Đánh giá mô hình tổ chức hiện tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ trạm biến áp không người trực trên lưới truyền tải điện quốc gia (Trang 49 - 51)

3.3.1. Mô hình tổ chức, nhân sự

Với mô hình hiện nay không có nhiều thay đổi so với trƣớc đây. TBA đang định biên với 12 lao động đối với trạm 220kV, 17 lao động đối với trạm 500kV chỉ đủ đáp ứng thời gian cho vận hành và đào tạo. Do lực lƣợng đã ít, khi thiết bị hƣ hỏng phải sửa chữa thiết bị (theo phân cấp), Trạm Trƣởng hoặc Trạm Phó cùng với nhân viên QLVH thực hiện với các chức năng khác nhau nhƣ vừa giám sát, vừa thi công nên rất khó khăn trong tổ chức thực hiện và đảm bảo chất lƣợng công việc. Việc tăng cƣờng nhân lực từ các bộ phận khác trong truyền tải cũng rất khó khăn do thiếu lao động.

3.3.2. Quản lý điều hành

3.3.2.1. Phân cấp điều khiển thao tác thiết bị trạm biến áp

Trung tâm Điều độ HTĐ Quốc Gia (A0) quyết định phƣơng thức vận hành và lệnh thao tác các thiết bị 500kV và các thiết bị ngăn lộ tổng 220kV của MBA 500kV. Trung tâm Điều độ HTĐ miền quyết định phƣơng thức vận hành và lệnh thao tác các thiết bị cấp điện áp 220kV trở xuống thuộc phạm vi quản lý (trừ các thiết bị thuộc quyền điều khiển của A0).

Điều khiển bằng máy tính trên hệ thống điều khiển tích hợp hoặc bằng khóa tại các tủ điều khiển tại Phòng Điều khiển trung tâm của trạm biến áp. Nhƣ vậy sẽ bấp cập là thừi gian thao tác sẽ rất dài do công tác bàn giao với Trung tâm điều độ sẽ qua nhiều khâu và nhiều vị trí công tác trên cùng hệ thống. Hơn nữa việc giám sát an toàn sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro do kiểm soát bằng phƣơn áp truyền thống là gọi điện thoại.

Điều khiển bằng khóa tại tủ rơ le bảo vệ tại tủ rơ le trong nhà rơ le ngăn lộ (hoặc điều khiển trên màn hình rơ le). Nhƣ vậy phải mất thời gian đi tới các các ngăn lộ để điều khiển, đồng thời cần thêm một khác đi cùng để giám sát an toàn cũng nhƣ giám sát nhân viên kia thao tác nhầm khóa điều khiển hoặc nhầm ngăn lộ.

Điều khiển tại tủ truyền động của các thiết bị đóng cắt (máy cắt, dao cách ly, dao tiếp đất, bộ điều áp dƣới tải.). Trƣờng hợp này cũng phải mất nhiều thời gian đi tới các các ngăn lộ ngoài trời để điều khiển, đồng thời cần thêm một khác đi cùng để giám sát an toàn cũng nhƣ giám sát nhân viên kia thao tác nhầm khóa điều khiển hoặc nhầm ngăn lộ. Hơn nữa thao tác dƣới các thiết bị mang điện áp cao sẽ nguy cơ cao về rủi ro cho nhân viên đi thao tác, đặc biệt sẽ khó khăn khi thời tiết mƣa giông.

3.3.2.2. Phân cấp quản lý vận hành, sửa chữa thiết bị

Giám đốc và Phó Giám đốc kỹ thuật chỉ đạo.

Phòng Kỹ thuật trực tiếp tham mƣu công tác Quản lý kỹ thuật. Phòng Điều độ tổng hợp, đăng ký lịch bảo dƣỡng sửa chữa thiết bị. Các Truyền tải điện trực thuộc QLVH, sửa chữa theo phân cấp.

Đội Thí nghiệm, sửa chữa thực hiện công tác thí nghiệm, sửa chữa thiết bị, theo kế hoạch hoặc điều động đột xuất từ ban Giám đốc .

Các trạm biến áp trực tiếp quản lý vận hành theo chỉ đạo của các cấp điều độ hệ thống điện.

Nhƣ vậy với một số lƣợng trạm biến áp rất lớn nhƣ hiện tại và tƣơng lai sẽ lơn hơn nữa thì việc quản lý và điều hành trực tiếp từ Ban giám đốc và các cấp điều độ đến từng trạm biến áp cụ thể sẽ mất nhiều thời gian và nhiều công đoạn hơn, gia tăng áp lực cho việc điều hành, nặng nề hơn là sẽ mất kiểm soát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ trạm biến áp không người trực trên lưới truyền tải điện quốc gia (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)