Mục tiêu cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên (Trang 97)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ ĐỀ TÀI

4.1.2. Mục tiêu cụ thể

- Hàng năm phấn đấu100% ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện đều đƣợc tiếp nhận các sản phẩm dịch vụ của NHCSXH cung cấp

- Phấn đấu hoàn thành 100% kế hoạch đƣợc NHCSXH tỉnh và UBND huyện giao hàng năm, tốc độ tăng trƣởng tín dụng bình quân khoảng 6-10%/năm

- Hệ số sử dụng vốn đạt trên 99%, tỷ lệ thu lãi đạt trên 95% - Phấn đấu 100% thành viên vay vốn thực hiện gửi tiết kiệm

- Phấn đấu mỗi năm giảm 250-350 hộ nghèo và giải quyết việc làm cho trên 1000 lao động địa phƣơng.

- Công tác kiểm tra kiểm soát: xây dựng và hoàn thành 100% kế hoạch kiểm tra hàng năm của ban đại diện HĐQT, các hội, đoàn thể nhận ủy thác, kiểm tra của NHCSXH đảm bảo chất lƣợng, hiệu quả công tác kiểm tra.

- Phấn đấu hoàn thành kế hoạch tài chính tỉnh giao, đảm bảo đủ lƣơng và các khoản thu nhập cho cán bộ, viên chức, lao động theo quy định của ngành

4.2. Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng tại ngân hàng Chính sách xã hội huyện Văn Lâm tỉnh Hƣng Yên

4.2.1. Đẩy mạnh việc huy động vốn tín dụng tại địa phương để tăng cường nguồn vốn cho ngân hàng Chính sách xã hội huyện Văn Lâm

Từ thực trạng công tác huy động vốn hiện nay của NHCSXH có thể thấy rằng nguồn vốn huy động từ địa phƣơng mặc dù đạt 100% kế hoạch đƣợc giao nhƣng chỉ chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn (dƣới 10%). Nguồn vốn này chủ yếu là các khoản tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn, tiền gửi không kỳ hạn. Trong khi đó các khoản cho vay của NHCSXH chủ yếu là cho vay trung và dài hạn, nên về cơ bản nguồn vốn huy động tại địa phƣơng không đáp ứng đƣợc nhu cầu cho vay của

NHCSXH. Mặc dù NHCSXH đang không gặp trở ngại về vấn đề nhận vốn từ các chƣơng trình, dự án Quốc gia, nhƣng xét về lâu dài, sự phụ thuộc về vốn khiến cho Ngân hàng không thực sự là một đơn vị kinh doanh độc lập thì không duy trì hoạt động của mình nếu nhƣ các dự án này kết thúc. Mặt khác khi mức lãi suất cho vay của NHCSXH hiện nay khá cao, việc huy động vốn theo lãi suất thị trƣờng để cho vay cũng sẽ làm gia tăng chi phí cấp bù lãi suất ở mức rất thấp, vì thế ngân hàng nên tận dụng thời cơ để tăng cƣờng huy động vốn để bổ sung nguồn vốn cho vay, nâng mức cho vay lên tối đa có thể đối với các hộ vay vốn. Để NHCSXH có thể huy động vốn một cách tốt nhất thì cần tập trung vào một số vấn đề sau:

