Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả đầu tư dự án xây dựng tại công ty cổ phần xây dựng số 3 (Trang 31 - 37)

1.4 Các chỉ tiêu phân tích

1.4.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư

a, Giá trị hiện tại thuần (NPV)

Giá trị hiện tại thuần của một dự án là giá trị của dòng tiền dự kiến trong tƣơng lai đƣợc quy về hiện tại sau khi trừ đi vốn đầu tƣ dự kiến ban đầu của dự án. Hay, giá trị hiện tại thuần NPV là tổng giá trị hiện tại của dòng thu nhập thuần mà dự án mang lại trong cả vòng đời của nó.

Mục đích của việc tính giá trị hiện tại thuần của dự án là để xem xét việc sử dụng các nguồn lực (vốn) trong thời gian thực hiện dự án có mang lại lợi ích lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng hay không?

Với ý nghĩa này, NPV đƣợc xem là tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá tính khả thi của dự án. Chỉ tiêu doanh thu thuần của dự án thƣờng đƣợc tính chuyển về mặt bằng hiện tại.

  0 1 1 (1 ) 0 (1 ) n n n t i i t i i t t i NCF B C NPV r r r             Trong đó: NCF là dòng tiền ròng năm thứ t

Bi là khoản thu của năm i Ci là khoản chi phí của năm i n là số năm họat động của dự án r là tỷ suất chiết khấu đƣợc chọn.

Nhƣ vậy để đánh giá hiệu quả của dự án thông qua chỉ tiêu NPV thì ta đánh giá dựa trên 2 trƣờng hợp sau:

-Đối với các dự án có độc lập về kinh tế, việc chấp nhận dự án hay bỏ dự án phụ thuộc vào NPV >0 hoặc NPV<0. Điều này được thể hiện như sau:

 Nếu NPV < 0 thì dự án bị lỗ vốn => Không khả thi

 Nếu NPV = 0 thì dự án hòa vốn => Không có lợi nhuận

 Nếu NPV > 0 thì dự án có lợi nhuận => khả thi

-Đối với dự án loại trừ lẫn nhau, việc chấp nhận dự án đòi hỏi phải từ bỏ dự án còn lại. Với trường hợp này, dự án có NPV cao hơn sẽ được chọn và NPV>0.

Trong thực tế, NPV đƣợc sử dụng để đánh giá (loại bỏ hoặc lựa chọn) ở bƣớc so sánh đầu tiên. Các dự án đƣợc chấp nhận phải có NPV >0 hoặc = 0 và các dự án đƣợc chọn phải có NPV max.

Ưu điểm:

Cho biết giá trị lợi nhuận của cả đời dự án sau khi hoàn đủ vốn đầu tƣ. Có tính đến sự biến động của các chỉ tiêu theo thời gian.Có tính đến giá trị của tiền tệ theo thời gian.

Có tính đến yếu tố lạm phát và trƣợt giá thông qua việc điều chỉnh các chỉ tiêu Bt, Ct, và r.

Có thể tính đến các yếu tố rủi ro tùy theo mức độ tăng trị số của suất thu lợi tối thiểu r.

Có thể so sánh các phƣơng án có vốn đầu tƣ khác nhau với điều kiện lãi suất đi vay bằng với lãi suất cho vay một cách gần đúng.

Nhược điểm:

Chỉ đảm bảo tính chính xác trong điều kiện thị trƣờng vốn hoàn hảo - ít phù hợp và khó khăn đối với thực tế.Khó dự báo chính xác các chỉ tiêu cho cả đời của dự án

Kết quả lựa chọn phƣơng án phụ thuộc rất nhiều vào độ lớn của chỉ tiêu suất thu lợi tối thiểu r, trong khi việc xác định chính xác r gặp nhiều khó khăn.

