Kếtquả nghiên cứu sựhài lòng trong côngviệc của cán bộ, giảngviên tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự hài lòng với công việc của cán bộ, giảng viên trường đại học kinh tế ĐHQGHN (Trang 57 - 60)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3 Kếtquả nghiên cứu sựhài lòng trong côngviệc của cán bộ, giảngviên tạ

3.3.1 Tính chất công việc

Trƣớc khi vào làm việc tại trƣờng, tất cả các cán bộ, giảng viên đều phải qua vòng thi tuyển nếu trúng tuyển thì có 02 tháng thử việc và 01 năm thực tập, hết thời hạn này hội đồng tuyển dụng của trƣờng tiếp tục đánh giá để xét ký hợp đồng chính thức tiếp theo. Qua đó Trƣờng có thể tuyển chọn, sàng lọc đƣợc những ngƣời có đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để sắp xếp đúng ngƣời đúng việc, phù hợp với khả năng của họ. Công việc tại các vị trí và bộ phận khác nhau, các khoa khác nhau có những đặc thù khác nhau, chung quy lại, tại trƣờng có thể chia thành hai mảng chính: đào tạo và hỗ trợ đào tạo. Mỗi vị trí công việc đều đòi hỏi có những quy trình thực hiện riêng. Dù ở vị trí công việc nào, cán bộ, giảng viên làm việc tại trƣờng đều phải thể hiện sự linh hoạt, phối hợp và kỹ năng làm việc hiệu quả.

Tính chất công việc theo kết quả nghiên cứu đƣợc đánh giá là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến mức độ hài lòng của cán bộ, giảng viên. Làm việc trong lĩnh vực giáo dục đƣợc coi là một nghề có ý nghĩa, đào tạo thế hệ trẻ là đóng góp quan trọng vào sự tiến bộ của xã hội. Vì vậy tính chất công việc tại các trƣờng đại học ở quốc gia nào, trong bối cảnh văn hóa nào cũng đƣợc đề cao. Đa số ngƣời đƣợc hỏi đều đánh giá công việc của mình là thú vị.

Nhiều ngƣời thích và chọn làm việc trong lĩnh vực này vì họ cho rằng công việc độc lập và có tính tự chủ cao. Các hoạt động chính của ngƣời giảng viên bao gồm giảng dạy và nghiên cứu. Họ dành một thời lƣợng lớn làm việc độc lập. Giảng viên cũng đƣợc tự quyết định khá nhiều về công việc của họ. Về giảng dạy, giảng viên phải tuân theo chƣơng trình đào tạo đƣợc phê duyệt nhƣng về cơ bản họ đƣợc lựa chọn phƣơng pháp giảng dạy. Về nghiên cứu, giảng viên đƣợc lựa chọn các đề tài thuộc lĩnh vực nghiên cứu. Trƣờng Đại

học Kinh tế - ĐHQGHN thƣờng yêu cầu giảng viên đảm bảo một khối lƣợng giảng dạy và nghiên cứu nhất định có tính chất nghĩa vụ. Sau khi đảm bảo nghĩa vụ, giảng viên có thể lựa chọn và quyết định khối lƣợng công việc theo năng lực và mong muốn của họ. Do vậy giảng viên khá linh hoạt về công việc. Họ có thể dành thời gian cho gia đình và các nhu cầu cá nhân khác. Các giảng viên đƣợc phỏng vấn đều nhất trí rằng sự linh hoạt về thời gian là lợi thế lớn nhất về công việc của họ. Bên cạnh đó, đối với đối tƣợng là cán bộ làm việc tại Trƣờng, mặc dù bị khống chế bởi nhiều quy định, quy chế tuy nhiên cán bộ có thể dễ dàng lựa chọn các phƣơng án giải quyết công việc thuận tiện với mình. Họ chủ động tiến hành xử lý hồ sơ, chứng từ, công việc theo đúng chuyên môn và nghiệp vụ trong khuôn khổ cho phép.

