STT Giải pháp Mức độ đánh giá (Số phiếu đƣợc lựa chọn) 1 2 3 4 5
21 Cần đổi mới mô hình bộ máy thanh tra, giám sát ngân hàng 23 17 5 10 15 22
Hoàn thiện và xây dựng chính sách giám sát, kiểm soát rủi ro đối với hoạt động của ngân
hàng thương mại. 23 11 6 15 15 23
Hoàn thiện khung pháp lý trong hoạt động ngân
hàng và công tác thanh tra trên cơ sở rủi ro. 34 12 4 8 12 24
Phối hợp chặt chẽ giữa giám sát từ xa và thanh
tra tại chỗ 40 15 5 4 6
25
Xây dựng hệ thống giám sát từ xa có khả năng cảnh báo sớm đối với các tổ chức tín dụng có vấn đề và các rủi ro trong hoạt động Ngân hàng
31 14 3 11 11 26
Quản lý hiệu quả sự phát triển của các sản
phẩm tài chính mới 26 11 5 13 15 27 Nâng cao hiệu quả công tác xử lý sau thanh tra: 33 12 7 9 9 28 Nâng cao chất lượng công nghệ thông tin 31 14 8 9 8 29
Đẩy mạnh hoạt động dự báo rủi ro và công tác
quản lý rủi ro tại các NHTM. 35 2 8 10 15 30
Thiết lập dự phòng cho các rủi ro có thể xảy ra và tuân thủ quy định về xây dựng các tỷ lệ an
toàn trong hoạt động ngân hàng.
34 10 7 6 13 * Bên cạnh việc sử dụng tài liệu sơ cấp tại bước 2, tác giả còn sử dụng tài liệu thứ cấp như các báo cáo giám sát, kế hoạch thanh tra mẫu, kết luận thanh tra… Phần thu thập dữ liệu chủ yếu là thu thập dữ liệu liên quan đến nguồn dữ liệu bên trong phạm vi của Ngân hàng Nhà nước (Vụ Thanh tra các tổ chức tín dụng nước ngoài, Vụ giám sát các NHTM, Văn phòng NHNN,
Văn phòng Cơ quan TTGSNH). Tuy nhiên, những số liệu này có được trên cơ sở tổng hợp, thống kê từ nguồn dữ liệu bên ngoài cung cấp do các NHTM báo cáo và nguồn thông tin nội bộ từ những kết luận của cuộc thanh tra theo phương pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro đưa ra. Do đó, việc thu thập, phân tích dữ liệu đảm bảo khá chính xác, khách quan, phản ánh đúng thực trạng của hoạt động thanh tra trên cơ sở rủi ro.
Tại bước 2, luận văn còn thực hiện kỹ thuật sàng lọc dữ liệu, phân tích đánh giá dữ liệu; phương pháp so sánh; phương pháp thống kê mô tả để đưa ra các đánh giá kết luận liên quan đến thực trạng hoạt động thanh tra trên cơ sở rủi ro của NHNN đối với các NHTM tại Việt Nam.
Phương pháp phân tích, xử lý số liệu được tác giả sử dụng là các phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp và sử dụng các công cụ phần mềm hỗ trợ như phần mềm Excel để tính toán cả chỉ tiêu và phần mềm Word để ghi nhận lại các thông tin
Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích tài chính và là công cụ hữu hiệu trong tính toán, tổng hợp các dữ liệu sơ cấp thu thập được. Tác giả sử dụng phương pháp này với hai nguyên tắc cơ bản:
- Gốc để so sánh: là số liệu của kỳ trước, của các năm, các giai đoạn trước...Các chỉ tiêu sử dụng :
+ So sánh bằng số liệu tuyệt đối: Để thấy được sự biến động các chỉ tiêu thị trường tài chính, tiền tệ từng thời kỳ.
+ So sánh bằng số tương đối: Để thấy được tốc độ phát triển về mặt quy mô các chỉ tiêu tài chính, tiền tệ qua các thời kỳ, các giai đoạn khác nhau.
Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế bằng cách rút ra những kết luận dựa trên những số liệu và thông tin thu thập được trong điều kiện không
chắc chắn. Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để mô tả và phân tích các số liệu tổng quan về thực trạng hoạt động thanh tra trên cơ sở rủi ro kết hợp với thanh tra tuân thủ, cũng như hiệu quả của phương pháp thanh tra này mang lại.
