3.1.2 .Chức năng, nhiệm vụ, và tổ chức bộ máy
4.3. Một số kiến nghị với Cơ quan quản lý Nhà nƣớc
Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội Hà Nội là một đơn vị SNCL, chính vì vậy hầu hết hoạt động trong Viện đều đƣợc điều chỉnh bởi các quy định của Nhà nƣớc. Thực tế trong thời gian qua cho thấy vẫn còn tồn tại một số vấn đề, gây khó khăn trong hoạt động của đơn vị nhƣ:
+ Một số cơ chế chính sách chƣa đƣợc cụ thể hoá, hoàn thiện,
+ Một số Bộ ngành chƣa có văn bản hƣớng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế, do đó chƣa đồng bộ với cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính. Sau hơn 7 năm thực hiện cho thấy, việc mở rộng trao quyền tự chủ cho đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định 43 đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực này; tạo điều kiện cho các đơn vị sự nghiệp chủ động sử dụng nguồn lực tài chính, lao động, cơ sở vật chất để thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao trên tinh thần tiết kiệm, thiết thực hiệu quả; đơn vị đƣợc mở rộng các hoạt động dịch vụ, tăng nguồn thu, để cùng với nguồn kinh phí NSNN từng bƣớc nâng cao số lƣợng và chất lƣợng dịch vụ công; tạo điều kiện cho ngƣời dân có thêm cơ hội đƣợc lựa chọn, tiếp cận với các dịch vụ có chất lƣợng ngày càng cao; thu nhập của ngƣời lao động từng bƣớc đƣợc cải thiện. Mặc dù, đã có những tiến bộ nhất định, nhƣng quá trình thực hiện Nghị định 43 cũng cho thấy, các đơn vị sự nghiệp cũng chƣa đƣợc giao quyền tự chủ một cách đầy đủ, từ đó hạn chế các đơn vị sự nghiệp công lập trong việc phát triển mở rộng, nâng cao chất lƣợng cung ứng dịch vụ công, nâng cao thu nhập cho ngƣời lao động, phấn đấu giảm yêu cầu hỗ trợ tài chính từ phía Nhà nƣớc.
+ Nhiều định mức kinh tế kỹ thuật, tiêu chuẩn ngành đã lạc hậu hoặc còn thiếu; không hợp lý nhƣng chƣa đƣợc sửa đổi, bổ sung.
Trong thời gian tới, theo tiến trình dần tăng quyền tự chủ cho các đơn vị, việc quản lý nhà nƣớc nên thực hiện ở các nội dung có tầm vĩ mô, có tính chiến lƣợc, ở các khâu chỉ đạo, huy động, điều phối và giám sát còn các khâu quản lý và tổ chức thực hiện nên giao cho các cơ sở chủ động.
+ Để tạo điều kiện cho các đơn vị có điều kiện vƣơn lên nhanh hơn, Nhà nƣớc nên có quy định mới, trong đó cho phép các đơn vị sự nghiệp công đƣợc thực hiện trƣớc lộ trình giá dịch vụ sự nghiệp công. Các đơn vị sự
nghiệp đƣợc chủ động sử dụng các nguồn tài chính đƣợc giao tự chủ, bao gồm nguồn thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công (kể cả nguồn ngân sách nhà nƣớc đấu thầu, đặt hàng), nguồn thu phí theo quy định đƣợc để lại chi và nguồn thu hợp pháp khác, để chi thƣờng xuyên. Bên cạnh đó, đơn vị cần đƣợc tự xác định giá dịch vụ theo nguyên tắc thị trƣờng đối với loại dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng kinh phí NSNN. Đối với loại dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí NSNN, đơn vị đƣợc quyết định mức thu theo lộ trình tính giá do Nhà nƣớc công bố.
+ UBND Thành phố cần xem xét tạo điều kiện cấp nguồn kinh phí để Viện thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị.
+ UBND Thành phố có thể nghiên cứu, tạo điều kiện cấp nguồn kinh phí cho Viện để đào tạo chuyên môn quy hoạch đô thị cho các cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý quy hoạch; quản lý đô thị ở các cấp hành chính trên địa bàn Thành phố.
+ Đề nghị Bộ Tài chính có những văn bản quy định rõ ràng và phù hợp với thực tiễn hoạt động của các loại hình đơn vị SNCL; nhất là về chế độ tiền lƣơng, tiền công, trong khi Bộ Xây dựng chƣa có văn bản hƣớng dẫn với các tiêu chí riêng cho công tác lập quy hoạch với tính đặc thù của nghề nghiệp.