Nhiều đối tƣợng tham gia phỏng vấn không đồng ý với quan điểm cho rằng công việc tại Trƣờng là ổn định, ít tính mới. Họ cho rằng công việc ngày nay cần có sự đổi mới và sáng tạo, bất kể là công việc đào tạo hay hỗ trợ đào tạo vì cả hai công việc này đều mang tính chất cung cấp dịch vụ cho ngƣời học.

3.3.2 Mối quan hệ với sinh viên

Giảng viên là những ngƣời trực tiếp tiếp xúc với sinh viên, học viên trên lớp học. Tuy nhiên cán bộ hỗ trợ công tác đào tạo lại là ngƣời trực tiếp giải quyết những thắc mắc, những vấn đề sinh viên, học viên gặp phải trong quá trình đƣợc đào tạo tại Trƣờng.

Theo kết quả khảo sát về mối quan hệ với sinh viên, 5 biến quan sát đều đa phần ở mức bình thƣờng. Có thể thấy, đây là yếu tố không có tác động nhiều đến sự hài lòng với công việc của cán bộ, giảng viên tại Trƣờng Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.

Bảng 3.3: Đánh giá mức độ về mối quan hệ với sinh viên

STT Mối quan hệ với sinh viên Số lƣợng câu trả lời nhận đƣợc ở mức Bình thƣờng

1 Tôi và sinh viên, học viên có mối quan hệ gần gũi

43% 2 Sinh viên, học viên trong trƣờng tôi

luôn nỗ lực học tập

52% 3 Tôi đƣợc sinh viên, học viên quý mến 48% 4 Sinh viên, học viên có nhiều em lƣời

nhác

53% 5 Sinh viên, học viên có ngƣời em kém

cỏi

55%

(Nguồn: Kết quả thu được từ khảo sát)

Cán bộ, giảng viên tự đánh giá không có mối quan hệ gần gũi với sinh viên nhƣ giáo viên phổ thông với học sinh. Sinh viên là đối tƣợng gần nhƣ đã trƣởng thành nên giảng viên hầu nhƣ chỉ tiếp xúc trên lớp hoặc khi hƣớng dẫn nghiên cứu khoa học, làm luận văn. Các giảng viên đƣợc phỏng vấn công nhận mối quan hệ của họ với sinh viên là tốt nhƣng cũng cho rằng sinh viên ngày nay không gần gũi giảng viên nhƣ trƣớc đây. Còn cán bộ hỗ trợ đào tạo chỉ tiếp xúc qua email, điện thoại hoặc thậm chí qua các yêu cầu phản hồi từ Phòng/Ban khác trong trƣờng để giải quyết các vấn đề của sinh viên, học viên. Sinh viên, học viên chỉ tìm đến cán bộ hỗ trợ công tác đào tạo khi gặp vƣớng mắc trong quá trình học tập.

3.3.3 Mối quan hệ với đồng nghiệp:

Thực tế cho thấy, làm việc tại một đơn vị hành chính sự nghiệp về lĩnh vực giáo dục rất cần đến mối quan hệ với các đồng nghiệp. Đa số ngƣời đƣợc hỏi đều đánh giá cao việc đơn vị đang công tác là một tập thể đoàn kết.

Bảng 3.4: Đánh giá đơn vị là một tập thể đoàn kết Tiêu chí Số phiếu % Hoàn toàn đồng ý 76 35 Đồng ý 90 42 Bình thƣờng 32 15 Không đồng ý 6 3

Hoàn toàn không đồng ý 11 5

Tổng số 215 100

(Nguồn: Kết quả thu được từ khảo sát)

Các yếu tố còn lại cũng đƣợc đánh giá ở mức đồng ý cao hoặc rất cao. Đây cũng là một đặc thù của công việc đối với cán bộ, giảng viên của trƣờng đại học. Các giảng viên thì luôn mong muốn đƣợc làm việc trong môi trƣờng có nhiều đồng nghiệp có năng lực, chuyên môn sâu, biết chia sẻ để cùng nhau trau dồi kiến thức. Cùng với đó, các cán bộ cũng mong muốn đƣợc làm việc với những đồng nghiệp thân thiện, sẵn sàng giúp đỡ để công việc của mình trở nên thuận lợi hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự hài lòng với công việc của cán bộ, giảng viên trường đại học kinh tế ĐHQGHN (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)