Giải pháp đối với công tác tài chính trong giai đoạn 2019-2021: 11111

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích và dự báo tài chính công ty cổ phần traphaco (Trang 122 - 131)

CHƢƠNG 2 : THIẾT KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Giải pháp đối với công tác tài chính trong giai đoạn 2019-2021: 11111

Trên cơ sở định hướng trong giai đoạn 2019-2021 của công ty, một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn này đối với TRA như sau:

4.2.1. Nhóm giải pháp tăng doanh thu:

Doanh thu của công ty trong các năm qua tăng mạnh, nhưng lại suy giảm vào năm 2017, TRA sẽ phải cải thiện chỉ số này. Vì vậy công ty phải có chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn trong giai đoạn 2019-2021 như sau:

Doanh thu của CTCP Traphaco chững lại do chính sách bán hàng ở kênh OTC và cạnh tranh giá ở kênh ETC.

Với kênh OTC, giải pháp được đưa ra đó là công ty cần nới lỏng chính sách bán hàng. Thay vì việc bán hàng thu tiền ngay và yêu cầu các nhà thuốc, quầy thuốc đạt tăng trưởng doanh thu các sản phẩm TRA thêm 20% mới được thưởng thêm chiết khấu, công ty có thể kéo dài thời gian bán chịu cho khách hàng bán lẻ, hạ yêu cầu về tăng trưởng doanh thu các sản phẩm TRA xuống từ 10-15% là đã được thưởng thêm chiết khấu. Với một chính sách bán hàng cạnh tranh hơn như vậy, mạng lưới khách hàng bán lẻ sẽ được mở rộng thêm, không chỉ dừng ở mức 27.000 nhà thuốc và quầy thuốc trong năm 2017-2018. Đối với các khoản phải thu: Nâng cao hiệu quả quản lý các khoản phải thu và hiệu quả kinh doanh giải pháp đầu tiên

đặt ra là công ty cần xem lại và điều chỉnh chính sách bán hàng, thu tiền cho hợp lý. Cụ thể đó là cân nhắc giảm thời hạn thanh toán xuống thấp hơn hiện tại, đưa dần về mức bình quân ngành hoặc tương đương mức của đối thủ trong cùng ngành, tất nhiên phải theo lộ trình và có sự tính toán kỹ càng đến khả năng thanh toán và phản ứng từ phía khách hàng để có mức điều chỉnh hợp lý nhất.

Với kênh ETC, vấn đề của Công ty chính là doanh thu mảng này giảm 27,4% do cạnh tranh về giá. Do chính sách đấu thầu ưu tiên về giá nên Công ty không có lợi thế trong mảng này. Hơn nữa, xu thế tất yếu của các doanh nghiệp dược phẩm là chuyển dịch từ kênh ETC sang kênh OTC. Công ty nên cân nhắc nếu việc bán hàng qua kênh ETC không thực sự hiệu quả thì công ty nên duy trì tỷ lệ bán hàng qua 2 kênh một cách hợp lý hơn để tận dụng nguồn lực và sử dụng chi phí một cách hiệu quả.

4.2.2. Nhóm biện pháp làm giảm chi phí

Một trong những nguyên nhân làm cho sản phẩm dược của Công ty khó cạnh tranh với các sản phẩm của các doanh nghiệp cùng ngành chính là do giá cả cao hơn. Vì vậy, sử dụng những biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh, tối thiểu hóa giá thành sản phẩm chính là phương án bền vững lâu dài cho CTCP Traphaco, đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh gay gắt về giá.

Khâu đầu tiên trong sản xuất chính là cung ứng nguyên vật liệu. Một trong những lợi thế của Công ty chính là đã phần nào chủ động được vùng nguyên liệu với 05 vùng trồng/ thu hái dược liệu đạt chuẩn GACP-WHO và 01 nhà máy chiết xuất dược liệu. Để hạn chế được chi phí nhập khẩu đầu vào, CTCP Traphaco cần chủ đọng được hoàn toàn về chi phí đầu vào, công ty cần chủ động hoàn toàn được nguyên liệu đầu vào ( hiện tại vùng nguyên liệu trong nước mới đáp ứng được khoảng 80% nhu cầu sản xuất của Công ty).

