động tiêu cực cho môi trường nước mặt khu vực. Tuy nhiên việc thu gom, xử lý nước mưa chảy tràn qua mặt bằng khu vực còn hạn chế bởi các nguyên nhân sau: Diện tích khu vực dự án quá nhỏ không đủ để xây dựng hệ thống xử lý nước mưa chảy tràn. Kinh phí đầu tư xây dựng và vận hành xử lý rất tốn kém.

Vì vậy để giải quyết vấn đề về nước mưa chảy tràn cần phải có những biện pháp hạn chế ô nhiễm nguồn nước mưa do quá trình rữa trôi cụ thể như sau: Thu gom và lưu giữ toàn bộ lượng chất thải rắn sinh hoạt hàng ngày. Đất cát sau khi đào lên sẽ được san gạt, tránh để vào mùa mưa nước chảy tràn cuốn theo các phần đất

này làm ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt trong khu vực. Cần phải thường xuyên kiểm tra các đường thoát nước mưa trong khu vực dự án, tạo các rãnh thoát nước mưa nhằm đảm bảo thoát nước khi có mưa tránh tồn đọng nước mưa đồng thời tạo khả năng lắng cặn trước khi nước mưa thoát ra nguồn tiếp nhận.

3. Biện pháp giảm thiểu chất thải rắn

Đối với các loại phế thải ở các tầng cao thì được thu dọn hằng ngày, tập trung ở 1 vị trí nhất định và vận chuyển theo phương thẳng đứng xuống mặt đất vào giờ quy định bằng vận thăng và tời vào cuối ngày. Cần bố trí hàng rào ngăn cách và có hệ thống thu gom các vật tư, vật liệu, xà bần, bê tông rơi xuống có thể tận dụng lại hoặc tập kết đến khu vực tập trung. Khi vận chuyển phế thải xuống phải hạ từ từ, không được lắc giật, va đập mạnh, cấm người đứng bên dưới khi đưa vật liệu xuống, không đổ ồ ạt hoặc ném gạch, đá xuống vì như vậy có thể gây chấn thương cho người đang làm việc ở dưới.

Đối với chất thải rắn là kim loại, nhựa, giấy, bao bì được thu gom, phân loại bán phế liệu. Phần không sử dụng được đổ thải cùng với rác thải sinh hoạt tại nơi quy định. Đối với rác thải sinh hoạt: Rác thải của công nhân phải được gom vào các thùng đựng có nắp đậy đặt tại nơi quy đinh cuối ngày được tập kết vào thùng rác lớn và hợp đồng với đơn vị chức năng thu gom và xử lý.

3.3.1.2 Trong giai đoạn hoạt động

1. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí

Tại các phòng khám điều trị, chấn đoán có hệ thống cửa sổ, hệ thống thông khí đồng bộ và lắp đặt các thiết bị quạt hút bụi, quạt thổi trong các phòng chức năng và từng khoa tạo độ thông thoáng cần thiết. Đối với kho hóa chất, dược phẩm được lắp đặt hệ thống thông khí và xử lý khí độc.

Có kế hoạch định kỳ sử dụng các chế phẩm vi sinh Enchoice, PM hoặc các loại chất sát khuẩn cho phép phun trực tiếp vào các nguồn có khả năng phát sinh mùi, khu tập kết chất thải, khu vệ sinh chung, khu xử lý nước thải.

Định kỳ tiến hành nạo vét cống rãnh thoát nước hạn chế sự phát tán mùi ra môi trường xung quanh. Lắp đặt hệ thống phun nước tại những khu vực phát tán bụi

Nước mưa chảy tràn

Nước thải khu vệ sinh các khoa Nước thải y tế Cống thoát nước chung Hố ga + Song chắn rác Bể tự hoại Hệ thống XLNT

do phương tiện đi lại. Ngoài ra, cần phải trồng cây xanh vì đây là giải pháp tốt nhất đối với việc giảm thiểu ô nhiễm bụi, các khí độc và còn tạo cảnh quan cho bệnh viện.

2. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước

Quy trình thu gom phân luồng nước thải Bệnh viện:

Nước thải sinh ra từ hoạt động của Bệnh viện Đa khoa Nhân Tâm cần được xử lý đạt Tiêu chuẩn QCVN 28:2010/BTNMT Cột B Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải y tế trước khi xả ra môi trường.

Việc phân luồng dòng nước thải Bệnh viện phải có hệ thống thu gom riêng nước bề mặt và nước thải từ các khoa, phòng. Hệ thống cống thu gom nước thải phải là hệ thống ngầm hoặc có nắp đậy.

Hình 3.1: Sơ đồ thu gom nước thải và nước mưa tại bệnh viện

a) Nước mưa chảy tràn

Nước mưa chảy tràn qua phạm vi bệnh viện có lẫn các tạp chất rắn, đất, cát.. So với nước thải, nước mưa khá sạch. Thu gom toàn bộ lượng nước mưa chảy tràn bằng hệ thống mương thoát nước bao quanh toàn bộ khu vực bệnh viện. Mương thoát nước được xây bằng gạch, nắp đan bê tông cốt thép. Nước mưa được dẫn qua hố ga có đặt song chắn rác để lắng cặn và tách rác có kích thước lớn trước khi thoát ra cống thoát nước chung.

Sơ đồ hệ thống thoát nước mưa như sau: Hố ga + Song chắn rác

Nước mưa Cống thoát chung

Hình 3.2: Sơ đồ thoát nước mưa tại bệnh viện

b) Xử lý nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt sẽ được thu gom bằng hai hệ thống ống dẫn riêng, nước thải có nồng độ chất bẩn lớn (từ nhà vệ sinh) được xử lý cục bộ bằng bể tự hoại trước khi cùng với các loại nước thải từ hệ thống thu gom nước rửa tay, nước thải từ nhà bếp, nhà ăn,....đưa vào tuyến thoát nước vào trạm xử lý nước thải.

Bể tự hoại làm hai chức năng: lắng và phân hủy cặn lắng. Bể có 3 ngăn, nước thải trước tiên đi qua ngăn thứ nhất, phần lớn các cặn sẽ được lắng xuống và phân huỷ kỵ khí, sau đó nước thải qua ngăn lắng thứ 2, tại đây các cặn lơ lửng tiếp tục phân huỷ kỵ khí.

Dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật kỵ khí, các chất hữu cơ bị phân hủy, một phần tạo thành các chất khí và một phần tạo thành các chất vô cơ hòa tan. Nước thải qua ngăn thứ 3 vẫn còn chứa nhiều hợp chất hữu cơ do đó cần phải lưu thêm thời gian để phân hủy tiếp. Cặn lắng trong bể từ 3 – 6 tháng sẽ được hợp đồng với đơn vị chức năng thu gom xử lý.

Bản vẻ bể tự hoại như sau:

Chú thích: 1. Ống dẫn nước thải vào 4. Ống thông hơi

2. Cặn lắng 5. Nắp bể

3. Ngăn lọc kị khí (than) 6. Ống thu nước (ra cống thoát chung) Hình 3.3: Bản vẽ chi tiết bể tự hoại

c) Nước thải y tế và nước thải ra từ bể tự hoại

Nước thải y tế có chứa các tác nhân lây nhiễm phải được khử trùng bằng các tác nhân hóa học (CaOCl, chloramines B…) trước khi đưa vào hệ thống xử lý nước thải. Nước thải bể tự hoại sau khi qua hệ thống bể phốt được thu gom chung với nước thải từ các nguồn khác của bệnh viện. Sau đó nước thải đi qua song chắn rác để loại bỏ rác có kích thước lớn. Phần rác bị chặn lại bởi song chăn rác được kiểm tra hằng ngày, vớt thải bỏ cùng với chất thải rắn của bệnh viện. Sau đó nước được đưa vào đường ống chung dẫn ra trạm xử lý nước thải.