Thống kê mô tả cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo. Cùng với phân tích đồ họa đơn giản, tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu. Để hiểu được các hiện tượng và ra quyết định đúng đắn, cần nắm được các phương pháp cơ bản của mô tả dữ liệu.Có một số kỹ thuật thường được sử dụng như sau:
Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu
Thống kê tóm tắt (dưới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu.
Bƣớc 3: Các giải pháp kiến nghị
Từ những tồn tại đã được phát hiện ở bước 2, sang bước 3 tác giả đã đưa ra những giải pháp kiến nghị đứng trên giác độ của nhà quản lý (NHNN) và giác độ của đối tượng bị quản lý (NHTM). Những kiến nghị này còn được xây dựng trên cơ sở tiếp thu ý kiến của chuyên gia trong nước, ngoài nước để hoàn thiện hơn nữa hoạt động thanh tra trên cơ sở rủi ro của NHNN đối với các NHTM.
Để thực hiện được bước này, Luận văn đã sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu và phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích dữ liệu.
CHƢƠNG III: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TRA TRÊN CƠ SỞ RỦI RO CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC ĐỐI
VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
3.1. Tổ chức, bộ máy thực hiện chức năng thanh tra, giám sát đối với các Ngân hàng thƣơng mại Ngân hàng thƣơng mại
Khoản 11 Điều 4 Luật Ngân hàng Nhà nước quy định nhiệm vụ của NHNN: “ kiểm tra, thanh tra, giám sát ngân hàng; xử lý vi phạm pháp luật về
tiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật”. Đây là một trong những
nội dung thuộc chức năng quản lý nhà nước của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Để thực hiện chức năng thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước đối với các TCTD thì Cơ quan Thanh tra ngân hàng là đơn vị được Thống đốc NHNN uỷ quyền thực hiện phần lớn hoạt động thanh tra, giám sát đối với các TCTD.
Để triển khai thực hiện Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 26/2014/NĐ-CP ngày 7/4/2014 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra, giám sát ngành ngân hàng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 03/2015/TT-NHNN ngày 20/3/2015 hướng dẫn một số điều thực hiện Nghị định 26/2014/NĐ-CP ngày 7/4/2014 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra, giám sát ngành ngân hàng
Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam Thanh tra chính phủ
NNHNN Chi nhánh, Tỉnh,
Thành phố Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng
Thanh tra chi nhánh NHNN Các Vụ, Cục thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng
Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy của Thanh tra ngân hàng
Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo Quan hệ báo cáo
3.1.1 Thanh tra ngân hàng tại Trung ương (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) ngân hàng)
Chuyển sang nền kinh tế thị trường, hoạt động Thanh tra Ngân hàng có sự thay đổi về mục tiêu, cơ cấu và thực hiện việc giám sát, phòng ngừa với mục đích theo dõi sự lành mạnh của hệ thống Ngân hàng, nhằm đảm bảo an toàn cho người gửi tiền và Ngân hàng cho vay. Chính vì vậy phải tổ chức lại hệ thống Thanh tra Ngân hàng để thực hiện việc thanh tra, giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng trong phạm vi cả nước và quản lý công tác thanh tra đối với các cơ quan, đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước.
Theo định hướng và yêu cầu phát triển đó, Cơ quan TTGSNH chính thức hoạt động từ ngày 1/8/2009 theo Quyết định số 83/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27/5/2009 trên cơ sở hợp nhất 4 đơn vị của NHNN Việt Nam gồm: Thanh tra Ngân hàng, Vụ Các Ngân hàng, Vụ Các Tổ chức tín dụng (NHTM) hợp tác, Trung tâm phòng chống rửa tiền. Đến nay,
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 35/2014/QĐ-TTg ngày 12/6/2014 sửa đổi quyết định 83/2009/QĐ-TTg ngày 27/5/2009 theo đó Cơ quan TTGSNH là đơn vị tương đương Tổng cục, trực thuộc NHNN Việt Nam thực hiện chức năng tham mưu, giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quản lý nhà nước đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, phòng, chống rửa tiền, bảo hiểm tiền gửi; tiến hành thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và giám sát ngân hàng trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước; thực hiện phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố theo quy định của pháp luật và phân công của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Từ ngày chính thức hoạt động đến nay, mô hình Cơ quan TTGSNH trực thuộc Ngân hàng Nhà nước đang ngày càng khẳng định vai trò, vị trí của mình trong nhiệm vụ đảm bảo sự an toàn hoạt động cho hệ thống ngân hàng, đang từng bước phát huy hiệu quả và có đóng góp to lớn vào thành tựu chung của ngành ngân hàng.