Năm 2018, TRA có tỷ suất lợi nhuận gộp tương đối cao (51,97%), tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận sau thuế lại ở mức khá thấp (9,72%), nguyên nhân đến từ chiến lược mở thêm 8 chi nhánh phân phối liên tục trong 2 năm khiến phát sinh các chi phí nhân công và chiết khấu. Do đó, chi phí bán hàng và quản lý chiếm tỷ trọng trên

doanh thu tăng từ 32,34% (2016) lên 39,37% (2018), khiến lợi nhuận sau thuế năm 2018 của TRA giảm 32,89% so với năm 2017. Bài toán được đặt ra chính là làm cách nào để giảm thiểu được chi phí nhân công và chi phí quản lý. Công ty nên tận dụng hệ thống nhà thuốc và quầy thuốc sẵn có, sáng tạo hơn trong việc đưa ra các chính sách bán hàng để giảm thiểu được chi phí bán hàng.

Xây dựng mô hình dự báo cấu trúc vốn gắn với triển vọng kinh tế, trong mô hình đó cấu trúc vốn phải phản ánh được đặc điểm của nền kinh tế, bao gồm mức độ hoạt động kinh doanh, triển vọng phát triển của thị trường vốn, thuế suất…. Các đặc tính của ngành bao gồm các biến động thời vụ, biến động theo chu kỳ, tính chất cạnh tranh, giai đoạn chu kỳ tuổi thọ, điều tiết chính phủ và các thông lệ…. Các đặc tính của công ty bao gồm quy mô, xếp hạng tín nhiệm, bảo đảm quyền kiểm soát…. Công ty cần đa dạng hóa cơ cấu tài trợ, về thời gian đáo hạn, về chủng loại qua đó gia tăng tính linh hoạt của cấu trúc vốn và nâng cao vị thế đàm phán với các nhà tài trợ thương mại. Việc xem xét đến các điều tiết của Chính phủ cũng rất quan trọng.

4.2.3. Nhóm biện pháp khác:

Thứ nhất, quản lý công nợ nhằm nâng cao khả năng thanh toán của công ty:

+ Đối với các khoản phải trả người bán: để giữ vững được uy tín của công ty đối với các đối tác kinh doanh đặc biệt đối với nhà cung cấp thì công ty phải đảm bảo khả năng thanh toán nợ.

+ Nâng cao chất lượng dòng tiền: Cần có biện pháp quản lý chặt chẽ dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Lập dự báo ngân quỹ và dự báo các khoản thu chi tiền mặt một cách khoa học để có thể chủ động trong quá trình thanh toán trong kỳ. Xác định mức độ dự trữ vốn tiền mặt một cách hợp lý, vừa đảm bảo khả năng thanh toán bằng tiền mặt cần thiết trong kỳ để giữ uy tín, vừa đảm bảo khả năng sinh lời của số vốn tiền mặt nhàn rỗi. Bên cạnh đó, công ty cần đánh giá lại hiệu quả đầu tư góp vốn tại các công ty con và công ty liên kết, có giải pháp thoái vốn tại các công ty kém hiệu quả để nâng cao hiệu quả đầu tư, tạo dòng tiền thu cho hoạt động đầu tư để tăng khả năng chi trả cho hoạt động kinh doanh.

Thứ hai, về marketing: Công ty vẫn tiếp tục đẩy mạnh thị trường nhằm tăng

sức tiêu thụ sản phẩm bằng các chương trình tiếp thị dưới các hình thức như thu thập thông tin khách hàng và giới thiệu sản phẩm của công ty đến khách hàng bằng các chương trình quảng cáo, tham gia hội trợ, triển lãm……Bên cạnh đó công ty còn mở rộng hình thức kinh doanh bằng việc nâng cấp trang Web để phát triển hoạt động buôn bán trên mạng và để quản trị kinh doanh được tốt hơn. TRA tiếp tục thực hiện các hoạt động Marketing phát triển uy tín và thế mạnh thương hiệu TRA đối với Khách hàng. Công ty duy trì các giải thưởng thương hiệu đã đạt được.

Thứ ba, lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của công ty vì vậy bên cạnh tăng doanh thu thì công ty còn cần chú trọng tăng lợi nhuận, để tăng lợi nhuận hữu hiệu nhất là giảm các chi phí nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận tối đa như: cần có kế hoạch hợp lý trong việc thu mua nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất và đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại, cũng như đội ngũ cán bộ công nhân viên chuyên nghiệp để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao nhưng chi phí thấp. Chi phí bán hàng của công ty không ngừng tăng lên vì vậy trong quá trình hoạt động cần phải kiểm soát chặt chẽ như những công ty nên tiến hành thanh lý những tài sản không cần dùng để giảm bớt những khoản chi phí khấu hao và kiểm soát chặt chẽ những khoản mục mua ngoài để tránh những trường hợp hao hụt đáng tiếc.