Phân tích lựa chọn công nghệ

Tuỳ thuộc vào thành phần và tính chất nước thải, loại nước cần xử lý, lưu lượng nước thải, điều kiện mặt bằng,...mà có thể ứng dụng các phương pháp xử lý khác nhau. Theo tài liệu tham khảo công nghệ xử lý nước thải tại một số bệnh viện như: Bệnh viện thống nhất T.p Hồ Chí Minh, Bệnh viện Giao thông I, Bệnh viện Lao

Hải Phòng, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng, Bệnh viện Triều An T.p. Hồ Chí Minh, Bệnh viện Lao phổi Trung ương.

Nước thải Bệnh viện Đa khoa áp dụng phương pháp xử lý như sau: Xử lý bậc 1 (xử lý cơ học/vật lý). Xử lý bậc 2 (xử lý sinh học). Xử lý bùn (cặn lắng) và Khử trùng nước thải trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung.

Xử lý bậc 1 nhằm tách loại ra khỏi nước thải các tạp chất nổi, các chất có kích thước lớn. Thường áp dụng các công trình xử lý như: Song chắn rác - thiết bị nghiền rác.

Xử lý bậc 2 nhằm loại bỏ ra khỏi nước các chất hữu cơ dạng hòa tan, dạng keo và phân tán nhỏ. Xử lý bậc 2 là áp dụng các quá trình xử lý sinh học - đó là quá trình khoáng hoá hữu cơ với sự tham gia của các vinh sinh vật.

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải bệnh viện Đa khoa Nhân Tâm

Hình 3.4: Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện

Nước thải sau bể tự hoại sẽ cùng với nước thải khác từ bệnh viện chảy qua song chắn rác để loại các cặn bẩn có kích thước lớn hơn 5mm, cặn bẩn ở hố chắn rác này được thu gom mỗi ngày để tránh tắc nghẽn cho hệ thống. Sau đó nước tự chảy vào bể gom (B01 âm nền). Nước thải sau đó tự chảy vào bể điều hòa (B02) thời gian

Nước thải Bể thu gom SCR ▼▼▼ Không khí Bể điều hòa Bơm ▼▼▼ Không khí Bể Aerotank Bể lắng Bể khử trùng Hóa chất khử trùng Nguồn tiếp nhận Bùn hoạt tính tuần hòan Bể phân hủy bùn Xe hút bùn

lưu nước là 10 giờ, nhằm cân bằng nồng độ và ổn định lưu lượng nước thải cho các công trình xử lý tiếp theo.

Trong bể điều hòa (B02) bố trí 02 bơm chìm (WP02-01/02) để bơm nước lên bể sinh học hiếu khí Aerotank (B03). Bể xử lý sinh học hiếu khí Aerotank (B03) có chế độ hoạt động liên tục, xử lý chất bẩn hữu cơ trong nước thải bằng vi sinh vật hiếu khí. Các vi sinh vật này sẽ phân hủy các chất hữu cơ thành sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O. Không khí ở đây được cấp vào nhờ 2 máy thổi khí (MTK01-01/02) hoạt động luân phiên 24/24h, thời gian lưu nước 5 giờ.

Sau quá trình xử lý sinh học, nước thải tràn qua bể lắng (B04), thời gian lưu nước là 3,5 giờ. Tại đây các cặn bùn sẽ lắng xuống đáy, một phần bùn sẽ được tuần hoàn về bể Aerotank, còn phần bùn dư này sẽ được xả định kỳ vào bể phân hủy bùn (B06). Nước thải tiếp tục tự chảy đến bể khử trùng (B05). Dung dịch chlorine được bơm định lượng (DP01) đưa vào bể trộn để tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh. Nước sau xử lý sẽ đạt Quy chuẩn QCVN 28:2010/BTNMT cột B Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải y tế, thải vào hệ thống thoát nước chung khu vực.