Các phƣơng án yêu cầu vốn đầu tƣ ít và ngắn hạn thƣờng có lợi thế hơn. Kết quả đƣợc biểu diễn dƣới dạng số tuyệt đối mà không phải là số tƣơng đối nên chƣa hoàn hảo.Kết quả chỉ mới thể hiện đƣợc việc phƣơng án đạt đƣợc ở mức lãi suất tối thiểu chứ không biêt rõ là đạt đƣợc ở mức độ nào.

b, Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời nội bộ - IRR (Internal Rate of Return)

Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời nội bộ (IRR) là tỷ lệ chiết khấu sao cho giá trị hiện tại của thu nhập từ dự án tƣơng đƣơng với giá trị hiện tại của đầu tƣ và NPV = 0.   0 0 1 IR n t t t NCF NPV R      Nhận xét:

Chỉ tiêu IRR phản ánh tỷ suất lợi nhuận mà dự án đầu tƣ mang lại và đó chính là lãi suất tối đa mà dự án có thể chấp nhận trả cho vốn vay vì nếu vay với lãi suất cao hơn thì dự án sẽ bị lỗ, khi đó NPV sẽ nhỏ hơn 0.

Tỷ suất hoàn vốn nội bộ là trƣờng hợp đặc biệt của lãi suất chiết khấu ở đó NPV = 0

Ý nghĩ của chỉ tiêu IRR:

- Dùng IRR để đánh giá tính hiệu quả của dự án.

Có thể đánh giá phƣơng án đầu tƣ có khả thi hay không khả thi qua mối quan hệ giữa IRR và r. Xét mối tƣơng quan giữa chỉ tiêu IRR và r để quyết định phƣơng án đầu tƣ:

+ Nếu IRR < r thì dự án không khả thi.

+ Nếu IRR = r thì dự án hòa vốn. Dự án có lãi nhƣng chỉ vừa đủ bù đắp chi phí. Nhà đầu tƣ không có lời.

+ Nếu IRR > r thì dự án khả thi.

- Dùng IRR để so sánh và lựa chọn phương án trong đầu tư

Các phƣơng án khác nhau trong một dự án có IRR khác nhau. Phƣơng án nào có IRR lớn thì tính khả thi của phƣơng án đó càng cao. Phƣơng án có IRRmax thì lợi nhuận của phƣơng án đó là lớn nhất so với các phƣơng án khác.

- Dùng IRR để quyết định cơ hội đầu tư:

Các nhà đầu tƣ sẽ chú ý tới các dự án có IRR cao bởi các dự án đó có thể đem lại lợi nhuận kỳ vọng. Các dự án có IRR thấp sẽ không thu hút đƣợc các nhà đầu tƣ.

Ưu điểm của IRR:

Có tính đến sự biến động của các chỉ tiêu theo thời gian và tính toán cho cả đời dự án. Hiệu quả đƣợc biểu diễn dƣới dạng số tƣơng đối và đƣợc gắn với một trị số hiệu quả tiêu chuẩn r. Việc xác định r đối với chỉ tiêu IRR chính xác hơn so với chỉ tiêu NPV.

Tính đến các yếu tố trƣợt giá và lạm phát bằng cách thay đổi các chỉ tiêu dòng tiền tệ thu chi qua các năm và suất thu lợi tối thiểu r.Có thể tìm đƣợc phƣơng án tốt nhất theo cả hai chỉ tiêu NPV và IRR trong điều kiện nhất định.

Nhược điểm:

Giống với chỉ tiêu NPV, kết quả chỉ đảm bảo tính chính xác trong điều kiện thị trƣờng vốn hoàn hảo - ít phù hợp và khó khăn đối với thực tế.

Khó ƣớc lƣợng chính xác các chỉ tiêu cho cả đời dự án.

Có thể sai lầm khi sử dụng IRR trong lựa chọn các dự án loại trừ nhau. Dự án có IRR cao nhƣng quy mô nhỏ thì NPV nhỏ và ngƣợc lại dự án có IRR

thấp nhƣng quy mô lớn thì NPV cao.

c, Tỷ số lợi ích/chi phí (R= B/C)

Tỷ số lợi ích/chi phí đƣợc tính bằng tỷ số giá trị hiện tại thu nhập và giá trị hiện tại của các chi phí của dự án với suất chiết khấu r. Tỷ số R đƣợc tính theo công thức sau:

R= n t=0 n t=0 (1 ) (1 ) t t Bt r Ct r     Trong đó:

Bt là thu nhập của dự án năm t Ct là chi phí cho dự án năm t

n là thời kỳ tính toán của dự án

Chỉ tiêu này thƣờng đƣợc sử dụng để xếp hạng dự án: Các dự án có R lớn nhất sẽ đƣợc chọn. Tuy nhiên khi lựa chọn dự án có R lớn nhất chƣa phải là phƣơng án đầu tƣ tối ƣu nhất mà còn kết hợp so sánh lựa chọn với các chỉ tiêu khác nữa mới quyết định đƣợc phƣơng án đầu tƣ tối ƣu.