Thứ tƣ, xây dựng cơ cấu vốn hợp lý phù hợp với tài chính của công ty: Trong

giải đoạn tiếp theo công ty tăng cường mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. tìm kiếm, nghiên cứu đề đầu tư các nhà máy sản xuất thuốc vừa và nhỏ thì các nhà quan lý phải xây dựng được cơ cấu vốn hợp lý. Cơ cấu vốn của doanh nghiệp đứng trên góc độ quản lý nguồn vốn là mối tương quan tỷ lệ giữa nợ và VCSH. Sự kết hợp hài hòa giữa nợ và VCSH nhằm đảm báo sự cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro, lợi ích cơ bản khi doanh nghiệp xây dựng được cơ cấu vốn hợp lý: Tiết kiệm được chỉ phí sử dụng vốn. Tạo giá trị doanh nghiệp cao nhất, gia tăng giá cổ phiếu trên thị trường, tạo được niềm tin đối với nhà đầu tư và thuận hơn cho doanh nghiệp trong huy động vốn khi cần thiết. Tận dụng tích cực đòn bảy tài chính, đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữ khả năng sinh lời và rủi ro cho chủ sở hữu doanh nghiệp. Cơ cầu tải

chính đảm bảo tính ổn định vả linh hoạt. Thiết lập được một lá chắn thuế hợp lý cho doanh nghiệp. Tối thiểu hóa chi phí kiệt quệ tài chính, hạn chế rủi ro phá sản.

Dùng phương pháp tính chỉ số chỉ phí vốn bình quân (W/ACC) để xác định cơ cấu vốn tối ưu cho doanh nghiệp. Cơ cấu vốn chủ sở hữu và vay nợ dài hạn hợp lý là cơ cấu có chỉ số WACC nhỏ nhất (có so sánh với mức trung bình trong ngành) Khi xây dựng cơ cấu vốn tối ưu theo mô hình trên đòi hỏi doanh nghiệp phải xác định đầy đủ. chính xác các dữ liệu đầu vào như thông tin về lãi suất, chi phí vốn chủ sở hữu.... và thận trọng trong việc đánh giá các kết quả tính toán để từ đó đưa ra quyết định chính xác nhất về cơ cấu vốn tối ưu.

Thứ năm, tăng cường và phát huy hiệu qủa của việc sử dụng vốn: Đối với

bất cứ doanh nghiệp nào thì việc huy động được vốn là vô cùng quan trọng. Việc tăng vốn chủ sở hữu làm cho năng lực tài chính của công ty lành mạnh hơn, nâng cao uy tín đối với các nhà cung cấp và các ngân hàng, do đó công ty sẽ được ưu đãi hơn trong thanh toán và vay nợ. Nguồn huy động vốn chủ sở hữu của công ty rất dồi dào do các cổ đông tin tưởng vào sự phát triển của công ty trong tương lai, và nếu như khai thác được tối đa nguồn vốn này thì công ty sẽ có thuận lợi rất lớn trong việc mở rộng quy mô kinh doanh mà không phải phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài.

Bên cạnh đó, với uy tín của mình. công ty có thể huy động thêm nguồn vốn vay từ các ngân hàng để làm da đạng hóa nguồn vốn trong bối cảnh lãi suất ngân hàng ngày cảng giảm. Sử dụng vốn vay có thế giúp công ty nâng cao mức độ sử dụng đòn bảy tài chính. tận dụng được những lợi thể do sử dụng vốn vay mang lại như: khoản lợi thuế, giảm chỉ phí sử dụng vốn... Cụ thể. công ty có thể lựa chọn từ các nguồn tài trợ sau:

- Huy động từ lợi nhuận đề lại thông qua các quỹ chuyên dùng đặc biệt là quỹ đầu tư phát triển. Lợi nhuận đề lại là nguồn hỗ trợ tích cực cho nhu cầu vốn kinh doanh thể hiện sự độc lập và khả năng vững vàng về tài chính của doanh nghiệp. Công ty có thể sử dụng nguồn này một cách chủ động mà không bị phụ thuộc bởi các điều kiện cho vay như vay ngân hàng, vay các tổ chức tín dụng.

- Huy động vốn thông qua quỹ khấu hao cơ bản: Công ty có toàn quyền sử dụng linh hoạt quỹ khấu hao để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh đoanh của mình.

- Huy động vốn thông qua liên doanh, liên kết: Đây cũng là xu hướng tích cực, thông qua quá trình liên doanh, một mặt tạo thêm được kênh cung cấp vốn kinh doanh, mặt khác tạo cơ hội cho công ty hòa nhập với nền khoa học kỹ thuật hiện đại. Nhờ đó. sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường.