Theo Quyết định số 35/2014/QĐ-TTg ngày 12/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ, Cơ quan TTGSNH bao gồm 8 Vụ, 3 Cục. Mỗi Vụ, Cục thực hiện các chức năng, nhiệm vụ khác nhau:
1. Vụ Thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng trong nước (gọi tắt là Vụ I). 2. Vụ Thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng nước ngoài (gọi tắt là Vụ II).
3. Vụ Thanh tra hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng (gọi tắt là Vụ III).
4. Vụ Giám sát an toàn hệ thống ngân hàng (gọi tắt là Vụ IV). 5. Vụ Chính sách an toàn hoạt động ngân hàng (gọi tắt là Vụ V).
(gọi tắt là Vụ VI).
7. Vụ Tổ chức cán bộ (gọi tắt là Vụ VII). 8. Văn phòng.
9. Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng thành phố Hà Nội (gọi tắt là Cục I). 10. Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt là Cục II).
11. Cục Phòng, chống rửa tiền (gọi tắt là Cục III).
3.1.2 Thanh tra ngân hàng tại các NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố.
Thanh tra ngân hàng tại các NHNN Chi nhánh gọi là Thanh tra chi nhánh NHNN; là một đơn vị cấp tương đương phòng, thuộc tổ chức bộ máy của NHNN chi nhánh. Thanh tra chi nhánh NHNN chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Giám đốc chi nhánh NHNN.
Số lượng cán bộ, nhân viên của Thanh tra các chi nhánh NHNN vào khoảng 960 người. Riêng hai chi nhánh NHNN lớn nhất là NHNN chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh và NHNN chi nhánh thành phố Hà Nội có số lượng cán bộ lớn nhất khoảng 80 người/1 Chi nhánh, trong đó, số thanh tra viên khoảng là 53 người, chiếm 66% trên tổng số. Các Chi nhánh còn lại, trung bình mỗi Chi nhánh có 13 cán bộ, trong đó có khoảng 9 cán bộ là thanh tra viên.
3.1.3. Mối liên hệ giữa Thanh tra NHNN và Thanh tra chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố trong hoạt động thanh tra, giám sát tỉnh, thành phố trong hoạt động thanh tra, giám sát
Việc phân công trách nhiệm giữa Thanh tra NHNN và Thanh tra chi nhánh NHNN trong việc thanh tra và giám sát các TCTD tại Việt Nam thực hiện theo quy định tại Điều 4, Điều 5 Thông tư số 03/2015/TT-NHNN ngày 20/3/2015.
Thanh tra chi nhánh chịu sự hướng dẫn về mặt nghiệp vụ của Thanh tra NHNN. Hàng năm, Thanh tra NHNN xây dựng chương trình kế hoạch thanh tra chung gửi các chi nhánh, trong đó nêu những vấn đề trọng tâm cần phải tập trung thanh tra, những nhóm ngân hàng cần phải thanh tra trong năm. Thanh tra chi nhánh căn cứ chương trình chung và tình hình thực tế của các Tổ chức tín dụng trên địa bàn để lựa chọn đối tượng và quyết định nội dung thanh tra cụ thể; được đào tạo nghiệp vụ thanh tra; tập huấn quy chế, chính sách... Tuy nhiên, vì thuộc cơ cấu tổ chức của NHNN chi nhánh, nên về mặt tổ chức, nhân sự và các hoạt động thanh tra, giám sát cụ thể, Thanh tra chi nhánh thực hiện theo sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc chi nhánh.