Thuyết minh tính toán hệ thống xử lý nước thải Bệnh viện

Các thông số thiết kế: Lưu lượng nước thải Q = 127,5 m3/ngày đêm = 128 m3/ngày đêm.

Bảng 3.20: Thông số đầu vào và đầu ra bể Aerotank

Thông số Đơn vị Đầu vào Đầu ra QCVN 28:2010/BTNMT Cột B

BOD5 mg/L 225 30 50

COD mg/L 245 100 100

TSS mg/L 48 50 100

Tính bể điều hòa:

Thể tích của bể được xác định như sau: θ =

Q

Trong đó: V - thể tích bể điều hòa, m3;

Q - lưu lượng nước thải = 128 m3/ngày đêm;

θ - Thời gian lưu nước trong bể là: 12 giờ.

Vậy thể tích của bể điều hòa: V = 64 24 12 128 = × (m3). Tính bể aerotank: Thể tích bể tính theo công thức: V =

( )

(

d c

)

c k X S S QY θ θ + − 1 0 Trong đó: V : Thể tích bể Aerotank, m3

Q : Lưu lượng nước đầu vào Q = 128 m3/ngày đêm

Y : Hệ số sản lượng cực đại Y = 0,5

S0 : Nồng độ chất nền (tính theo BOD5) ở đầu vào: 225 mg/L

S : Nồng độ chất nền (tính theo BOD5) ở đầu ra: 30 mg/L

- Nồng độ chất rắn bay hơi được duy trì trong bể Aerotank, X = 3000 mg/L

kd : Hệ số phân hủy nội bào, kd = 0,06/ngày

θ

c : Thời gian lưu bùn trong hệ thống,

θ

c = 10 ngày Vậy thể tích bể aerotank là : V =

( )

) 10 06 , 0 1 ( 3000 30 225 10 5 , 0 128 x x x x x + = 26 m3.

Thời gian lưu nước trong bể:

Thời gian lưu nước được tính theo công thức: θ =

Q

V

Trong đó: V - thể tích bể aerotank, V = 26 m3.

θ - Thời gian lưu nước trong bể.

Vậy thời gian lưu nước trong bể Aerotank là : θ = 5 128 24 26 = × (h) • Thể tích của bể lắng:

Thể tích của bể lắng được xác định như sau: T =

t Q Q V + Trong đó: V – thể tích bể lắng, m3;

T – thời gian lắng: 3 giờ;

Q – Lưu lượng nước xử lý: 128 (m3/ngày đêm);

α – Hệ số tuần hoàn: 0,78;

Qt – lưu lượng tuần hoàn: (m3/h). Qt = αQ = 0,78 X 128 = 99,84 m3/ngày đêm. Vậy thể tích bể lắng là: V = 24 3 ) 84 , 99 128 ( + × = 28,48 m3. Tính lượng bùn xả ra hàng ngày:

Lượng bùn xả ra hàng ngày được tính theo:

ra ra t xa c C Q C Q X V × + × × = θ Trong đó: θc : Thời gian lưu bùn: θc = 10 ngày.

V: Thể tích bể Arotank: V = 26 m3.

X: Nồng độ bùn hoạt tính trong bể Aerotank: X = 3500 g/m3.

Ct: Nồng độ cặn trong dòng tuần hoàn Ct = 8000 g/m3.

Qra: Lưu lượng nước đã xử lý: Qra =128 m3/ngày đêm.

Cra : Cặn lơ lững đầu ra SS = 50 mg/l.

Vậy lượng bùn xả ra hàng ngày là

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA NHÂN TÂM TẠI PHƯỜNG NGHĨA CHÁNH, TP. QUẢNG NGÃI, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 48 -61 )

×