Bên cạnh những thành tựu trong việc áp dụng xây dựng mô hình văn hóa doanh nghiệp tại NIAGS, xí nghiệp không tránh khỏi những hạn chế còn tồn tại, đó là:
- Xây dựng kỷ luật đơn vị với những chính sách thưởng phạt rõ ràng, kỷ luật tại NIAGS được gọi là “Kỷ luật thép”, chỉ cần vi phạm vào một trong những điều quy định trong nội quy Xí nghiệp, nhân viên sẽ bị xử lý theo từng mức trong nội quy. Với môi trường làm việc có nhiều áp lực từ phía lãnh đạo cũng như khách hàng như ở Niags thì việc áp dụng hình thức xử lý nghiêm khắc khiến không ít nhân viên sau khi trúng tuyển vào làm việc tại xí nghiệp một thời gian phải đơn phương chấm dứt hợp đồng, chuyển sang vị trí công việc khác.
- Hàng tuần, giám đốc xí nghiệp có một buổi tiếp cán bộ công nhân viên với mong muốn người công nhân và lãnh đạo có thể gần gũi hiểu nhau hơn nhưng việc trao đổi thông tin trực tiếp giữa cán bộ quản lý xí nghiệp (nhóm trưởng, cán bộ tổ, đội,…) với nhân viên chưa diễn ra phổ biến trong toàn xí nghiệp, nhân viên luôn thấy có khoảng cách với lãnh đạo, chưa mạnh dạn trong việc trao đổi thông tin, công việc với người phụ trách của mình.
2.5 Thuận lợi, khó khăn trong quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp. nghiệp.
2.5.1 Thuận lợi
Hiện tại nhiều doanh nghiệp lớn ở Việt Nam không xem sản phẩm, thương hiệu, nhẫn hiệu, sự lớn nhỏ,…là tiêu chí cạnh tranh nữa. Một trong những điều họ quan tâm hàng đầu là văn hóa doanh nghiệp trong tổ chức. Các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng chú trọng đến hành vi ứng xủ của các nhân viên (trong nội bộ doanh nghiệp cũng như đối với bên ngoài) thông qua việc tự xây dựng cho mình bộ quy chuẩn văn hóa doanh nghiệp thống nhất.
Thời gian qua có sự tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng các chương trình truyền hình (làm giàu không khó, doanh nhân Việt Nam, người đương thời,…), những hội thảo về văn dóa doanh nghiệp, các chương trình tôn vinh doanh nhân Việt Nam, các giải thưởng thương hiệu…đã
từng bước khơi dậy hoài bão làm giàu trong giới trẻ ngày nay. Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam ngày nay thể hiện trên hai mặt: mục đích kinh doanh và phương pháp kinh doanh. Trong đó mục đích kinh doanh là quyết định, nói lên tầm vóc cao thấp của văn hóa doanh nghiệp. Về mục đích kinh doanh: đạt hiệu quả cao (đem lại lợi nhuận tối đa cho cá nhân và hiệu quả cho xã hội ), có tính nhân văn(đối với con người và thiên nhiên). Phương pháp kinh doanh: tuân thủ pháp luật (pháp luật quốc gia, quốc tế cũng như các điều lệ, nội quy của từng doanh nghiệp) đảm bảo minh bạch, công khai trong kinh doanh, tuân theo những nguyên tắc quản lý khoa học, dựa vào công nghệ tiên tiến trong điều hành sản xuất kinh doanh.