3.2. Thực trạng thanh tra trên cơ sở rủi ro của NHNN đối với các Ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam hàng thƣơng mại tại Việt Nam
3.2.1 Bối cảnh thị trường tiền tệ ngân hàng và những nguy cơ các loại rủi ro gặp phải của NHTM. ro gặp phải của NHTM.
Thực trạng thị trường tiền tệ ngân hàng Việt Nam thời gian qua:
- Lạm phát: chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2014 tăng 1,84% so với cuối năm trước, là mức thấp nhất trong 13 năm trở lại đây và là năm thứ 3 liên tiếp (2012-2014) duy trì ở mức thấp, ổn định. Tỷ lệ lạm phát thấp là cơ sở để Ngân hàng Nhà nước định hướng các NHTM hạ mặt bằng lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Từ đó hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh giảm chi phí vay, gia tăng lợi nhuận và đẩy mạnh triển khai các dự án trung dài hạn. Theo tính toán trên số liệu tài chính đến Quý III/2014 của 538 doanh nghiệp đang được niêm yết trên sàn chứng khoán thuộc lĩnh vực sản xuất thương mại cho thấy mặt bằng lãi suất cho vay hiện nay phù hợp với đa số khả năng của các doanh nghiệp khi có tới 425 doanh nghiệp (79%) đủ khả năng chi trả mức lãi suất trên 7%. Tỷ lệ lạm phát thấp và ổn định giúp người dân tin tưởng hơn vào VND thể hiện qua huy động vốn VND tăng mạnh 17,78% trong khi huy
động vốn ngoại tệ chỉ tăng 8,61% (27/12/2014) so với cuối năm trước. Nhờ đó, NHNN đã mua được lượng lớn ngoại tệ bổ sung dự trữ ngoại hối lên mức kỷ lục từ trước tới nay.
Biểu đồ: 3.1. Tình hình lạm phát của Việt Nam qua các năm 2010-2015F
Nguồn www.bizlive.vn
- Tỷ giá: Bên cạnh yếu tố lạm phát được kiềm chế ở mức thấp, sự ổn định của tỷ giá cũng như thị trường ngoại hối cũng là một thành công đáng ghi nhận, góp phần cho sự ổn định chung của nền kinh tế. Thị trường ngoại hối và tỷ giá khá ổn định trong suốt 9 tháng đầu năm 2014, chỉ riêng trong tháng 5/2014, trước diễn biến tình hình trên biển Đông, tỷ giá, thị trường ngoại hối và thị trường vàng biến động nhưng chủ yếu do yếu tố tâm lý. Sau đợt điều chỉnh tăng vào cuối quý 2/2014, tỷ giá bình quân liên ngân hàng duy trì ở mức USD/VND = 21.246. Trong khi đó, tỷ giá bán tại nhiều ngân hàng thương mại chủ yếu ở dưới tỷ giá bình quân liên ngân hàng, phổ biến trong khoảng USD/VND = 21.220-21.235. Tình trạng đô la hóa tiếp tục giảm. Đến cuối tháng 6/2014, tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ/tổng phương tiện thanh toán vào khoảng 11,4%, giảm xuống so với mức 12,4% vào cuối năm 2013. Thêm vào đó, diễn biến cung cầu ngoại tệ được đánh giá là cân bằng và ổn định với việc: (i) Việt Nam ghi nhận xuất
siêu gần 1,7 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm 2014; (ii) vốn FDI giải ngân duy trì xu hướng tăng tích cực và đạt 7,9 tỷ USD; (iii) Dự trữ ngoại hối đạt mức kỷ lục 35 tỷ USD; (iv) Thị trường vàng diễn biến tương đối ổn định, Ngân hàng Nhà nước không phải tổ chức đấu thầu vàng miếng, góp phần hạn chế việc sử dụng ngoại tệ của Quỹ Bình ổn tỷ giá và giá vàng để nhập khẩu vàng trên thị trường quốc tế. Diễn biến ổn định của thị trường vàng đã góp phàn duy trì sự ổn định của tỷ giá, thị trường ngoại hối, tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước và ổn định kinh tế vĩ mô. Trong tuần đầu tháng 10/2014, tỷ giá tại các ngân hàng đột nhiên tăng mạnh do tin đồn Ngân hàng Nhà nước có thể điều chỉnh tỷ giá. Giá USD bán ra tại các ngân hàng tăng lên trên 21.300 đồng, tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước đã khẳng định thời điểm này chưa điều chỉnh tỷ giá. Về cuối năm, theo yếu tố chu kỳ, cầu ngoại tệ có thể tăng lên để đáp ứng cho các đơn hàng nhập khẩu nguyên liệu phục vụ cho sản xuất. Như vậy, nếu không có những sự kiện