Đánh giá chung về công tác quản lý tài chính tại Viện Quy hoạch xây

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý tài chính tại Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội (Trang 68)

3.1.2 .Chức năng, nhiệm vụ, và tổ chức bộ máy

3.3. Đánh giá chung về công tác quản lý tài chính tại Viện Quy hoạch xây

hoạch xây dựng Hà Nội

3.3.1. Những kết quả đạt được

Xây dựng kế hoạch thu - chi phù hợp với các quy định của pháp luật và đặc điểm của Viện

Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội thực hiện lập kế hoạch thu chi tài chính hàng năm nhằm đảm bảo cho các khoản thu chi đƣợc cân đối. Căn cứ vào kế hoạch chi tiêu của các đơn vị phòng ban, trung tâm trong Viện và số liệu chi cho con ngƣời, chi quản lý hành chính, chi nghiệp vụ chuyên môn và chi mua sắm, sửa chữa tài sản cố định, xây dựng cơ bản của năm để làm báo cáo các khoản chi năm kế hoạch. Hiện nay, đơn vị đã thực hiện xây dựng kế hoạch hàng năm sát với thực tế nhằm đảm bảo hoạt động thƣờng xuyên và thực hiện tốt nhiệm vụ đƣợc giao.

Cùng với việc xây dựng và ban hành hệ thống chỉ tiêu kế hoạch trên các mặt: Tổ chức hành chính, đào tạo, khoa học công nghệ và cơ sở vật chất; Viện cũng xây dựng và ban hành hệ thống chỉ tiêu kế hoạch tài chính.

Hệ thống chỉ tiêu kế hoạch đƣợc xây dựng trên cơ sở sơ kết tình hình thực hiện năm trƣớc và dự kiến kế hoạch năm sau làm cơ sở theo dõi, giám sát và đánh giá thực hiện kế hoạch. Công tác kế hoạch tài chính của Viện đã thực hiện đúng các quy định và hƣớng dẫn của UBND TP Hà Nội, các chỉ tiêu chính, nhiệm vụ, sản phẩm đầu ra gắn với dự toán kinh phí dự kiến.

Xây dựng và áp dụng quy chế chi tiêu nội bộ

Thực hiện cơ chế đối với các đơn vị SNCL theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ- CP, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội Hà Nội đã bƣớc đầu xây dựng và thực hiện thu - chi theo quy chế chi tiêu nội bộ. Đây là việc làm quan trọng giúp cho Viện chủ động trong việc sử dụng kinh phí hoạt động thƣờng xuyên đƣợc giao đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả. Quy chế chi tiêu nội bộ cũng là cơ sở để cán bộ, viên chức, ngƣời lao động trong đơn vị thực hiện, đảm bảo tính thống nhất, minh bạch, công bằng trong công tác tài chính. Viện đã xây dựng và công bố công khai chế độ quản lý tài chính, thu nhập tăng thêm, chế độ công tác phí, điện thoại, xăng dầu, văn phòng phẩm, NCKH, hoạt động dịch vụ, trích lập các quỹ, góp phần tăng cƣờng công tác quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy các hoạt động tăng thu, tiết kiệm chi phí tại đơn vị. Những bất cập về định mức thu - chi, hƣớng dẫn thực hiện… của năm trƣớc đƣợc tập hợp, xem xét và điều chỉnh hợp lý trong quy chế chi tiêu nội bộ của năm sau.

Tuân thủ chế độ hạch toán, kế toán, kiểm toán

Công tác hạch toán kế toán đƣợc thực hiện theo QĐ số 19/2006/QĐ- BTC về việc ban hành Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp. Viện đã tuân thủ tốt các quy định về hạch toán kế toán do pháp luật quy định.

Để đảm bảo công tác kế toán đƣợc thực hiện tốt thì Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội đã:

- Tổ chức bộ máy kế toán theo quy định, mỗi một kế toán viên trong phòng Tài chính - Kế toán đƣợc phân công một nhiệm vụ khác nhau nhƣng

vẫn có sự kiểm tra chéo lẫn công việc của nhau để tránh xảy ra sai sót, nhầm lẫn.

- Mở sổ sách theo dõi đầy đủ và đúng quy định. - Ghi chép cập nhật, phản ánh kịp thời và chính xác - Thƣờng xuyên tổ chức đối chiếu, kiểm tra.

- Cuối kỳ báo cáo theo mẫu biểu thống nhất và xử lý những trƣờng hợp trái với chế độ để tránh tình trạng sai sót.

- Thực hiện báo cáo quý sau một tháng và báo cáo năm sau 90 ngày theo quy định của Nhà nƣớc.