KẾT LUẬN
Đứng trƣớc xu thế hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, dịch vụ tƣ vấn quy hoạch muốn tồn tại và phát triển không những cần phải có nguồn tài chính mà còn phải quản lý và sử dụng nguồn tài chính này có hiệu quả. Muốn làm đƣợc điều đó, việc hoàn thiện quản lý tài chính của các đơn vị SNCL là rất cần thiết.
Để góp phần vào sự phát triển của Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội, đề tài “Quản lý tài chính tại Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội” đã tập trung giải quyết đƣợc một số vấn đề cơ bản sau:
Một là, hệ thống hóa cơ sở lý luận về đặc điểm quản lý tài chính ở các đơn vị SNCL và các nội dung quản lý tài chính tại các đơn vị SNCL bao gồm nội dung và quy trình quản lý thu, chi, chênh lệch thu chi. Luận văn còn làm rõ nội dung, mục tiêu, nguyên tắc quản lý tài chính ở đơn vị SNCL.
Hai là, thông qua trình bảy, phân tích thực trạng các nguồn tài chính và quản lý tài chính ở Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội trong thời gian qua, luận văn đã làm rõ, tài chính thực sự là công cụ hữu hiệu, là động lực quan trọng góp phần vào sự phát triển của Viện. Trên cơ sở nhận thức thực tiễn, luận văn chỉ ra những những kết quả đạt đƣợc và những hạn chế cũng nhƣ tìm hiểu rõ nguyên nhân khách quan và chủ quan của những hạn chế trong công tác quản lý tài chính tại Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội. Những tồn tại đó cần đƣợc sửa đổi, khắc phục cho phù hợp với đòi hỏi thực tiễn và triển vọng tƣơng lai phát triển của đơn vị.
Ba là, dựa trên những quan điểm định hƣớng phát triển kinh tế xã hội, luận văn đã đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội . Với những giải pháp trên sẽ giúp Viện thuận lợi trong việc đảm bảo nguồn tài chính phát triển theo hƣớng bền vững.
Tuy bản thân cũng đã có nhiều cố gắng, song do giới hạn về thời gian nghien cứu nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót hạn chế, tác giả rất mong nhận đƣợc đóng góp của các thầy giáo, cô giáo, các nhà nghiên cứu để luận văn đƣợc hoàn chỉnh hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ tài chính, 2003. Thông tư 59/2003/TT-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2003
Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước.
2. Bộ tài chính, 2006. Thông tư 71/2006/TT-BTC ngày 9 tháng 8 năm 2006 hướng dẫn thực hiện nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Bộ tài chính, 2008. Quyết định số 32/2008/QĐ-BTC ngày 29/5/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng Ngân sách Nhà nước.
4. Bộ tài chính, 2009. Thông tư 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
5. Chính phủ, 2006. Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
6. Chính phủ, 2009. Nghị định 52/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2009
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước.
7. Dƣơng Đăng Chinh, 2007. Quản lý tài chính công. Hà Nội: Nhà xuất bản
tài chính.
8. Nguyễn Thị Kim Anh, 2012. Quản lý tài chính trường cao đẳng lương
9. Nguyễn Phú Giang, 2014. Quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp và những vấn
đề đặt ra hiện nay.< http://www.sav.gov.vn>. [ngày truy cập 24 tháng 11
năm 2014].
10. Nguyễn Thị Hƣơng, 2015. Quản lý tài chính tại Đại học Quốc gia Hà Nội
trong bối cảnh đổi mới quản lý tài chính giáo dục đại học. Luận án tiến sĩ
Kinh tế. Học viện Khoa học xã hội.
11. Nguyễn Tấn Lƣợng, 2011. Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học công lập tự chủ tài chính trên địa bàn TP HCM. Luận văn thạc sĩ
kinh tế. Trƣờng Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
12. Quốc hội khóa XII, 2008. “Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước”, “luật
số 09/2008/QH12” ngày 03/06/2008. Hà Nội, năm 2008.
13. Quốc hội khóa XII, 2009. “Luật quy hoạch đô thị”, “luật số 30/2009/QH12” ngày 17/06/2009. Hà Nội, năm 2009.
14. Tạp chí tài chính số 10, 2014. Để đổi mới hiệu quả cơ chế quản lý hoạt động sự nghiệp công lập. <http://www.tapchitaichinh.vn>. [ngày truy cập
15 tháng 12 năm 2014].
15. Trần Tiến Khai, 2012. Phương pháp nghiên cứu kinh tế - Kiến thức cơ bản. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động xã hội.
16. Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội. Báo cáo tài chính. Hà Nội, năm 2013. 17. Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội. Kỷ yếu 50 năm xây dựng và trưởng