Ở Việt Nam, văn hóa doanh nghiệp đã đang và sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế. Hiểu rõ sự quan trọng này, Việt Nam đang từng bước đầu tư, tạo dựng cơ sở nền tảng cho sự phát triển doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp mới được xây dựng ở Việt Nam cách đây không lâu. Tuy đi sau nhưng nếu biết nắm bắt tốt các phương pháp để xây dựng và phát triển thì nó có thể nhanh chóng phát huy ưu điểm, mang lại hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thực tế cũng cho thấy, việc thiết lập các giá trị văn hóa cho các doanh nghiệp mới dễ hơn nhiều so với các doanh nghiệp đã tồn tại lâu và việc thay đổi các giá trị nền tảng của doanh nghiệp thực sự là một cuộc cách mạng chứ không đơn giản là cuộc đổi mới. Sự hội nhập ngày càng sâu của nền kinh tế Việt Nam với thế giới cũng đã góp phần thay đổi nhận thức của một số doanh nghiệp. Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm đến việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, thậm chí có những doanh nghiệp không hề tiếc tiền mời công ty nước ngoài vào hoạch định văn hóa doanh nghiệp cho công ty mình. Học tập văn hóa doanh nghiệp tiên tiến nước ngoài đã trở thành tư duy mới của các nhà doanh nghiệpViệt Nam.
Văn hóa của nước Việt Nam ta mang đậm bản sắc dân tộc, đặc điểm nối bật của văn hóa dân tộc là coi trọng tư tưởng nhân bản, chuộng sự hòa bình, tinh thần cầu thị, ý chí phấn đấu tự lực tự cường,…là những ưu thế để xây dựng văn hóa doanh nghiệp mang bản sắc Việt Nam trong thời kỳ hiện đại. Xây dựng văn
hóa doanh nghiệp trên cơ sở bản sắc văn hóa dân tộc sẽ gặt hái nhiều thành công, ngược lại, nếu du nhập nguyên xi, máy móc mô hình văn hóa doanh nghiệp nước ngoài, không gắn kết với văn hóa bản địa, doanh nghiệp đó sẽ thất bại.
Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam được hình thành, là một phần quan trọng của văn hóa Việt Nam được lưu truyền và bồi đắp từ thế hệ này đến thế hệ khác mà chúng ta cần giữ gìn và phát triển trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
2.5.2 Khó khăn
Đối với bản thân doanh nghiệp: Trình độ hiểu biết về phong cách quản
lý kinh doanh hiện đại của các chủ doanh nghiệp còn rất hạn chế nên chưa nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của việc hành xử mang lại văn hóa doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì điều này là do xuất phát điểm của doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp là rất thấp và quy mô doanh nghiệp nhỏ. Họ tự bỏ vốn ra kinh doanh nên mục tiêu đầu tiên của họ là bằng mọi cách kinh doanh hải có lời, nên chưa xây dựng văn hóa doanh nghiệp tốt được. Đối với doanh nghiệp nhà nước, một phần cũng do cơ chế về sở hữu, vốn của nhà nước, giám đốc doanh nghiệp chỉ đảm nhiệm vai trò quản lý, doanh nghiệp không phải của họ nên họ không thực sự nhiệt huyết xây dựng những văn hóa tốt đẹp cho doanh nghiệp, chưa kể là họ còn góp phần trong việc làm xấu hình ảnh doanh nghiệp để chuộc lợi riêng.
Chính sách nhà nƣớc: Việc duy trì quá lâu cơ chế kế hoạch hóa tập trung
quan liêu bao cấp đã gây tâm lý ỷ lại vào nhà nước, làm hạn chế sự năng động của doanh nghhiệp và người lao động, làm trầm trọng them tệ nạn quan liêu, tăng them các hiện tượng tiêu cực trong quản lý tạo nên những văn hóa không lành mạnh trong doanh nghiệp nhà nước cũng như ảnh hưởng xấu đến hành vi kinh doanh của các doanh nghiệp.
Tính minh bạch về thông tin tài chính ở nhiều doanh nghiệp Việt Nam và công tác kiểm toán, kế toán vẫn còn ở mức độ thấp, đây là trở ngại lớn đối với phát triển kinh tế trong thời kỳ hội nhập bởi những nhà tư bản giàu kinh nghiệm
không thể không xem “túi tiền của anh như thế nào” trước khi “hợp tác với anh như thế nào”.
Xã hội chưa quan tâm tới việc hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc xây dựng nền văn hóa của họ, phần nhiều nếu có quan tâm thì đều mày mò học hỏi của nhau, chưa có tính tự giác. Các cơ quan quản lý nhà nước quan tâm tới doanh nghiệp chủ yếu ở khía cạnh: doanh nghiệp có trốn thuế không? Doanh nghiệp có buôn lậu hay làm ăn phi pháp không? Văn hóa doanh nghiệp vì thế bị bỏ rơi hoàn toàn. Thực tế chưa có cơ quan nhà nước nào quan tâm tới việc hỗ trợ hoạt động của các doanh nghiệp, ngoài sự hỗ trợ tầm vĩ mô không thể đáp ứng cũng như kích thích được nhu cầu xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp. Bên cạnh đó, công ty trong nước lại cạnh tranh nhau quá khốc liệt, kể cả bằng thủ đoạn và giành giật nhân tài của nhau. Điều đó tạo cho người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ một tâm lý bất ổn, không có lợi cho việc nhân viên đó đóng góp, xây dựng văn hóa cụ thể cho một doanh nghiệp.
Môi trƣờng pháp luật, hành chính: Hệ thống pháp luật Việt Nam không
minh bạch, không nhất quán, không khả thi và không thể tiên liệu được thì doanh nghiệp phải tự bảo vệ mình bằng cách không làm lớn, không làm lâu dài và không nói thật. Những điều này xét về lâu dài sẽ tạo nên văn hóa không tốt cho doanh nghiệp. Yếu kém của hệ thong hành pháp và chế tài thực thi luật pháp, tính thiếu minh bạch của môi trường thể chế gây ra hàng loạt các trở ngại cho doanh nghiệp, như mất thời gian và chi phí để giải quyết các vấn đề với cơ quan công quyền; các khó khăn nảy sinh trong các chính sách, pháp luật và thể chế ở trung ương lẫn địa phương; sự bất bình đẳng trong cạnh tranh với các doanh nghiệp nhà nước; khó tiếp cận thông tin về pháp luật và thể chế; cách giải quyết của các cơ quan công quyền thiếu nhất quán và chưa hợp lý.
Giáo dục: Văn hóa doanh nghiệp không thể tách rời văn hóa của cộng
đồng xã hội vì các thành viên của các doanh nghiệp cũng đồng thời là các thành viên của các gia đình và xã hội, mà xã hội thì còn nhiều bất cập. Một trong những bất cập đó là chất lượng của hệ thống giáo dục. Sản phẩm của các hệ thống giáo dục là các kỹ sư, cử nhân, công nhân lành nghề mới ra trường. Phần
đông trong số họ rất thiếu kiến thức về xã hội, họ có thể rất quan tâm tới bản than, gia đình, bạn bè, thậm chí những vấn đề lớn quốc gia, thế giới nhưng lại thờ ơ hoặc không biết thể hiện sự quan tâm với sự sống còn, tồn tại hay không tồn tại, hiệu quả hay lãng phí của doanh nghiệp. Với phương pháp giáo dục thụ động, mang tính lý thuyết cao, thiếu thực tiễn, thầy nói trò nghe, không khuyến khích sự tìm hiểu, tự học, khả năng diễn đạt trình bày ý kiến cá nhân từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường là nguyên nhân làm giảm tính sáng tạo, tính năng động, đấu tranh vượt qua thử thách vốn là tính cách nổi bật của dân tộc Việt Nam trong suốt lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc.
Chương trình giáo dục chậm thay đổi theo những yêu cầu của xã hội, hoạt động kinh tế và thị trường lao động. Chương trình giáo dục mang nặng tính phổ biến kiến thức phổ thông, giáo dục phần cứng hơn là đào tạo những kỹ năng cơ bản như tính văn minh, kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp hiệu quả, kỹ năng hoạch định, ra quyết định, phong cách lãnh đạo…Hệ giáo dục phương Tây quan niệm tất cả các kỹ năng đều có thể đào tạo được, còn ta thì quan niệm đó đều do yếu tố bẩm sinh.
Và thực tế phi lý là, các cử nhân, kỹ sư lại làm việc kém hơn ccs nhân viên không có bằng cấp nhưng nhiệt tình trong công việc. Điều này giải thích một phần cho lý do tại sao có một số lượng lớn các kỹ sư cử nhân thất nghiệp trong xã hội Việt Nam hiện nay.