Kinh nghiệm của ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên (Trang 35)

1.4. Kinh nghiệm nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng của ngân hàng Chính

1.4.3. Kinh nghiệm của ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Hà Nội

Năm 2015 NHCSXH chi nhánh Hà Nội đƣợc vinh danh là chi nhánh xuất sắc nhất toàn hệ thống. Theo báo cáo của NHCSXH, tổng nguồn vốn huy động và quản lý tại NHCSXH thành phố Hà Nội đến cuối năm 2015 đạt 5.188 tỷ Đồng, tăng 451 tỷ Đồng (9,5%) so với năm 2014; riêng nguồn vốn nhận ủy thác đầu tƣ tại địa phƣơng đạt 1.305,8 tỷ Đồng, chiếm tỷ trọng 25,2% trên tổng nguồn vốn, tăng 208,9 tỷ Đồng (19%) so với năm 2014, Trong đó: nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách Thành phố tăng 193 tỷ Đồng, nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách quận, huyện, thị xã và Mặt trận tổ quốc cấp huyện tăng 15,9 tỷ Đồng. Chất lƣợng tín dụng đƣợc giữ vững và có nhiều chuyển biến tích cực, nợ quá hạn đến cuối năm là 5,6 tỷ Đồng, chiếm tỷ lệ 0,11% trên tổng dƣ nợ, giảm 1,7 tỷ Đồng so với năm 2014 (tƣơng ứng tỷ lệ nợ quá hạn giảm 0,05%). Để đạt đƣợc những thành tựu đó thì NHCSXH thành phố Hà Nội đã thực hiện tốt các công tác quản lý:

- Phối hợp cấp ủy, chính quyền địa phƣơng, hội đoàn thể các cấp triển khai quyết liệt nhiều giải pháp củng cố, nâng cao chất lƣợng tín dụng, ngăn ngừa nợ quá hạn phát sinh và đôn đốc thu hồi nợ quá hạn tồn đọng. Hoạt động tín dụng chính sách đã đƣợc đƣa vào các Nghị quyết của Đảng uỷ xã, tạo cơ sở tích cực cho việc triển khai thực hiện. Hầu hết các cấp chính quyền, đoàn thể địa phƣơng đã nhận thức đúng đắn về chủ trƣơng, chính sách của Chính phủ về tín dụng chính sách, từ đó tích cực vào cuộc chỉ đạo sát sao cũng nhƣ thực hiện việc uỷ thác, vay vốn ƣu đãi, sử dụng vốn vay đúng mục đích, đạt hiệu quả.

- Luôn sát sao chỉ đạo các phòng giao dịch NHCSXH quận/huyện/thị xã xây dựng phƣơng án củng cố và nâng cao chất lƣợng tín dụng đối với các xã có tỷ lệ nợ quá hạn trên 2% hoặc tỷ lệ nợ quá hạn dƣới 2% nhƣng có xu hƣớng nợ xấu phát sinh tăng. Bên cạnh đó, tích cực kiểm tra trƣớc, trong và sau khi giải ngân nhằm kịp thời phát hiện, ngăn ngừa rủi ro.

- Thƣờng xuyên quan tâm, kiện toàn và nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn, coi đây là xƣơng sống để triển khai tín dụng chính sách. Thực hiện củng cố, nâng cao chất lƣợng hoạt động của các Điểm giao

dịch xã. Hằng năm, chi nhánh tiến hành tổ chức kiểm tra toàn diện, phúc tra đến 100% các đơn vị trực thuộc, Đồng thời phối hợp với các hội, đoàn thể, Sở, ban ngành kiểm tra theo chuyên đề.

- Đặc biệt, gắn trách nhiệm cán bộ và việc đánh giá, xếp loại cán bộ với địa bàn phụ trách nhằm tăng cƣờng tính trách nhiệm của cán bộ đƣợc giao phụ trách địa bàn trong việc củng cố và duy trì chất lƣợng tín dụng tại địa bàn mình phụ trách.

1.4.4. Bài học đối với ngân hàng Chính sách xã hội huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên

Qua kinh nghiệm nâng cao chất lƣợng tín dụng của các NHCSXH địa phƣơng khác nhƣ Hải Dƣơng, Hà Nội, Bắc Giang là những địa phƣơng có điều kiện, tiềm năng kinh tế tƣơng Đồng với Hƣng Yên, tác giả đã rút ra một số bài học kinh nghiệm cho NHCSXH huyện Văn Lâm, tỉnh Hƣng Yên

Một là, hội, đoàn thể, chính quyền địa phƣơng có vai trò quan trọng trong việc bình xét hộ vay vốn và giám sát nguồn vốn vay đƣợc sử dụng đúng mục đích, đem lại hiệu quả cao. Khi hoạt động bình xét, giám sát vốn vay của các hội, đoàn thể nghiêm túc, tích cực, đúng quy trình thì sẽ hạn chế đƣợc các rủi ro mất vốn cho NHCSXH do cho vay sai đối tƣợng hay việc các đối tƣợng vay vốn không chịu trả nợ khi đến hạn.

