CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thống kê kinh tế:
Phƣơng pháp thống kê đƣợc xử dụng chủ yếu là thu thập các số liệu về đối tƣợng nghiên cứu, tổng hợp lại và hệ thống hoá tài liệu thu thập đƣợc theo trình tự
để thuận lợi cho quá trình phân tích tài liệu thu đƣợc để phát hiện ra các vấn đề về bản chất và quy luật của hiện tƣợng trong điều kiện, thời gian và địa điểm cụ thể, rút ra kết luận và đề xuất biện pháp giải quyết.
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng:
Các nghiên cứu hiện đại thƣờng sử dụng các số liệu định lƣợng nhằm đƣa ra các bằng cứ để chứng minh hay kiểm nghiệm các giả thuyết, nhất là các số liệu thu đƣợc qua các cuộc điều tra chọn mẫu.
Đánh giá tình hình hoạt động Marketing của Trƣờng Đại học Công nghiệp Hà Nội thông qua phiếu điều tra khảo sát dành cho sinh viên, giáo viên các khoa và phỏng vấn nhà tuyển dụng lao động, phụ huynh sinh viên.
Thông qua đó có thể đánh giá một cách khách quan về tình hình hoạt động Marketing của Trƣờng, những mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả của Trƣờng trong hoạt động cụ thể về các chƣơng trình đào tạo và chuyên ngành đào tạo để từ đó tìm ra các biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động thu hút sinh viên và tạo ra đội ngũ lao động có tay nghề và chất lƣợng cao.
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu điều tra khảo sát
2.2.3.1. Chọn mẫu
Trên thực tế có nhiều cách chọn mẫu điều tra nhƣ: mẫu xác suất (Mẫu ngẫu nhiên), mẫu phi xác xuất, mẫu nhiều giai đoạn.
Trong quá trình điều tra, tác giả thu số liệu chủ yếu là định lƣợng nên tác giả đã sử dụng mẫu nhiều giai đoạn. Việc lựa chọn mẫu thực hiện: lựa chọn mẫu điều tra là đối tƣợng sinh viên học năm đầu tiên tại các khoa của Trƣờng Đại học Công Nghiệp Hà Nội. Tiến hành điều tra:
Tác giả sử dụng phƣơng pháp chọn mẫu có hệ thống trên cơ sở phân nhóm đối tƣợng theo khoa, giới tính để xác định các điều tra đối tƣợng tham gia điều tra một cách cụ thể và hiệu quả nhất.
Phiếu điều tra với các câu hỏi cụ thể trong phụ lục 1 đƣợc sử dụng để thu thập những thông tin cần thiết. Phát phiếu điều tra cho các đối tƣợng là sinh viên năm đầu tiên học ở các khoa khác nhau. Sử dụng theo cách thức trực tiếp và gián
tiếp (email và fax), sau ba ngày thu lại phiếu để tổng hợp, đề nghị sửa chữa các thông tin trên phiếu nếu có sai sót.
Thời gian điều tra: từ 01/7/2014 đến 15/8/ 2014, tác giả đã phát 500 phiếu điều tra tới các sinh viên của 10 lớp trong các khoa.
2.2.3.2. Thiết kế câu hỏi chi tiết cho từng mục
Các câu hỏi chi tiết phải phù hợp với mục đƣa ra trƣớc đó, các câu hỏi là những câu hỏi đơn giản, dễ hiểu, dễ chọn lựa để ngƣời đƣợc điều tra điền thông tin chính xác.
- Một số nguyên tác đƣa ra khi thực hiện câu hỏi:
+ Câu hỏi đặt ra cần phải cụ thể: Một lỗi thƣờng hay mắc phải trong thiết kế câu hỏi là đặt câu hỏi chung chung, trong khi thực tế thông tin lại thuộc vấn đề cụ thể.
+ Các câu hỏi đặt ra cần tuân theo các định nghĩa của các tiêu thức đƣợc sử dụng. + Câu hỏi cần ngắn gọn và sử dụng các từ dễ hiểu.
+ Cần tránh các câu hỏi tối nghĩa: Các câu hỏi tối nghĩa thƣờng dẫn đến câu trả lời tối nghĩa, điều này thƣờng xảy ra khi ta thêm vào câu hỏi các từ nhƣ “thƣờng thƣờng”, “thỉnh thoảng”, “nhiều”...
+ Cần tránh đặt các câu hỏi đa nghĩa: câu hỏi đa nghĩa là loại câu hỏi khiến ngƣời trả lời có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau cho cùng một câu hỏi.
+ Các câu hỏi cần đƣợc hỏi sao cho cho phép ngƣời trả lời trả lời không phải tính toán nhiều.
+ Chọn khoảng thời gian thích hợp cho các câu hỏi cần hồi tƣởng: Hầu hết các câu hỏi về sự kiện đòi hỏi ngƣời trả lời phải nhớ lại thông tin, thí dụ trong một cuộc điều tra, có câu hỏi sau: „„trong tuần qua anh/chị lên lớp mấy buổi”.
2.2.3.3. Lựa chọn cấu trúc trả lời cho từng câu hỏi
Tác giả đã thiết kế những cột mức độ ngƣời đƣợc điều tra khoanh tròn vào đáp án lựa chọn và những ô vuông nhỏ cho ngƣời đƣợc điều tra đánh dấu X vào ô vuông. Những câu hỏi mang tính chất nhiều ý kiến chọn lựa, tác giả đã gộp lại và đƣa chúng vào một bảng để ngƣời điều tra dễ nhìn, dễ lựa chọn đáp án.
2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu
Kiểm tra các số liệu thu thập đƣợc, chon lọc số liệu cho thông tin cần thiết. Tính toán các chỉ tiêu đƣợc kiểm tra tính chính xác
- Xử lý số liệu: Các phiếu tự điền và phiếu điều tra sẽ đƣợc nhập và quản lý bằng phần mềm excel, SPSS. Còn số liệu đơn giản thì dùng máy tính bỏ túi, các số liệu đƣợc xử lý sẽ dùng để tính các chỉ tiêu kinh tế. Số liệu sau khi xử lý xong thì đƣợc sắp xếp theo mục đích cần phân tích.
- Sử dụng phƣơng pháp so sánh trong phân tích để đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tƣợng kinh tế đã đƣợc lƣợng hóa có cùng một nội dung, có tính chất tƣơng tự để xác định xu hƣớng biến động của các chỉ tiêu cần nghiên cứu. Thông qua đó có thể đánh giá một cách khách quan về tình hình hoạt động Marketing của Trƣờng, những mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả của Trƣờng trong hoạt động Marketing, để từ đó tìm ra các biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động Marketing của Trƣờng Đại học Công nghiệp Hà Nội
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI