3.1.1. Quá trình hình thành của Tổng công ty
Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) đƣợc thành lập theo quyết định số 223/QĐ-EVN ngày 11/4/2008 của Hội đồng quản trị Tập đoàn Điện lực Việt Nam và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/7/2008. EVNNPT đƣợc thành lập trên cơ sở tổ chức lại các Công ty Truyền tải điện 1, 2, 3, 4, các Ban QLDA Các công trình điện Miền Bắc, Miền Trung và Miền Nam. EVNNPT là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV) do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sở hữu 100% vốn điều lệ.
3.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy
Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia đƣợc tổ chức dƣới hình thức công ty TNHH MTV, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Từ khi thành lập đến nay, tổ chức bộ máy của EVNNPT có công ty mẹ - Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia, bao gồm cơ quan Tổng công ty và 07 đơn vị trực thuộc:
- Công ty Truyền tải điện 1 (PTC1); - Công ty Truyền tải điện 2 (PTC2); - Công ty Truyền tải điện 3 (PTC3); - Công ty Truyền tải điện 4 (PTC4);
- Ban QLDA các công trình điện miền Bắc; - Ban QLDA các công trình điện miền Trung; - Ban QLDA các công trình điện miền Nam.
3.1.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Tổng Công ty
Cơ cấu lãnh đạo, quản lý, điều hành của EVNNPT bao gồm:
- Hội đồng thành viên (hiện nay HĐTV EVNNPT có 05 thành viên, trong đó có 01 thành viên kiêm Tổng giám đốc);
- Tổng giám đốc;
- 03 Phó Tổng giám đốc (Đầu tƣ xây dựng, Vận hành, Kinh tế - Tài chính); - Kiểm soát viên chuyên trách;
- Kế toán trƣởng;
Bộ máy giúp việc cho Hội đồng thành viên (HĐTV) và TGĐ bao gồm: (i) Ban Kiểm soát nội bộ và Ban Tổng hợp HĐTV giúp việc HĐTV; (ii) Văn phòng cùng 13 Ban chức năng: Kế hoạch, Tổ chức và Nhân sự, Tài chính kế toán, Kỹ thuật, Quản lý Đầu tƣ, Quản lý xây dựng, Đấu thầu, Công nghệ thông tin, Hợp tác Quốc tế, Thanh tra bảo vệ, Pháp chế, Vật tƣ, An toàn.
Bộ máy giúp việc cho Đảng ủy và Công đoàn bao gồm: Văn phòng Đảng ủy, Văn phòng Công đoàn.
3.1.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của các đơn vị trực thuộc.
Hiện tại, EVNNPT có 04 Công ty quản lý vận hành lƣới điện truyền tải tại 04 khu vực trên toàn quốc, bao gồm:
(i) Công ty Truyền tải điện 1 (PTC1): Quản lý vận hành hệ thống truyền tải điện khu vực Miền Bắc (từ Hà Tĩnh trở ra). Cơ cấu tổ chức của PTC1 bao gồm:
Cơ quan Công ty:
- Ban giám đốc: Giám đốc và 03 Phó giám đốc.
- Các Phòng chức năng tham mƣu, giúp việc: Văn phòng, Kế hoạch, Tổ chức và Nhân sự, Kỹ thuật, An toàn, Đầu tƣ xây dựng, Tài chính kế toán, Vật tƣ, Điều độ, Công nghệ thông tin, Thanh tra bảo vệ và Pháp chế.
(ii) Công ty Truyền tải điện 2 (PTC2): Quản lý vận hành hệ thống truyền tải điện khu vực bắc Miền Trung, bắc Tây Nguyên (từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi, Kontum). Cơ cấu tổ chức của PTC2 bao gồm:
Cơ quan Công ty:
- Ban giám đốc: Giám đốc và 02 Phó giám đốc.
- Các Phòng chức năng tham mƣu, giúp việc: Văn phòng, Kế hoạch, Tổ chức và Nhân sự, Kỹ thuật, An toàn, Đầu tƣ xây dựng, Tài chính kế toán, Vật tƣ, Điều độ, Công nghệ thông tin, Thanh tra bảo vệ và Pháp chế.
(iii) Công ty Truyền tải điện 3 (PTC3): Quản lý vận hành hệ thống truyền tải điện khu vực nam Miền Trung và Tây Nguyên (từ Bình Định đến Bình Thuận, Lâm Đồng). Cơ cấu tổ chức của PTC3 bao gồm:
Cơ quan Công ty:
- Ban giám đốc: Giám đốc và 02 Phó giám đốc.
- Các Phòng chức năng tham mƣu, giúp việc: Văn phòng, Kế hoạch, Tổ chức và Nhân sự, Kỹ thuật, An toàn, Đầu tƣ xây dựng, Tài chính kế toán, Vật tƣ, Điều độ, Công nghệ thông tin, Thanh tra bảo vệ và Pháp chế.
(iv) Công ty Truyền tải điện 4 (PTC4): Quản lý vận hành hệ thống truyền tải điện khu vực Miền Nam (từ Bình Phƣớc, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu trở vào). Cơ cấu tổ chức của PTC4 bao gồm:
Cơ quan Công ty:
- Ban giám đốc: Giám đốc và 02 Phó giám đốc.