Hai là, sự tham gia của chủ tịch UBND cấp xã, thị trấn vào ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện đã góp phần triển khai hiệu quả nguồn vốn tín dụng ƣu đãi của NHCSXH tại địa phƣơng. Đồng thời tăng cƣờng tốt công tác quản lý tín dụng của ngân hàng. Chủ tịch xã là ngƣời am hiểu sâu sắc về tình hình kinh tế, xã hội của địa phƣơng, từ đó có thể tham mƣu cho HĐQT ngân hàng về việc thực hiện các chƣơng trình tín dụng tại địa phƣơng một cách hiệu quả nhất.

Ba là, ban quản lý NHCSXH huyện Văn Lâm phải luôn chủ động ngăn ngừa các rủi ro tín dụng có thể phát sinh bằng các biện pháp nhƣ giám sát chặt chẽ nguồn vốn và tình hình cho vay, quá trình giải ngân của ngân hàng.

Bốn là, NHCSXH huyện Văn Lâm cần phải có sự chủ động điều hòa vốn giữa các chƣơng trình tín dụng để có thể có nguồn vốn phục vụ cho các chƣơng trình tín dụng mang lại hiệu quả cao ở huyện, tránh dƣ thừa, ứ đọng nguồn vốn do

có những chƣơng trình tín dụng không cho vay đƣợc.

Năm là, con ngƣời là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng tín dụng tại ngân hàng. Vì thế cần gắn trách nhiệm và việc đánh giá xếp loại các cán bộ tín dụng với kết quả hoạt động các chƣơng trình tín dụng tại địa phƣơng mà cán bộ tín dụng đó phụ trách.

CHƢƠNG 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ ĐỀ TÀI 2.1. Thiết kế đề tài nghiên cứu

Quá trình nghiên cứu của tác giả đƣợc tiến hành theo quy trình 6 bƣớc trong sơ đồ 2.1 dƣới đây.

Bƣớc 1: chọn đề tài nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu đƣợc lựa chọn trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trƣờng và qua quan sát thực tiễn của tác giả về lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt là đối với hoạt động của NHCSXH. Từ thực tiễn đó tác giả đã lựa chọn đề tài về hoạt động tín dụng của NHCSXH làm đề tài nghiên cứu.

Bƣớc 2: tổng thuật tình hình nghiên cứu và tài liệu nghiên cứu

Sau khi lựa chọn đƣợc đề tài nghiên cứu thì tác giả tiến hành tổng thuật các nghiên cứu đã đƣợc thực hiện về lĩnh vực tín dụng của NHCSXH, tìm hiểu về nội dung các nghiên cứu đó, các kết quả đã đạt đƣợc và những vấn đề còn chƣa đƣợc làm rõ trong các nghiên cứu đó. Từ đó đƣa ra hƣớng nghiên cứu cụ thể và tổng hợp các tài liệu phục vụ cho nghiên cứu của mình. Hƣớng nghiên cứu đƣợc thực hiện trong luận văn là đứng trên quan điểm độc lập của tác giả để đánh giá chất lƣợng tín dụng tại NHCSXH huyện Văn Lâm (chất lƣợng trong mối quan hệ với ngân hàng, trong mối quan hệ với khách hàng, trong mối quan hệ với việc thực hiện các mục tiêu quốc gia của chính phủ)

Bƣớc 3: xác định câu hỏi nghiên cứu cụ thể

Khi xác định đƣợc vấn đề nghiên cứu cụ thể thì tác giả đặt ra các câu hỏi nghiên cứu. Câu hỏi nghiên cứu yêu cầu không quá rộng, không quá hẹp, phải rõ ràng và có ý nghĩa thực tiễn và phải trả lời đƣợc thông qua việc nghiên cứu.

Trong luận văn tác giả đã đƣa ra các câu hỏi nghiên cứu:

- Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Văn Lâm đã thực hiện hoạt động tín dụng nhƣ thế nào?

hàng Chính sách xã hội huyện Văn Lâm Bƣớc 4: xác định phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng nguồn cơ sở dữ liệu sơ cấp và thứ cấp:

- Nghiên cứu định lƣợng: Sử dụng số liệu thứ cấp từ các báo cáo tổng kết của NHCSXH huyện Văn Lâm, số liệu thu thập qua sách, báo tạp chí ngân hàng….

