1.3. Cơ sở lý luận về dự báo tài chính doanh nghiệp
1.3.2. Các phương pháp dự báo tài chính
1.3.2.1. Phương pháp dự báo trên cơ sở hệ thống dự toán sản xuất - kinh doanh
Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện thông qua việc lập dự toán hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. Để thực hiện phƣơng pháp này doanh nghiệp cần có những điều tra thực tế nhất định để ƣớc lƣợng đƣợc mức tiêu thụ và doanh thu dự kiến. Công việc này hoàn toàn mang tính xét đoán chủ quan, do đó cần có nhiều dữ kiện hỗ trợ nhằm đƣa ra mức doanh thu dự kiến hợp lý nhất. Hơn nữa, cũng cần căn cứ vào dữ kiện doanh thu tiêu thụ trong quá khứ để ƣớc tính mức doanh thu trong tƣơng lai. Căn cứ vào dự toán tiêu thụ và lƣợng hàng tồn kho kỳ vọng, có thể xác định so lƣợng sản xuất dự kiến. Đây là cơ sở để tiếp tục thực hiện dự toán các loại chi phí hình thành sản phẩm nhƣ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Căn cứ vào các mức chi phí và kế hoạch hoạt động cụ thể, doanh nghiệp dự toán từng khoản mục chi phí hoạt động kinh doanh theo từng yếu tố từng địa điểm phát sinh kết hợp với dự toán tiêu thụ để lập dự toán tiến, dự toán báo cáo kết quả kinh doanh và dự toán bảng cân đối kế toán. Căn cứ vào dự toán giá vốn hàng bán, dự toán chi phí hoạt động, kế hoạch thu tiền và chi tiền trong kỳ, có thể xác định đƣợc nhu cầu vốn bổ sung theo từng thời điểm trong năm.
Mục tiêu của phƣơng pháp này chủ yếu sử dụng cho quản trị nội bộ trong doanh nghiệp nhiêu hơn là phục vụ cho các đối tƣợng quan tâm bên ngoài. Kỳ dự báo theo phƣơng pháp này có thể đƣợc lập theo từng năm, sau đó tính toán chi tiết theo từng quý hoặc tháng.
1.3.2.2. Phương pháp dự báo theo tỷ lệ phần trăm doanh thu
Khác với phƣơng pháp dự báo theo hệ thống dự toán sản xuất. Phƣơng pháp này hƣớng đến đối tƣợng sử dụng thông tin cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Phƣơng pháp này cũng căn cứ vào dự báo mức tiêu thụ và từ đó
ƣớc lƣợng doanh thu, tuy nhiên nó không chia nhỏ các yếu tố chi phí để dự toán mà thực hiện ƣớc lƣợng từng chỉ tiêu theo doanh thu, lấy doanh thu làm số gốc để xác định các chỉ tiêu còn lại. Để thực hiện đƣợc điều này, nó lấy giả định là các chỉ tiêu khác trên báo cáo tài chính đều thay đổi theo một tỷ lệ nhất định so với doanh thu. Có thể hiểu theo nghĩa khi doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh, doanh thu thay đổi kéo theo sự thay đổi của chi phí. Sự thay đổi của doanh thu và chi phí đƣơng nhiên dẫn đến đến sự thay đổi của lợi nhuận. Lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tác động trực tiếp tới vốn chủ sở hữu và các tài sản. Tuy nhiên, khi sử dụng phƣơng pháp này, khả năng dự báo sai lệch doanh thu có thể theo cả một trong hai hƣớng sai lệch sau: Thị trƣờng có thể bùng nổ hơn rất nhiều so với dự báo hoặc dự báo doanh thu quá lạc quan. Kỳ dự báo theo phƣơng pháp này có thể thực hiện theo từng năm hoặc thực hiện theo từng giai đoạn chiến lƣợc của một doanh nghiệp, thậm chí là 5 năm. Tuy nhiên, ngƣời sử dụng thông tin cần lƣu ý, thời gian dự báo càng xa thì độ tin cậy của dự báo càng giảm. Hơn nữa, bản chất của phƣơng pháp này dựa trên giả thiết là các chỉ tiêu đều có thể thay đổi theo tỷ lệ nhất định với doanh thu mà chính giả thiết này cũng không mang tính thực tế hoàn toàn. Hơn nữa, dự báo doanh thu là vấn đề phức tạp do doanh thu chịu tác động của nhiều yếu tố cả bên trong và bên ngoài nhƣ triển vọng của nền kinh tế, thị phần và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, chính sách markeing của doanh nghiệp và chính sách tín dụng, đƣờng lối phát triển của địa phƣơng, các yếu tố vĩ mô nhƣ lạm phát, chính sách thuế, chính sách lãi suất...