Thứ nhất: tăng huy động tiền gửi tiết kiệm của cộng Đồng ngƣời vay vốn ƣu đãi thông qua tổ TK&VV. Hiện nay việc gửi tiết kiệm đều trên tinh thần tự nguyện và là gửi tiết kiệm không kỳ hạn, lãi suất tiết kiệm rất thấp (0,5%/năm), nên khó có thể khuyến khích hộ vay vốn gửi tiết kiệm. Vì thế cần có chế tài bắt buộc các hộ vay vốn phải gửi tiết kiệm, hoặc nhận tiền gửi tiết kiệm tƣơng xứng với kỳ hạn cho vay để ngƣời gửi tiết kiệm có lãi suất cao hơn. Mặc dù phải vay mƣợn và “ăn đong” nhƣng ngƣời vay vốn ƣu đãi luôn có tƣ tƣởng, ý thức tiết kiệm. Với những món tiền nhỏ của những hộ vay vốn ƣu đãi có thể tiết kiệm đƣợc sẽ trở thành khoản tiền lớn, tạo nguồn vốn cho NHCSXH quay vòng. Sự bắt buộc gửi tiết kiệm sẽ hình thành cho ngƣời nghèo có ý thức và kế hoạch chi tiêu tiết kiệm để tạo nguồn tích lũy trả nợ khi đến hạn, hơn nữa tạo thói quen tiếp cận với nền kinh tế thị trƣờng, đặc biệt là thị trƣờng tài chính. Việc gửi tiết kiệm bắt buộc đối với hộ ƣu đãi và phù hợp với khả năng tiết kiệm của hộ vay vốn ƣu đãi có thể tiến hành theo định kỳ quy định của NHCSXH và phù hợp với khả năng tiết kiệm của hộ trong diện ƣu đãi. Nhƣng hiệu quả hơn cả, phải tiết kiệm từ món tiền nhỏ với từng định kỳ hàng tuần hay 20 ngày trở lại. Số tiền tiết kiệm bắt buộc cũng không cần trả lãi cho hộ trong diện ƣu đãi, bởi doanh số nhỏ đƣợc xem nhƣ tiền “cất hòm” vậy.

Thứ hai: NHCSXH huyện cần tích cực vận động các tổ chức đoàn thể huy động tiền tiết kiệm của các thành viên tham gia để dùng làm quỹ hỗ trợ cho các thành viên khác trong đoàn thể đó. Hoạt động này vừa có khả năng huy động vốn, vừa có tinh

thần đoàn kết giữa các cá nhân trong tổ chức và làm tăng tính tự chủ trả lãi vay và nợ đối với các hộ đã và đang hoặc sắp tiến hành vay vốn.

Thứ ba: tham mƣu tích cực cho các cấp Đảng, chính quyền địa phƣơng thực hiện tốt một số chủ chƣơng liên quan đến các đối tƣợng chính sách để cho NHCSXH tăng nguồn vốn cho vay nhƣ khen thƣởng các hộ tích cực dùng thu nhập chƣa dùng đến của mình gửi tiết kiệm tại ngân hàng, lãnh đạo địa phƣơng tạo điều kiện cho ngân hàng mở các cuộc hội thảo trao đổi kinh nghiệm SXKD, sử dụng vốn hiệu quả… để nhân rộng điển hình tạo phong trào thi đua SXKD giỏi.

4.2.2. Hoàn thiện quy trình tín dụng để phát huy tối đa vai trò của các tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác chính trị xã hội nhận ủy thác

NHCSXH huyện Văn Lâm cần hoàn thiện quy trình cho vay theo quy trình chung của nhà nƣớc, đơn giản hóa các thủ tục để giúp ngƣời vay tiếp cận nguồn vốn vay một cách dễ ràng, việc cho vay thông qua hoạt động ủy thác thuận lợi hơn.

Hiện nay việc cho vay của ngân hàng chủ yếu diễn ra thông qua hoạt động ủy thác của các tổ chức chính trị xã hội, vì thế để hoạt động tín dụng có chất lƣợng tốt thì cần phải phát huy đƣợc tối đa vai trò của tổ chức này trong quy trình tín dụng. Trong khi cán bộ ngân hàng không đủ ngƣời để tiếp cận các đối tƣợng vay vốn thì việc tiếp cận này tƣơng đối dễ dàng với các tổ chức đoàn thể ở địa phƣơng vì bản chất các thành viên của các tổ chức đoàn thể là ngƣời cùng địa phƣơng với đối tƣợng vay vốn. Do vậy, việc xác định đúng đối tƣợng vay, hỗ trợ đối tƣợng vay sử dụng vốn vay có hiệu quả là thuận tiện giảm thiểu sự lãng phí vốn.

