2. Kết cấu của luận văn:
1.2. Rủi ro trong hoạt động của các NHTM
1.2.4.2 Quy trình quản lý rủi ro
Nguyên tắc số 7 trong bộ 25 Nguyên tắc cơ bản về giám sát hệ thống
ngân hàng hiệu quả của Ủy ban Basel (NT Basel) -Quy trình quản lý rủi ro
đã ghi rõ: Các giám sát viên phải đảm bảo rằng NHTM và tập đoàn ngân hàng có quy trình quản lý rủi ro toàn diện phù hợp (bao gồm cả giám sát của HĐQT và Ban điều hành) để nhận diện, đánh giá và giám sát, kiểm soát/giảm thiểu rủi ro và đánh giá mức độ đầy đủ vốn của NHTM so với tình hình rủi ro của họ. Quy trình này phải phù hợp với quy mô và mức độ phức tạp trong hoạt động của NHTM.
Theo Ủy ban Basel “Quản lý rủi ro là một quá trình liên tục cần được thực hiện ở mọi cấp độ của một tổ chức tài chính và là yêu cầu bắt buộc để các tổ chức tài chính có thể đạt được các mục tiêu đề ra và duy trì khả năng tồn tại và sự minh bạch tài chính”. Theo đó, khung quản lý rủi ro bao gồm 5 thành phần tương hỗ:
(1) Môi trường kiểm soát và giám sát của Ban lãnh đạo (HĐQT); (2) Xác định, đánh giá rủi ro (chính sách, quy trình, hạn mức); (3) Các hoạt động kiểm soát và phân tách nhiệm vụ;
(4) Thông tin và liên lạc (hệ thống thông tin quản lý); (5) Kiểm soát hoạt động quản lý rủi ro và sửa chữa sai sót.
Thanh tra viên NHNN cần phải đòi hỏi mọi NHTM có quy trình quản lý rủi ro phù hợp với quy mô và mức độ phức tạp trong hoạt động của NHTM. Quy trình quản lý rủi ro bao gồm: 1) Giám sát của HĐQT; 2) Chính sách, quy trình, hạn mức; 3) Hệ thống thông tin quản lý; 4) Hệ thống kiểm
soát/kiểm toán nội bộ. Từng NHTM phải có quy trình phù hợp đối với từng hoạt động chịu rủi ro.