Quản lý phân phối chênh lệch thu - chi ngày càng nề nếp về cơ bản đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển của Viện

Về cơ bản, Viện đều thực hiện việc phân phối kết quả chênh lệch thu chi để trích lập các quỹ và chi trả thu nhập tăng thêm cho ngƣời lao động. Trong đó Viện đã dành trích 25% chênh lệch thu chi cho phát triển hoạt động sự nghiệp.

Việc trích lập quỹ khen thƣởng, quỹ phúc lợi tại Viện đã thực hiện đúng quy định của Nhà nƣớc là trích lập không quá 3 tháng lƣơng cấp bậc, chức vụ của đơn vị.

Do đƣợc chủ động trong việc chi trả thu nhập tăng thêm, nên Viện đã chủ động tuyển dụng, ký kết các hợp đồng lao động phù hợp với nhu cầu công việc và khả năng tài chính của đơn vị, vì vậy Viện đã tăng cƣờng đƣợc đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, có trình độ và chất lƣợng chuyên môn cao. Việc sử dụng các tiêu chí đánh giá kết quả lao động để chi trả thu nhập tăng thêm đƣợc đơn vị thảo luận dân chủ, công khai trong toàn Viện, vì vậy kết quả chi trả thu nhập tăng thêm nhận đƣợc sự nhất trí và đồng thuận cao trong tập thể ngƣời lao động.

Tài sản của Viện là của Nhà nƣớc giao và đƣợc đƣa vào sử dụng đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức phát huy tối đa hiệu quả sử dụng trong công tác quy hoạch xây dựng. Hàng năm, các tài sản đƣợc theo dõi sổ sách đầy đủ, tính

toán hao mòn theo quy định hiện hành của Nhà nƣớc và định kỳ tiến hành kiểm kê, thanh lý và mua sắm bổ sung, thay thế kịp thời đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ đƣợc giao.

3.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân

3.3.2.1. Những tồn tại

a. Công tác huy động tạo nguồn thu

- Nguồn thu hoạt động sự nghiệp: về nguồn thu từ phí dịch vụ tƣ vấn đã giảm dần do ảnh hƣởng của nền kinh tế suy thoái. Trƣớc khó khăn chung của nền kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực xây dựng, bất động sản, phát triển đô thị trong những năm qua đã làm ảnh hƣởng không nhỏ đến kết quả hoạt động của Viện. - Nguồn thu khác: Về nguồn thu từ lãi tiền gửi ngân hàng cũng đã giảm dần do lãi suất tiền gửi tiết kiệm giảm.

Điều này cho thấy nguồn thu của Viện vẫn phụ thuộc nhiều vào NSNN, khả năng tự đảm bảo nguồn thu còn hạn chế, tính đa dạng các nguồn thu chƣa cao.

b. Quản lý nguồn chi

Công tác quản lý, sử dụng tài chính còn nhiều bất cập. Theo quy định của Nghị định 43, Viện đƣợc chủ động sử dụng ngân sách đƣợc giao tự chủ và các khoản thu cho các hoạt động thƣờng xuyên. Tuy nhiên khi quyết toán, đơn vị chƣa phân bổ một cách hợp lý các nội dung chi theo nguồn kinh phí phù hợp với các văn bản hƣớng dẫn, ví dụ:

+ Theo quy định các đơn vị công lập phải sử dụng tối thiểu 40% nguồn thu để lại thực hiện cải cách tiền lƣơng để chi lƣơng tăng thêm do mức lƣơng tối thiểu chung đƣợc điều chỉnh tăng, nhƣng đơn vị khi quyết toán nguồn phí, lệ phí không quyết toán mục tiền lƣơng, phụ cấp.

c. Công tác phân phối chênh lệch thu chi

Nhìn chung Viện đã trích lập quỹ và chi thu nhập tăng thêm cho ngƣời lao động theo quy định của Nhà nƣớc. Tuy nhiên Viện chƣa trích lập quỹ dự phòng

ổn định thu nhập cho cán bộ, viên chức đảm bảo tính chủ động, thích ứng kịp thời với những thay đổi cơ chế tài chính của Nhà nƣớc ban hành.

e. Công tác kiểm toán

Hoạt động kiểm toán luôn đi kèm và là sự tiếp nối với hoạt động kế toán nếu kế toán làm nhiệm vụ tổ chức thu thập, xử lý thông tin, thì kiểm toán chính là sự kiểm tra tính chuẩn xác và xác nhận tính đúng đắn của các thông tin và quan trọng hơn là đƣa ra những giải pháp qua đó hoàn thiện các quá trình quản lý, hoàn thiện quá trình tổ chức thông tin phục vụ có hiệu quả cho các đối tƣợng sử dụng thông tin kế toán.

Thực tế hoạt động kiểm toán nội bộ trong Viện chƣa đƣợc đề cao, việc kiểm toán thƣờng chỉ hạn chế ở việc kiểm tra tính trung thực của các giao dịch do các nhà quản lý tiến hành. Vì vậy, các nhà kiểm toán cần đi sâu vào đánh giá tính hiệu quả và hiệu lực của việc sử dụng nguồn lực.

3.3.2.2. Nguyên nhân

a. Tổ chức thực hiện quản lý tài chính tại Viện còn nhiều hạn chế

- Bộ máy quản lý của Viện còn cồng kềnh và hoạt động kém hiệu quả

Bộ máy quản lý của đơn vị hiện nay vẫn khá cồng kềnh và nhiều bộ phận, đơn vị trực thuộc hoạt động còn thiếu hiệu quả. Viện chƣa định biên đƣợc số lƣợng biên chế của từng phòng ban nên có hiện tƣợng một số phòng ban thiếu biên chế trong khi một số phòng ban khác lại thừa nên dẫn đến tình trạng một số bộ phận công việc làm không hết trong khi một số đơn vị khác không có việc làm. Một phần nguyên nhân cũng là do cơ chế bao cấp vẫn còn nên có nhiều vị trí đƣợc biên chế còn mang nặng tình cảm, quan hệ hơn là do năng lực. Hoạt động ở một số bộ phận, đơn vị giúp việc chƣa đáp ứng kịp thời theo yêu cầu của Ban Lãnh đạo cũng nhƣ yêu cầu của công việc và hiệu quả làm việc còn hạn chế. Cũng vì cơ chế xin - cho, bao cấp vẫn còn nên hoạt động của một số đơn vị còn thiếu năng động, sáng tạo nên hiệu quả chƣa cao.

Một số quy định về thủ tục hành chính còn nặng nề và phức tạp chậm thay đổi gây khó khăn cho ngƣời dân cũng nhƣ cho công tác quản lý.

- Quy chế chi tiêu nội bộ còn những điều bất cập

Trong quy chế chi tiêu nội bộ có mục quy định phân bổ tài chính cho các hoạt động dịch vụ thực hiện tại Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội HN nhƣ sau: “Áp dụng cơ chế khoán sản phẩm trên cơ sở xây dựng cơ chế chi trả lƣơng, tiền công theo chức danh nghề nghiệp tƣơng ứng với vị trí việc làm và tỷ trọng sản phẩm thực hiện hồ sơ. Trong đó tiền lƣơng, tiền công bộ phận quản lý đơn vị (bao gồm Viện trƣởng, các Viện phó và kế toán đơn vị) chiếm khoảng 20 - 25% tiền lƣơng, tiền công thực hiện sản phẩm dịch vụ.” Có thể thấy, thông qua cơ chế trên thì tiền lƣơng tiền công của quản lý đơn vị cao so với các đơn vị SNCL khác. Điều này, dẫn đến hệ quả các kiến trúc sƣ, kỹ sƣ ở trung tâm là ngƣời trực tiếp tạo ra sản phẩm lại chƣa đƣợc hƣởng đúng sức lao động, mất cân bằng về thu nhập so với lãnh đạo đơn vị. Theo phân bổ tài chính, công tác lập quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quy hoạch tổng mặt bằng thì tiền lƣơng, tiền công chuyên gia thực hiện sản phẩm dịch vụ chỉ chiếm 29% trong cả giá trị hợp đồng. Không đảm bảo về thu nhập nên rất nhiều các kiến trúc sƣ đã nghỉ việc, Viện đang bị chảy máu chất xám.

Quy chế chi tiêu nội bộ do đơn vị xây dựng chƣa bao quát hết đƣợc những nội dung chi hoạt động của đơn vị, đặc biệt thiếu cơ chế thu lệ phí tƣ vấn và chƣa quán xuyến đƣợc đầy đủ các nguồn thu và thực tế chƣa đáp ứng yêu cầu của cơ chế tự chủ tài chính (mới tập trung vào cơ chế chi, chƣa đầu tƣ xem xét cơ chế tạo nguồn thu gắn với với cơ chế tự chủ và chịu trách nhiệm). Viện cũng chƣa thƣờng xuyên tổng kết đánh giá việc thực hiện theo quy chế chi tiêu nội bộ, phát hiện những thiếu sót cần bổ sung, hoàn chỉnh quy chế phù hợp với thực tiễn hoạt động của đơn vị.