Hiện nay, một thực trạng còn tồn tại là cơ cấu các khoản vay thông qua các tổ chức đoàn thể nhƣ Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên không Đồng đều. Tỷ lệ số hộ vay thông qua Hội Phụ nữ chiếm phần lớn. Nguyên nhân là do hoạt động của các tổ chức này không Đồng đều. Hội Phụ nữ hoạt động đạt hiệu quả hơn các Hội khác. Đặc biệt là hoạt động tuyên truyền vận động của Hội Phụ nữ khá mạnh, sự đoàn kết khăng khít giữa các chị em trong hội là cao. Chính vì thế, Hội Phụ nữ vận động khuyến khích chị em vay vốn, sử dụng vốn vay đúng mục đích và khả năng hoàn trả vốn vay cao hơn.

Trên cơ sở đó, công tác cho vay vốn ƣu đãi cần chú ý đến khả năng tiếp cận vốn của các đối tƣợng ƣu đãi thông qua các tổ chức đoàn thể tại địa phƣơng. Tiêu biểu trong đó là nhân rộng mô hình và phƣơng pháp vận động và quản lý vốn vay ƣu đãi của Hội Phụ nữ.

4.2.3. Tăng cường công tác quản lý tín dụng, kiểm tra, giám sát, dự báo nợ xấu và thu hồi nợ

Mặc dù nợ xấu của NHCSXH huyện Văn Lâm đang ở mức rất thấp, nợ quá hạn chỉ chiếm dƣới 0,06% nhƣng lại có xu hƣớng gia tăng trong những năm gần đây. Đặc biệt là các khoản nợ đƣợc gia hạn nợ chiếm tỉ trọng lớn trong tổng dƣ nợ Mặc dù chƣa phải là nợ quá hạn, nợ xấu nhƣng tiềm ẩn nhiều rủi ro tín dụng trong tƣơng lai. Vì vậy để hoạt động tín dụng đƣợc an toàn thì ngân hàng cần phải thƣờng xuyên tiến hành kiểm tra, giám sát và phân loại các khoản nợ kịp thời nhằm mục đích đảm bảo hộ vay vốn đúng đối tƣợng, sử dụng vốn vay đúng mục đích và hiệu quả, trả lãi và gốc đúng kỳ hạn, giảm thiểu các rủi ro cho ngân hàng.

Theo kết quả điều tra, công tác kiểm tra kiểm soát, tƣ vấn quản lý vốn vay của NHCSXH huyện Văn Lâm là chƣa tốt lắm. Có 74% số ngƣời đƣợc hỏi trả lời rằng việc thiết lập mối quan hệ với cán bộ tín dụng dễ dàng, 58% ngƣời đƣợc điều tra cho rằng thông tin về lãi suất vay vốn điều kiện vay vốn, thủ tục vay vốn chủ yếu đƣợc biết từ tổ trƣởng tổ TK&VV chứ không phải từ cán bộ tín dụng. Việc cán bộ tín dụng đốc thúc thu nợ và thu lãi cũng còn chƣa nhiều, chủ yếu dựa vào các tổ trƣởng tổ TK&VV, tổ trƣởng các hội đoàn thể. Hiện nay NHCSXH đang quản lý cho vay theo mô hình tổ nhóm và tín chấp, việc kiểm soát vốn tùy thuộc vào trình độ quản lý của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ TK&VV…

Bản thân ngân hàng phải xây dựng cơ chế kiểm tra, kiểm toán nội bộ một cách chặt chẽ, quy định rõ trách nhiệm của từng cán bộ trong việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ, trách nhiệm trong việc kiểm tra thẩm định đối tƣợng vay vốn, sử dụng vốn vay, thu hồi vốn, chế độ bồi thƣờng vật chất khi xảy ra thất thoát do thiếu tinh thần trách nhiệm gây nên. Kiểm tra, kiểm soát nội bộ NHCSXH cần đƣợc kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, kiểm tra tại chỗ, để ngăn ngừa và phát hiện kịp thời

các sai phạm, xử lý ngay nhằm chống thất thoát vốn.