- Nghiên cứu định tính: Sử dụng bảng hỏi để điều tra về chất lƣợng hoạt động tín dụng thông qua việc quản lý hoạt động tín dụng của NHCSXH huyện Văn Lâm.

Bƣớc 5: xây dựng đề cương

Dựa trên nội dung các vấn đề cần nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu, tình hình nghiên cứu các đề tài liên quan tác giả xây dựng đề cƣơng luận văn.

Bƣớc 6: tiến hành nghiên cứu và viết luận văn

Tiến hành nghiên cứu theo nội dung đề cƣơng đã đƣợc đƣa ra. Sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể để tiến hành nghiên cứu và viết luận văn. Tổng hợp dữ liệu, phân tích và đánh giá vấn đề nghiên cứu, nhận diện kết quả nghiên cứu, đánh giá kết quả nghiên cứu và đƣa ra các giải pháp, khuyến nghị về vấn đề nghiên cứu.

Hình 2.1. Quy trình nghiên cứu

PP phân tích- tổng hợp

PP Logic – lịch sử

PP điều tra, khảo sát PP thống kê mô tả

PP so sánh

PP thu thập số liệu

Chọn đề tài nghiên cứu

Tổng thuật tình hình nghiên cứu

Xác định vấn đề nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu

Xác định phƣơng pháp nghiên cứu

Xây dựng đề cƣơng luận văn

Tiến hành nghiên cứu và viết luận văn

2.2. Phƣơng pháp nghiên cƣ́u đề tài 2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu bao gồm dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu sơ cấp: nguồn dữ liệu sơ cấp đƣợc thu thập qua việc điều tra bảng hỏi đối với hộ vay vốn ở 4 xă của huyện Văn Lâm. Mỗi xã chọn ra 30 hộ nghèo và hộ chính sách đƣợc vay vốn tại NHCSXH. Nội dung bảng hỏi đi vào tìm hiểu đánh giá công tác quản lý tín dụng của NHCSXH huyện, đánh giá một số mặt hiệu quả kinh tế xã hội của chƣơng trình tín dụng.

- Tiêu chí để chọn mẫu điều tra:

 Chọn 2 xã phát triển mạnh về kinh tế, có làng nghề truyền thống phát triển là xã Đình Dù, thị trấn Nhƣ Quỳnh và 2 xã nghèo nhất của huyện Văn Lâm là xã Chỉ Đạo và xã Việt Hƣng.

 Tại mỗi xã chọn 30 hộ gia đình vay vốn thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ gia đình chính sách theo quy định về hộ nghèo tại theo Quyết định 09/2011/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015, Thông tƣ số 24/2014/TT- BLĐTBXH sửa đổi bổ sung bổ sung quy định về quy trình điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm đƣợc Bộ Lao động thƣơng binh xã hội (BLĐTBXH) ban hành, có hiệu lực kể từ ngày 1/11/2014. Hộ gia đình chính sách theo quy định.

- Xây dựng phiếu điều tra

 Phiếu điều tra đƣợc xây dựng với 21 câu hỏi, đƣợc chia làm 2 nhóm trình bày trên 03 trang giấy.

 Phiếu điều tra đƣợc sử dụng để khảo sát tại 4 xã ở huyện Văn Lâm là thị trấn Nhƣ Quỳnh, xã Đình Dù, xã Chỉ Đạo và xã Việt Hƣng. Mỗi xã chọn ra 30 hộ vay vốn tại NHCSXH huyện.

- Cách thức thu thập phiếu điều tra là phát phiếu điều tra tại buổi giao dịch lƣu động của NHCSXH huyện Văn Lâm tại các xã.

Dữ liệu thứ cấp: đƣợc thu thập thông qua các báo cáo của NHCSXH huyện Văn Lâm, qua sách, báo, tạp chí, cổng thông tin điện tử của NHCSXH. Các báo cáo

thống kê về ngƣời nghèo và đối tƣợng chính sách của UBND huyện Văn Lâm. Nguồn dữ liệu này đƣợc dùng để phân tích về cơ cấu nguồn vốn huy động, tình hình cho vay, đánh giá về khả năng tiết kiệm chi phí, đánh giá mức độ an toàn vốn của NHCSXH Văn Lâm và hiệu quả xã hội đạt đƣợc từ các chƣơng trình tín dụng ƣu đãi.

