Vai trò của bảo lãnh ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ bảo lãnh tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cầu giấy (Trang 27 - 29)

1.2. Tổng quan về DVBL của ngân hàng

1.2.4. Vai trò của bảo lãnh ngân hàng

1.2.4.1. Đối với bên thụ hưởng

BL ngân hàng là công cụ đảm bảo và giảm thiểu rủi ro cho ngƣời thụ hƣởng bảo lãnh. Thông thƣờng, khi mới tham gia giao dịch thì mức độ tin tƣởng lẫn nhau giữa các bên thấp hơn rất nhiều so với trƣờng hợp các bên đã hợp tác thƣờng xuyên, truyền thống. Hơn nữa, không có sự an toàn nào là tuyệt đối bởi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chịu ảnh hƣởng bởi rất nhiều yếu tố. Khi có bảo lãnh ngân hàng, cho dù trƣờng hợp xấu xảy ra thì bên thụ hƣởng cũng có thể nhận đƣợc thanh toán từ phía ngân hàng. Khi đó, rủi ro chuyển từ bên thụ hƣởng sang ngân hàng.

Nhờ có bảo lãnh, các hợp đồng kinh tế đƣợc ký kết thuận lợi, suôn sẻ, nhanh chóng, bên thụ thƣờng tiết kiệm đƣợc chi phí quản lý giấy tờ có giá, quyền sở hữu tài sản để đảm bảo các nghĩa vụ, ràng buộc trách nhiệm tài chính của bên đƣợc BL.

1.2.4.2. Đối với bên được bảo lãnh

Nhờ có DVBL, bên đƣợc bảo lãnh có thể dễ dàng và nhanh chóng ký kết các hợp đồng hơn, nhất là trong quan hệ với các đối tác mới. Thông qua bảo lãnh ngân hàng, bên đƣợc bảo lãnh có thể chiếm dụng đƣợc vốn từ bên thụ hƣởng bảo lãnh nhƣ bảo lãnh tạm ứng, bảo lãnh thanh toán; hay tránh ứ đọng vốn từ việc ký quỹ, đặt cọc, bị giữ lại một phần vốn bởi bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh bảo hành...Từ đó, bên đƣợc bảo lãnh có thêm vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Khi đƣợc ngân hàng phát hành bảo lãnh, tức bên đƣợc bảo lãnh cũng đã có uy tín và năng lực nhất định. Từ đó, bên đƣợc bảo lãnh cũng phần nào chứng tỏ và khẳng định đƣợc uy tín với các đối tác.

Mặt khác, khi ngân hàng phát hành BL cho bên đƣợc bảo lãnh, ngân hàng sẽ theo dõi sát sao tiến độ thực hiện hợp đồng, theo dõi việc sử dụng tiền của bên đƣợc bảo lãnh, cảnh báo những rủi ro trong khi thực hiện hợp đồng, các vi phạm có thể phát sinh,… Trong trƣờng hợp vi phạm thỏa thuận, bên đƣợc BL phải nhận nợ với ngân hàng dẫn đến chi phí tài chính sẽ tăng lên do lãi suất áp dụng đối với khoản bảo lãnh cao hơn với khoản vay thông thƣờng. Dƣới áp lực tài chính đó, bên đƣợc BL sẽ phải nâng cao ý thức trách nhiệm thực hiện đúng nghĩa vụ của mình.

1.2.4.3. Đối với ngân hàng bảo lãnh

Vai trò quan trọng nhất của bảo lãnh đối với ngân hàng là tăng thêm thu nhập từ các phí khi phát hành. Phí bảo lãnh thƣờng đƣợc tính theo tỷ lệ phần trăm trên số tiền bảo lãnh. Tỷ trọng thu nhập từ DVBL/ Tổng thu từ phí dịch vụ đang ngày càng tăng, đóng góp quan trọng trong kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Ngoài ra, khi phát hành bảo lãnh, ngân hàng thƣờng yêu cầu khách hàng phải ký quỹ theo một tỷ lệ nhất đính, từ đó tăng thu nhập từ việc huy động vốn không kỳ hạn với lãi suất thấp.

Bảo lãnh là một trong những dịch vụ tín dụng của ngân hàng, quyết định sự tồn tại của NHTM. Phát triển DVBL, trƣớc hết là giúp cơ cấu lại danh mục các sản phẩm tín dụng. Nhƣ vậy, phát triển DVBL sẽ giúp ngân hàng phân tán rủi ro hơn.

Bảo lãnh còn giúp đa dạng hóa các loại hình dịch vụ ngân hàng, từ đó thực hiện chính sách khách hàng tốt hơn, một mặt giữ chân đƣợc khách hàng cũ, mặt khác thu hút khách hàng mới tiềm năng. Thông qua DVBL sẽ giúp củng cố, mở rộng quan hệ với các đối tác trong và ngoài nƣớc, giúp ngân hàng nâng cao uy tín, vị thế và vƣơn tầm quốc tế.

1.2.4.4. Đối với nền kinh tế

Khi ngân hàng cung cấp DVBL đã hỗ trợ kịp thời nhu cầu cho cá nhân, tổ chức, thu hút vốn đầu tƣ cho nền kinh tế, giảm lƣu thông tiền mặt. Đặc biệt trong

thời kì hội nhập, DVBL đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết đến sự tăng trƣởng kinh tế. Bảo lãnh không chỉ thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác trong tác nƣớc phát triển mà còn tăng cƣờng mối quan hệ thƣơng mại quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ bảo lãnh tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cầu giấy (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)