CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu, dữ liệu
2.2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Phƣơng pháp này tiếp cận dữ liệu thứ cấp từ những nguồn thông tin sẵn có. Tác giả thu thập dữ liệu thứ cấp từ các nguồn:
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính, báo cáo tổng hợp, bảng cân đối tài khoản...của BIDV Cầu Giấy trong giai đoạn 2013 - T3/2017.
- Các số liệu bình quân ngành Ngân hàng và các Chi nhánh Ngân hàng trên cùng địa bàn đƣợc thu thập từ Phòng kế hoạch tài chính thuộc BIDV Cầu Giấy.
- Quy chế bảo lãnh, các công văn hƣớng dẫn thực hiện quy chế bảo lãnh và các quy trình, quy định khác có liên quan đến DVBL tại BIDV.
- Các giáo trình, tạp chí, báo cáo hoặc các xuất bản khoa học liên quan đến hoạt động bảo lãnh của ngân hàng.
- Các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ có liên quan đến đề tài nghiên cứu của các tác giả trƣớc.
- Các báo cáo hàng năm, thông tƣ, chỉ thị có liên quan đến DVBL... của Ngân hàng Nhà Nƣớc.
- Các bài đăng trên các website nhƣ: bidv.com.vn, cafef.vn, sbv.org.vn, ...
2.2.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Phƣơng pháp điều tra khảo sát
Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện bằng cách tiến hành điều tra khảo sát ý kiến khách hàng thông qua một bảng hỏi có sẵn.
Mục đích khảo sát: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về DVBL, từ đó đánh giá chất lƣợng DVBL cũng nhƣ đánh giá thực trạng phát triển DVBL tại BIDV Cầu Giấy. Đồng thời, thông qua việc thăm dò ý kiến khách hàng có thể xây dựng các giải pháp nhằm phát triển DVBL tại BIDV Cầu Giấy.
Các bƣớc thực hiện khảo sát:
- Bước 1: Xây dựng bảng hỏi điều tra
Bảng hỏi đƣợc xây dựng bao gồm 3 phần chính
Phần 1: Một số câu hỏi về thông tin cá nhân của ngƣời đƣợc hỏi
Phần 2: Bao gồm bảng hỏi bao gồm các biến quan sát của các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng DVBL. Các biến đƣợc đánh giá theo thang đo Likert 5, cụ thể: 5 = Hoàn toàn đồng ý; 4 = Đồng ý; 3 = Bình thƣờng; 2 = Không đồng ý; 1 = Hoàn toàn không đồng ý.
Phần 3: Câu hỏi mở để khách hàng đề xuất ý kiến của họ để phát triển DVBL nâng cao chất lƣợng DVBL.
(Chi tiết bảng hỏi tại phụ luc)
- Bước 2: Lựa chọn đối tượng điều tra.
Trong bảng hỏi, tác giả sử dụng 7 nhân tố với 27 biến quan sát nhằm đo lƣờng mức độ hài lòng của khách hàng về chất lƣợng DVBL của BIDV. Số phiếu điều tuân thủ theo quy tắc Hair và cộng sự (1988). Quy tắc này cho tham khảo về kích thƣớc mẫu, theo đó kích thƣớc mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát.
Nhƣ vậy, với mô hình gồm 27 biến quan sát, kích thƣớc mẫu tối thiểu gồm 135 mẫu. Do đó, để đảm bảo kết quả phân tích dữ liệu tốt, tác giả thực hiện khảo sát trên 155 mẫu, tƣơng ứng với 155 đối tƣợng đƣợc điều tra.
Đối tƣợng điều tra bao gồm các khách hàng đang sử dụng DVBL tại BIDV Cầu Giấy. Trong đó, đối tƣợng trực tiếp đƣợc hỏi và trả lời chủ yếu là các kế toán trƣởng/kế toán ngân hàng hoặc giám đốc công ty.
Phƣơng pháp chọn mẫu là lấy mẫu thuận tiện không xác suất, chọn ngẫu nhiên 155 khách hàng tại 03 phòng khách hàng doanh nghiệp và 05 phòng giao dịch trực thuộc tại BIDV Cầu Giấy.
- Bước 3: Điều tra khảo sát và tổng hợp kết quả
Thời gian điều tra khảo sát: Từ 01/05/2017 đến 15/06/2017.
Cách thức thực hiện: Tác giả nhờ các Anh/Chị chuyên viên quan hệ khách hàng tại 3 phòng KHDN và 5 phòng giao dịch thuộc BIDV Cầu Giấy phát phiếu điều tra đến khách hàng và tập hợp kết quả từ cuộc điều tra khảo sát. Do khách hàng
chủ yếu là khách hàng doanh nghiệp, thƣờng xuyên giao dịch nên việc thực hiện khảo sát diễn ra tƣơng đối thuận lợi.
Phƣơng pháp phỏng vấn chuyên gia
Trong phƣơng pháp này, tác giả trực tiếp tiến hành phỏng vấn lãnh đạo các phòng kinh doanh (có liên quan trực tiếp đến cung cấp dịch vụ bảo lãnh cho khách hàng) nhƣ: Trƣởng phòng và phó phòng các phòng KHDN; Giám đốc và Phó giám đốc các phòng giao dịch trực thuộc BIDV Cầu Giấy.
Các câu hỏi trong cuộc phỏng vấn trực tiếp chủ yếu là các câu hỏi dạng mở nhằm tìm hiểu quan điểm của những ngƣời đƣợc phỏng vấn. Các câu hỏi gồm:
-Các Anh/Chị đã triển khai thực hiện các biện pháp gì để kiểm soát rủi ro
phát sinh từ hoạt động cấp bảo lãnh?
-Trong quá trình triển khia thực hiện các biện pháp trên, Anh/Chị gặp phải
những khó khăn, vƣớng mắc gì?
-Anh/Chị đánh giá nhƣ thế nào về mức độ rủi ro và hiệu quả quá trình kiểm
soát rủi ro trong hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh?
- Theo Anh/Chị, để giảm thiểu tối đa rủi ro trong hoạt động cấp bảo lãnh,
Chi nhánh cần có những giải pháp kiểm soát rủi ro gì?