Tuy nhiên, do giới hạn về nguồn nhân lực và địa bàn phân bổ của các hộ rộng, nên các cán bộ ngân hàng không thể trực tiếp giám sát các địa phƣơng. Chính vì thế, giải pháp hữu hiệu hơn cả là tăng cƣờng chức năng giám sát của các tổ chức đoàn thể tới các cá nhân tham gia vào tổ chức này. Nhân rộng mô hình kiểm tra, kiểm soát của HPN. Các tổ TK&VV đều đƣợc thành lập theo đúng quy định, có biên bản họp tổ, có nội quy, quy ƣớc của tổ. Tổ sinh hoạt 3 tháng một lần. Việc bình xét cho vay đảm bảo công khai dân chủ. Sau khi giải ngân, Ban quản lý tổ TK&VV thƣờng xuyên kiểm tra sử dụng vốn vay, kết hợp với thu lãi hộ vay.

Giải pháp này sẽ tăng mức độ sâu sát của kiểm tra kiểm soát đối với việc sử dụng vốn vay, trả lãi, gốc vay. Chính vì thế, tiết kiệm nhân lực của NHCSXH và hƣớng các hộ sử dụng vốn vay đúng mục đích cũng nhƣ ý thức tự chủ trong công tác thanh toán cho ngân hàng.

Hiện nay, hiệu quả vốn vay đối với các chƣơng trình cho vay tại NHCSXH huyện Văn Lâm khá cao. Tỷ lệ nợ quá hạn ở mức thấp (0,06%), đời sống các hộ ƣu đãi vay vốn dần đƣợc cải thiện. Tuy nhiên, một số hộ có số nợ tƣơng đối cao công tác thu hồi nợ còn chậm. Nguyên nhân xuất phát từ việc chƣa quản lý chặt các đối tƣợng đƣợc vay. Tại nhiều xã, việc quản lý, đốc thúc thu hồi nợ còn kém. Hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội tại địa phƣơng chƣa hiệu quả. Để có thể thu hồi đƣợc những khoản nợ có giá trị, NHCSXH cần củng cố và hoàn thiện mạng lƣới cho vay và thực hiện tốt một số biện pháp sau:

Một là NHCSXH cần tiếp tục triển khai việc tập huấn đào tạo cho các tổ vay vốn, cán bộ xóa đói giảm nghèo xã, các tổ chức chính trị - xã hội có tham gia vào việc thành lập và chỉ đạo hoạt động của tổ.

Hai là tăng tính hiệu lực pháp lý hợp Đồng ủy thác giữa NHCSXH với các tổ chức chính trị - xã hội để quy định rõ trách nhiệm cụ thể của các bên, các cấp trong việc cho vay ƣu đãi.

Ba là xử lý dứt điểm và nghiêm minh trƣớc pháp luật các tổ trƣởng xâm tiêu, chiếm dụng vốn của NHCSXH, tuyên truyền sâu rộng trên các phƣơng tiện đại chúng để

cảnh báo và rút ra bài học kinh nghiệm nhằm hạn chế các tiêu cực ở các địa phƣơng khác.

