Nâng cao vai trò định hướng, quản lý, giám sát của NHNN và Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mua bán, sáp nhập và tự tái cấu trúc các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 101 - 103)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN

4.3. Kiến nghị với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nƣớc

4.3.2. Nâng cao vai trò định hướng, quản lý, giám sát của NHNN và Chính phủ

Để bảo đảm sự an toàn và ổn định bền vững của thị trƣờng tài chính trong điều kiện tái cơ cấu nền kinh tế và hội nhập quốc tế mạnh mẽ thì Chính phủ và NHNN cần tăng cƣờng vai trò giám sát, quản lý của mình. Cụ thể nhƣ sau:

 NHNN cần tham gia, hỗ trợ sâu hơn để xử lý những vấn đề liên quan đến nhiều chủ thể khác nhau. Trong quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, các ngân hàng gặp nhiều vấn đề khó khăn trong việc tăng vốn điều lệ, vấn đề về huy động vốn. Nhiều ngân hàng tìm mọi cách để giải quyết vấn đề, kể cả lách luật. Do đó, việc tăng vốn có thể dẫn tới tình trạng sở hữu chéo ngày càng trầm trọng. Các cá nhân và tổ chức tín dụng lợi dụng vấn đề sở hữu chéo để vi phạm pháp luật, tƣ lợi cá nhân, thao túng thị phần, làm giảm năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp cũng nhƣ tổ chức tín dụng. Do vậy,

NHNN phải tăng cƣờng việc kiểm soát từ xa, giám sát tại chỗ, phải kiểm soát đƣợc tính minh bạch của các luồng tiền khi NHTM tăng vốn.

 Chính phủ cần theo dõi, kiểm tra, giám sát, đôn đốc quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng một cách thƣờng xuyên. Chính phủ cần kiểm tra quá trình tự tái cấu trúc ở các NHTMCP sau sáp nhập một cách thƣờng xuyên, giúp đỡ các ngân hàng từng bƣớc vƣợt qua khó khăn sau sáp nhập.

 Từng bƣớc nâng dần tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đối với NHTM trong nƣớc, đặc biệt là những định chế tài chính quốc tế có uy tín, với những kinh nghiệm, nguồn lực (về con ngƣời, quản trị rủi ro, phát triển sản phẩm, tiếp cận thị trƣờng vốn quốc tế, công nghệ) sẽ là nhân tố thúc đẩy phát triển hệ thống ngân hàng Việt nam.

4.3.3. Đối với việc xử lý nợ xấu

NHNN cần tạo điều kiện và cho thời gian hợp lý để ngân hàng xử lý nợ xấu hiệu quả. Các ngân hàng sáp nhập đa phần là các NH yếu kém, nợ xấu cao, thanh khoản kém. Do đó, khi sáp nhập lại, sẽ đẩy mạnh nợ xấu cao lên. NHNN cần đƣa ra các giải pháp hỗ trợ sau:

 Cho VAMC mua lại một phần nợ xấu. VAMC đã đƣợc thành lập hơn hai năm, cho tới nay mới phát huy tác dụng ở góc độ là góp phần làm sạch bảng cân đối tài sản của các tổ chức tín dụng trƣớc mắt, trong ngắn hạn để giúp chúng trở nên lành mạnh hơn nhằm khai thông tín dụng cho nền kinh tế và giúp hệ thống ngân hàng hấp dẫn các nhà đầu tƣ, đặc biệt là đầu tƣ nƣớc ngoài hơn. Theo đó, để đẩy nhanh việc bán nợ xấu cho đối tác ngoại thì các thủ tục hành chính, pháp lý cũng cần phải đƣợc cải cách theo hƣớng đơn giản và rút gọn hơn để tạo thuận lợi nhất cho nhà đầu tƣ sau khi họ quyết định mua. Cần phải nhận thức đƣợc rằng Việt Nam cần phải tìm một giải pháp toàn diện, triệt để, và hữu hiệu hơn cho vấn đề nợ xấu, chứ không nên đơn thuần quan niệm rằng thành lập VAMC là điều kiện cần và đủ để giải quyết vấn đề này, hoặc đặt quá nhiều hy vọng vào VAMC trong việc giải quyết nợ xấu.

 Hỗ trợ một phần vốn cho các NHTM sau sáp nhập, tạo điều kiện thuận lợi để tăng lợi nhuận.

 Cho các ngân hàng có thời gian phân bổ nợ xấu hợp lý , không làm ảnh hƣởng đến lợi nhuận và lợi ích của cổ đông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mua bán, sáp nhập và tự tái cấu trúc các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)