- Các Phòng chức năng tham mƣu, giúp việc: Văn phòng, Kế hoạch, Tổ chức và Nhân sự, Kỹ thuật, An toàn, Đầu tƣ xây dựng, Tài chính kế toán, Vật tƣ, Điều độ, Công nghệ thông tin, Thanh tra bảo vệ và Pháp chế.
3.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Tổng công ty, các đơn vị trực thuộc
3.1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ
EVNNPT giữ vai trò độc quyền nhà nƣớc trong lĩnh vực truyền tải điện, thực hiện chức năng nhiệm vụ quản lý vận hành và đầu tƣ xây dựng lƣới
điện truyền tải quốc gia với mục tiêu hoạt động đƣợc quy định tại Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (ban hành kèm theo Quyết định số 324/QĐ-EVN ngày 14/5/2012 của Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam), cụ thể nhƣ sau:
- Đảm bảo truyền tải điện an toàn, liên tục, ổn định cho các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng và thị trƣờng điện Việt Nam.
- Sản xuất kinh doanh có lãi theo định mức đƣợc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, bảo toàn và phát triển vốn đƣợc giao, sử dụng hợp lý các nguồn lực để tối đa hóa lợi nhuận, tích lũy đầu tƣ phát triển EVNNPT.
Các ngành nghề kinh doanh của Tổng công ty theo Quyết định số 220/QĐ-EVN ngày 02/4/2013 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc phê duyệt phƣơng án Tái cơ cấu Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia giai đoạn 2012 - 2015 và Quyết định số 59/QĐ-EVN ngày 17/2/2014 về việc bổ sung ngành nghề kinh doanh cho EVNNPT.
3.1.3.2. Các ngành nghề kinh doanh chính
- Hoạt động truyền tải điện theo giấy phép hoạt động điện lực. - Đầu tƣ phát triển lƣới điện truyền tải;
- Quản lý vận hành, sửa chữa lƣới điện;
- Tƣ vấn đầu tƣ xây dựng, tƣ vấn quản lý dự án, tƣ vấn giám sát thi công các công trình lƣới điện.
- Tƣ vấn đầu tƣ xây dựng, tƣ vấn quản lý dự án, tƣ vấn giám sát thi công các công trình viễn thông và công nghệ thông tin.
- Thí nghiệm sửa chữa thiết bị điện, thiết bị viễn thông trên lƣới điện. - Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho quản lý, vận hành, sửa chữa lƣới điện.
3.1.4. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty, các Công ty con
Công tác sản xuất kinh doanh của EVNNPT gồm quản lý vận hành và đầu tƣ xây dựng hệ thống lƣới điện truyền tải trên phạm vi toàn quốc với mục tiêu đảm bảo phát triển lƣới điện truyền tải và truyền tải điện an toàn, liên tục, ổn định cho các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nƣớc. Lƣới điện truyền tải do EVNNPT quản lý là lƣới điện cao áp với cấp điện áp 500kV và 220kV, chủ yếu đi qua vùng sâu vùng xa. Những đặc điểm chính của Tổng công ty và các đơn vị trực thuộc trong các lĩnh vực này cụ thể nhƣ sau:
- Công tác quản lý vận hành:
Do lƣới điện truyền tải đƣợc đầu tƣ phát triển qua nhiều thời kỳ, phần lớn lƣới điện đã xuống cấp và quá tải do đƣa vào vận hành từ nhiều năm, đồng thời do đầu tƣ phát triển lƣới điện chƣa theo kịp với tốc độ phát triển phụ tải nên đa phần hệ thống điện truyền tải phải vận hành trong chế độ đầy tải, quá tải và không có dự phòng. Điều này ảnh hƣởng rất lớn đến các chỉ tiêu kế hoạch và sản xuất kinh doanh của Tổng công ty (tổn thất điện năng, suất sự cố, sản lƣợng truyền tải…) cũng nhƣ tới độ đảm bảo an toàn cung cấp điện của lƣới điện truyền tải.
- Công tác đầu tƣ xây dựng và phát triển lƣới điện:
Chịu nhiều ảnh hƣởng lớn, rủi ro của các yếu tố đầu vào nhƣ biến động tỉ giá ngoại tệ, chính sách tín dụng, tiền tệ. Những khó khăn trong thu xếp vốn, công tác đền bù giải phóng mặt bằng (do các bất cập về cơ chế chính sách, sự thiếu quan tâm phối hợp của chính quyền một số địa phƣơng, phản ứng tiêu cực từ phía ngƣời dân…), cùng với năng lực hạn chế của một số nhà thầu trong giai đoạn kinh tế suy thoái vừa qua cũng gây ảnh hƣởng rất lớn tới công tác đầu tƣ phát triển lƣới điện truyền tải của Tổng công ty.
Lƣới điện truyền tải là lƣới điện siêu cao áp đòi hỏi ứng dụng những công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới. Đồng thời lực lƣợng lao động đều phải qua đào tạo, có trình độ hiểu biết và chuyên môn vững vàng. Đối với EVNNPT không thể sử dụng lực lƣợng lao động chƣa qua đào tạo hoặc lao động thời vụ (khác với khối phân phối có những bộ phận có thể sử dụng lao động hợp đồng nhƣ thu tiền điện, chăm sóc khách hàng.,.). Ngoài ra đặc thù công việc của đội ngũ quản lý vận hành đƣờng dây truyền tải điện cao áp là phải làm việc trên cao nên cần phải có sức khoẻ tốt.
3.2. Khối lƣợng quản lý vận hành