Phƣơng pháp sử dụng để xử lý số liệu sơ cấp và thứ cấp đƣợc sử dụng nhƣ là phân tích cơ cấu, so sánh (so sánh số tuyệt đối, tƣơng đối giữa các năm), phân tích bảng biểu, đồ thị, phân tích nghiên cứu tình huống, tổng hợp kết quả…

2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

2.2.2.1. Phương pháp điều tra khảo sát

Điều tra là phƣơng pháp khảo sát một nhóm đối tƣợng trên một diện rộng nhằm phát hiện những quy luật phân bố, trình độ phát triển, những đặc điểm về mặt định tính và định lƣợng của các đối tƣợng cần nghiên cứu. Các tài liệu điều tra đƣợc là những thông tin quan trọng về đối tƣợng cần cho quá trình nghiên cứu và là căn cứ quan trọng để đề xuất những giải pháp khoa học hay giải pháp thực tiễn. Có hai loại điều tra: điều tra cơ bản và điều tra xã hội học.

Luận văn của tác giả sử dụng phƣơng pháp điều tra xã hội học, thực chất là trƣng cầu ý kiến quần chúng về hoạt động tín dụng của NHCSXH huyện Văn Lâm bằng việc trả lời các câu hỏi trên giấy đã đƣợc xây dựng sẵn. Điều tra là phƣơng pháp nghiên cứu khoa học quan trọng, một hoạt động có mục đích, có kế hoạch, đƣợc tiến hành một cách thận trọng, để thực hiện phƣơng pháp này đầu tiên phải xác định đƣợc mục tiêu điều tra, sau đó xây dựng phiếu điều tra, đƣa ra các câu hỏi nhằm làm nổi bật vấn đề nghiên cứu. Sau khi xây dựng phiếu điều tra xong thì tiến hành chọn mẫu và điều tra khảo sát tại những địa điểm cụ thể trong thời gian cụ thể. Xử lý kết quả điều tra: đƣợc tiến hành bằng phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết: phân tích tƣ liệu, tổng hợp và phân loại tƣ liệu và tiến hành xử lý số liệu bằng phƣơng pháp thống kê, phân tích, so sánh.

Phƣơng pháp này đƣợc tác giả sử dụng chủ yếu trong chƣơng 3. Mục đích của việc điều tra khảo sát là dựa trên mức độ hài lòng của khách hàng khi vay vốn tại NHCSXH, việc sử dụng vốn vay của các hộ gia đình vay vốn qua đó đánh giá

chất lƣợng công tác quản lý tín dụng của NHCSXH huyện Văn Lâm và đánh giá một số mặt hiệu quả kinh tế xã hội đạt đƣợc từ các chƣơng trình cho vay của NHCSXH huyện Văn Lâm.

Từ kết quả điều tra khảo sát tác giả sẽ xử lý bằng phƣơng pháp định tính, kết hợp với việc phân tích các chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng tín dụng, để đánh giá sự ảnh hƣởng của việc quản lý tín dụng đến chất lƣợng tín dụng của ngân hàng. Kết hợp với các tài liệu thu thập đƣợc về công tác xóa đói giảm nghèo tại địa phƣơng tác giải sẽ đánh giá một số mặt hiệu quả kinh tế xã hội đạt đƣợc từ các chƣơng trình tín dụng đang đƣợc triển khai tại ngân hàng và đƣa ra các giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng tại NHCSXH huyện Văn Lâm.

2.2.2.2. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê là một hệ thống các phƣơng pháp bao gồm thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán các đặc trƣng của đối tƣợng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và đề ra các quyết định.

Thống kê mô tả bao gồm các phƣơng pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán các đặc trƣng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tƣợng nghiên cứu.

Phƣơng pháp này đƣợc tác giả sử dụng trong chƣơng 1, chƣơng 3 của luận văn. Tác giả sử dụng phƣơng pháp thống kê để thu thập các dữ liệu về hoạt động tín dụng của NHCSXH huyện Văn Lâm. Dữ liệu đƣợc thu thập bao gồm dữ liệu sơ cấp thông qua điều tra bằng bảng hỏi. Nguồn dữ liệu thứ cấp đƣợc thu thập qua sách, báo, tạp chí, các báo cáo của NHCSXH huyện Văn Lâm nhƣ báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Để có thể thu thập và thống kê đƣợc dữ liệu thì tác giả tính toán và mô tả dữ liệu dƣới dạng các bảng, biểu, đồ thị, các con số và tiến hành phân tích dữ liệu đã thu thập đƣợc.

Sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả tác giả đã làm rõ lý luận và thực trạng về hoạt động tín dụng của NHCSXH huyện Văn Lâm. Thông qua việc mô tả các chỉ tiêu đánh giá bằng con số cụ thể đánh giá về chất lƣợng tín dụng của NHCSXH huyện Văn Lâm.

2.2.2.3. Phương pháp so sánh

So sánh là phƣơng pháp đƣợc sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu khoa học. Mục đích của so sánh là để làm rõ sự khác biệt, tìm ra cái riêng có của chỉ tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên (Trang 35)