- Huy động vốn từ cán bộ công nhân viên trong công ty, đây là một biện pháp làm giảm sức ép vẻ vốn dài hạn, giảm bớt rủi ro tiểm tảng trong sản xuất kinh doanh của công ty. Huy động vốn từ cán bộ công nhân viên không chỉ là một biện pháp gắn liền lợi ích của người lao động với lợi ích của công ty, mà còn thúc đẩy họ làm việc tích cực.

Thứ sáu, chú trọng công tác quản lý chỉ phí, loại bỏ các chỉ phí không cần

thiết: Chỉ phí của công ty vẫn còn khá cao nhất là chi phí quản lý doanh nghiệp đang có xu hướng tăng lên. Do đó công ty phải quan tâm tới việc giảm chỉ phí để hạ giá thành sản phẩm. Hạ giá thành sản phẩm là giảm các khoản chi phí cấu thành nên nó một cách hợp lý. Hạ thấp giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn nói riêng và hiệu qủa hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung. Do đó, để tăng lợi nhuận người quản lý phải luôn quan tâm đến kiểm soát chi phí: Trước khi chỉ tiêu: Định mức chi phí tiêu hao và hoạch định chi phí. Trong khi chi tiêu: Kiểm soát để chi tiêu trong định mức. Sau khi chi tiêu: Phân tích sự biển động của chi phí để biết nguyên nhân tăng, giảm chi phí mà tìm biện pháp tiết kiệm cho kỳ sau.

Thứ bảy, đầu tư đổi mới tài sản cố định đi đôi với nâng cao hiệu quả sử

dụng tài sản cố định như: lập kế hoạch và thực hiện tốt việc quản lý, sử dụng TSCĐ, thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ tránh hư hỏng. mất mát. Công ty cần tiến hành đánh giá lại TSCĐ một cách thường xuyên và chính xác. Hiện nay do khoa học công nghệ ngày càng tiến bộ làm cho các TSCĐ không tránh khỏi sự hao mòn vô hình. Đồng thời với cơ chế thị trường như hiện nay, giá cả thường xuyên biến động làm cho việc phản ánh giá trị còn lại của TSCĐ trên số sách kế

toán bị sai lệch so với giá trị thực tế. Việc thường xuyên đánh giá lại TSCĐ sẽ giúp cho việc tính khấu hao chính xác. đảm bảo thu hồi vốn và bảo toàn vốn cố định, nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ hoặc có những biện pháp xử lý những TSCĐ bị mất giá nghiêm trọng, chóng thất thoát vốn.

Tiến hành kiểm tra và phân loại TSCĐ thường xuyên đề nâng cao hiệu quả quản lý: Tận dụng năng lực của TSCĐ trong Công ty: Trong các biện pháp tăng năng suất lao động thì biện pháp tăng công suất máy móc thiết bị rất được các doanh nghiệp chú trọng. Tăng năng suất của thiết bị máy móc có tác dụng tiết kiệm sức lao động, sẽ tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần tránh trường hợp máy móc phải ngừng hoạt động do thời gian sửa chữa quá lâu, thiếu công nhân có trình độ... làm ảnh hưởng đến việc tận dụng năng lực máy móc. Khi muốn tăng năng suất doanh nghiệp cần xem xét đã tận dụng hết công suất của máy móc hiện có chưa trước khi ra quyết định đầu tư mới TSCĐ. Thanh lý, xử lý các TSCĐ không dùng đến đề tránh việc ứ đọng vốn, thu hồi được phần nào vốn đầu tư bỏ ra, tạo điều kiện để mua sắm những TSCĐ mới thay thế, nâng cao được năng lực sản xuất.

Công tác đầu tư mua sắm mới TSCĐ là hoạt động trực tiếp ảnh hưởng đến năng lực sản xuất của Công ty. Hơn nữa đó là sự bỏ vốn đầu tư dài hạn, ảnh hưởng đến tình hình tài chính của Công ty, do vậy quy trình ra quyết định mua sắm TSCĐ là một vấn đề quan trọng cần phải được phân tích kỹ lưỡng, tạo điều kiện cho Công ty chủ động huy động nguồn tài trợ: Khả năng tài chính của công ty: cần xây dựng kế hoạch, phương hướng đầu tưmới tài sản cố định trong từng thời kỳ đảm bảo hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích và dự báo tài chính công ty cổ phần traphaco (Trang 122 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)