Việc bình xét, khen thƣởng, đánh giá kết quả hoạt động của cá nhân trong đơn vị còn mang tính hình thức. Viện chƣa có định mức rõ ràng về thƣởng theo năng suất lao động cho CBVC. Căn cứ trên phân bổ tài chính, cuối năm đơn vị có thƣởng thêm cho ngƣời lao động nhƣng khoản thu nhập tăng thêm này lại căn cứ vào mức phân bổ trên, do đó Lãnh đạo đơn vị vẫn chiếm 20 - 25 % mức thu nhập. Tác động khích lệ của cơ chế đối với ngƣời lao động trong việc tiết kiệm chi, phát huy nguồn thu sự nghiệp, cải thiện thu nhập cho cán bộ công nhân viên còn hạn chế.

Qua phân tích có thể thấy nhiều hoạt động quản lý tài chính Viện chƣa phù hợp nhƣ cơ chế quản lý các đơn vị cấp III còn bất cập, cơ chế lƣơng thƣởng chƣa phù hợp, cơ chế tổ chức cán bộ chƣa rõ ràng,…

- Công tác kiểm toán nội bộ chưa được coi trọng

Quá trình kiểm toán trong Viện chủ yếu đƣợc Kiểm toán Nhà nƣớc thực hiện và quá trình kiểm toán chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên( 3 năm một lần). Và kết quả kiểm toán chƣa sát với thực tế hoạt động tại đơn vị, dẫn tới còn nhiều hạn chế chƣa đƣợc điều chỉnh.

Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội Hà Nội chƣa có bộ phận kiểm toán nội bộ nên thiếu sự độc lập cần có của bộ phận kiểm toán để có thể thực hiện tốt việc thanh tra hiệu quả hoạt động tài chính tại đơn vị.

b. Hệ thống chính sách của Nhà nƣớc còn nhiều bất cập

Các văn bản pháp luật quy định, hƣớng dẫn về tài chính đối với loại hình đơn vị SNCL chƣa đầy đủ và đổi mới phù hợp với điều kiện hoạt động thực tế của Viện. Viện là đơn vị SNCL, mà đặc thù sản phẩm dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực tƣ vấn của Viện, chủ yếu đƣợc tạo ra từ nguồn lực là trí tuệ khoa học, sức sáng tạo (tỷ lệ đại học và sau đại học: 98%) của công chức, viên chức trong quá trình thực hiện hoạt động nghề nghiệp. Do vậy, Viện cũng gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện.

Hệ thống văn bản chế độ tự chủ tài chính các đơn vị sự nghiệp nói chung còn bộc lộ những hạn chế trong quá trình thực chi. Các định mức, chế độ chi tiêu trong đơn vị SNCL dù đƣợc Nhà nƣớc quy định nhƣng tính khả thi không cao, chƣa phù hợp với thực tế, khó vận dụng hoặc tạo điều kiện cho đơn vị hạch toán chi tiêu không trung thực vì không thể áp dụng đƣợc. Các định mức chi tổng hợp làm căn cứ lập dự toán và giao nhiệm vụ chi Ngân sách, cấp phát và quản lý tài chính hàng năm chƣa phù hợp với thực tế chi và nhiệm vụ đƣợc giao.

Mức thu phí dịch vụ tƣ vấn quy hoạch còn quá thấp so với mặt bằng chung, điều này làm hạn chế khả năng đầu tƣ cho hoạt động quy hoạch, và nâng cao đời sống cho cán bộ trong đơn vị.

Chƣa tạo đƣợc cơ chế giám sát thƣờng xuyên đối với việc chi tiêu của chủ tài khoản và kế toán. Chƣa đảm bảo dân chủ trong quản lý thu chi tại đơn vị dự toán.

CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI VIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG HÀ NỘI

4.1. Định hƣớng phát triển tại Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội

4.1.1. Định hướng phát triển

Con ngƣời là nhân tố cơ bản của quá trình sản xuất, là động lực của sự phát triển, nhu cầu cơ bản của con ngƣời là đƣợc phát triển cả về thể lực và trí thức. Hoạt động sự nghiệp phát triển với mục tiêu là đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu cơ bản đó của con ngƣời. Mỗi hoạt động sự nghiệp đó đều đƣợc xá định mục tiêu phát triển rất rõ ràng trong đƣờng lối, chính sách phát triển của đất nƣớc. Phát triển giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa thể thao, công nghệ khoa học phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng, bảo đảm cân đối về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành, cơ cấu vùng miền, mở rộng quy mô trên cơ sở đảm bảo chất lƣợng và hiệu quả. Bên cạnh nguồn tài chính đáng kể đầu tƣ cho các hoạt động sự nghiệp từ NSNN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý tài chính tại Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội (Trang 68)