Bốn là cần tăng cƣờng đầu tƣ hơn nữa trang thiệt bị làm việc, từng bƣớc hiện đại các điểm giao dịch tại 11 xã, thị trấn trong toàn huyện. Thƣờng xuyên tiến hành tập huấn nghiệp vụ cho vay, thu hồi nợ và giải ngân cho các bên tham gia vào quy trình tổ chức thực hiện cho vay bao gồm: Cán bộ tín dụng, tổ chức chính trị-xã hội, tổ TK&VV và hộ vay vốn ƣu đãi. Tiến tới hoàn chỉnh công tác cho vay và giao dịch toàn bộ tại các điểm giao dịch cảu NHCSXH đặt tại các xã, thị trấn.

Năm là phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác tăng cƣờng công tác đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn để tạo nguồn vốn đầu tƣ tái quay vòng. Tập trung giải ngân triệt để mọi nguồn vốn, không để vốn tồn đọng, nhƣng phải đảm bảo đúng đối tƣợng, sử dụng vốn vay đúng mục đích, đảm bảo chất lƣợng và hiệu quả đầu tƣ. Đồng thời đôn đốc thu lãi triệt để, làm cơ sở để thực hiện tốt kế hoạch tài chính.

4.2.4. Nâng mức cho vay và áp dụng lãi suất cho vay linh hoạt trong hạn mức cho phép

Theo quy định của NHCSXH hiện nay, mức lãi suất và mức vay cho từng chƣơng trình tín dụng của NHCSXH đƣợc thực hiện thống nhất trong cả nƣớc. Việc thực hiện cơ chế nhƣ trên lý thuyết sẽ đảm bảo sự công bằng, bình đẳng giữa các vùng miền, giữa các khu vực trên cả nƣớc. Tuy nhiên, do đặc thù khác biệt giữa các vùng miền cũng nhƣ sự khác nhau trong quy định chuẩn nghèo, cận nghèo của Chính phủ khiến cho việc áp dụng các chƣơng trình này ở những địa bàn khác nhau nhƣ nông thôn, đô thị sẽ gặp nhiều khó khăn do những khác biệt về thu nhập và chi phí hoạt động tại các vùng. Song song với đó là tình hình kinh tế suy thoái, chƣa có nhiều khởi sắc và mặt bằng chung lãi suất cho vay trên thị trƣờng là tƣơng đối thấp và tăng giảm rất linh hoạt, khi đó việc quy định cụ thể mức lãi suất cho từng chƣơng trình tín dụng sẽ trở nên cứng nhắc, không có sự thay đổi để phù hợp với thị trƣờng. Cụ thể, trong suốt giai đoạn 2012-2015, lãi suất cho vay ƣu đãi tại NHCSXH tƣơng đối cao so với mặt bằng lãi suất cho vay nói chung trên thị trƣờng, chẳng hạn nhƣ

chƣơng trình cho vay nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn, có lãi suất cho vay cao nhất 9%/năm, chƣơng trình cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ có lãi suất cho vay 9,6%/năm, cho vay hộ cận nghèo 7,92%/năm . Mức lãi suất cho vay này có thể nói là cao ngang bằng thậm chí cao hơn lãi suất cho vay thƣơng mại, vì thế sẽ khó có thể khuyến khích các hộ nghèo vay vốn. Chính vì thế mà dƣ nợ tín dụng chỉ tăng rất chậm trong năm 2012-2015.

Do đó, nhu cầu cấp thiết đặt ra là NHCSXH huyện Văn Lâm cần nghiên cứu để đề xuất NHCSXH tỉnh nâng mức cho vay đối với các chƣơng trình cho vay đang áp dụng, có thể có giới hạn theo phạm vi vùng miền, vì thực tế mức cho vay hiện tại chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu vốn của ngƣời dân.

Nghiên cứu bổ sung quy định cho phép áp dụng mức lãi suất linh hoạt, có thể quy định trần lãi suất và sàn lãi suất để từng đơn vị có quyền tự chủ, NHCSXH tham mƣu cho ban đại diện HĐQT cùng cấp quyết định lãi suất và mức cho vay sao cho phù hợp với từng khu vực và tình hình kinh tế nói chung. Ngoài ra cần có cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)