Đánh giá dự án dựa trên chỉ số B/C :

 Nếu B/C < 1 thì NPV<0 và IRR < r thì dự án không khả thi

 Nếu B/C =1 thì dự án đƣợc chọn hay loại bỏ phụ thuộc vào mục đích của chủ đầu tƣ.

 Nếu B/C > 1 thì NPV > 0 và IRR > r thì dự án khả thi

Ưu điểm :

Có tính đến các khoản biến động thu chi theo thời gian.Hiệu quả đƣợc tính theo số tƣơng đối nên đánh giá chính xác hơn.

Ngoài việc dùng để đánh giá dự án, B/C có thể dùng để xếp hạng dự án độc lập theo nguyên tắc vị trí cao hơn giành cho dự án có B/C cao hơn.

Có thể có sai lầm khi lựa chon các dự án loại trừ nhau khi các dự án đó có quy mô khác nhau. Phƣơng án B/C cao hơn nhƣng dự án có quy mô nhỏ thì NPV thấp hơn, ngƣợc lại nếu B/C thấp nhƣng dự án có quy mô lớn hơn thì NPV cao hơn.

Tỷ số B/C rất nhạy cảm với cách hiểu khác nhau về lợi ích và chi phí của dự án. Với các cách hiểu khác nhau sẽ có các kết quả khác nhau, dễ dẫn tới sai lầm khi so sánh, xếp hạng các phƣơng án nếu không có sự thống nhất trong quan niệm giữa lợi ích và chi phí của dự án.

d, Thời gian hoàn vốn (Pay back period - Tth)

Thời gian hoàn vốn đầu tƣ là thời gian hoạt động cần thiết của dự án để chủ đầu tƣ thu hồi đủ số vốn đầu tƣ ban đầu. Đó chính là thời gian để hoàn trả số vốn đầu tƣ ban đầu bằng thu nhập ròng của dự án.

Thời gian thu hoàn vốn của dự án càng ngắn thì càng tránh đƣợc rủi ro của việc thu hồi vốn. Đây là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả đầu tƣ của dự án.

Thời gian thu hồi vốn đƣợc xác định nhƣ sau:

PP = Số năm ngay trƣớc năm thu hồi đủ vốn đầu tƣ +

Số vốn đầu tƣ còn lại cần đƣợc thu hồi Dòng tiền ngay sau mốc hoàn vốn Chủ đầu tƣ sẽ chấp nhận đầu tƣ dự án nếu thời gian hoàn vốn nhỏ hơn hoặc bằng thời gian yêu cầu. Từ chối đầu tƣ dự án nếu thời gian hoàn vốn lớn hơn thời gian yêu cầu.

Chỉ tiêu này thể hiện khả năng thanh khoản và rủi ro của dự án nhƣng không xem xét đến dòng tiền tự do sau thời gian hoàn vốn; thời gian hoàn vốn yêu cầu mang tính chủ quan, không có cơ sở nào để xác định.

Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn vay:

chỉ tiêu thời gian hoàn vốn vay tƣơng ứng với số vốn vay để đầu tƣ dự án. Nếu dự án vay vốn để đầu tƣ phải trả ngay bằng toàn bộ lợi nhuận thuần và khấu hao hàng năm kể từ khi dự án đi vào hoạt động, tiền lãi vay phải trả hàng năm đƣợc trừ khi tính lợi nhuận thuần thì thời gian thu hồi vay trong trƣờng hợp này tính tƣơng tự nhƣ thời gian thu hồi vốn đầu tƣ.

Đối với chủ đầu tƣ, dự án có thời gian hoàn vốn đầu tƣ dài hơn đời dự án (thời gian hoạt động của dự án) sẽ không đƣợc lựa chọn. Với các dự án đầu tƣ khác, chủ đầu tƣ sẽ lựa chọn dự án có thời gian hoàn vốn đầu tƣ ngắn nhất hoặc phù hợp nhất với các kế hoạch đầu tƣ, kinh doanh của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả đầu tư dự án xây dựng tại công ty cổ phần xây dựng số 3 (Trang 31 - 37)