3.4.1. Sản lượng truyền tải và tổn thất điện năng
Sản lƣợng điện truyền tải trong giai đoạn 2011 - 2015 của Tổng công ty cụ thể nhƣ sau:
Bảng 3.1. Sản lƣợng điện truyền tải giai đoạn 2011 - 2015
Năm 2011 2012 2013 2014 2015
Kế hoạch EVN giao (tỷ kWh) 90,5 101,8 111,86 122,2 136,5 Sản lƣợng thực hiện (tỷ kWh) 90,571 103,58 111,928 124,143 136,5 Tăng trƣởng (%) 9,5 14,4 8,1 10,9 9,9
(Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh EVNNPT năm 2015)
Chỉ tiêu tăng trƣởng kinh tế GDP là yếu tố làm thay đổi nhu cầu phụ tải và làm thay đổi sản lƣợng điện truyền tải qua các năm. (Năm 2011, GDP của Việt Nam đạt 5,89%; Năm 2012, mức tăng trưởng giảm xuống còn 5,25%; Năm 2013, mức tăng trưởng đạt 5,42%, năm 2014 mức tăng trưởng là 5,98%).
Kết quả thực hiện tổn thất điện năng (TTĐN) của Tổng công ty trong giai đoạn 2011 - 2015 cụ thể nhƣ sau:
Bảng 3.2. Kết quả thực hiện TTĐN giai đoạn 2011 - 2015
Năm 2011 2012 2013 2014 2015
EVN giao (%) 2.6 2.5 2.3 2.2 2.0
Thực hiện TTĐN (%)
2,56 2,33 2,69 2,49 2,25
(Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh EVNNPT năm 2015)
3.4.2. Tổng hợp khối lượng quản lý vận hành
Trong giai đoạn 2011-2015, tình hình cung ứng điện rất căng thẳng do nhiều công trình lƣới điện, nguồn điện không đạt tiến độ đề ra, lƣới truyền tải
luôn phải vận hành đầy tải và một số thời điểm quá tải ở khu vực Miền Bắc và Miền Nam, lƣới điện 500kV Bắc - Nam luôn vận hành trong tình trạng đầy tải dẫn đến nguy cơ sự cố, tổn thất tăng cao. Nhiều thiết bị, công trình đƣa vào vận hành nhiều năm (trên 20 năm nhƣ các TBA 500 kV Hà Tĩnh, Phú Lâm, Pleiku, Đà nẵng, Hoà Bình, ĐZ 500 kV Bắc - Nam) đã cũ xuống cấp, chất lƣợng giảm sút, lạc hậu, vận hành không tin cậy.
Bảng 3.3. Khối lƣợng quản lý vận hành từ năm 2011 đến 2014
TT N ăm Khối lƣợng quản lý Đƣờng dây (km) Trạm biến áp (trạm) Dung lƣợng MBA (MVA) Số Lƣợng MBA (máy) 500 kV 220 kV 110 kV 500 kV 220 kV 110 kV 500 kV 220 kV 110 kV 500 kV 220 kV 110 kV 1 2011 4438 10999 150 17 72 4 13050 23914 2931 29 139 60 2 2012 4838 11313 93 18 76 1 16050 26226 3095 32 147 61 3 2013 5534 11833 42 20 75 1 19350 27226 3133 36 150 61 4 2014 6756 12513 42 23 82 1 21900 31351 3175 40 161 63
(Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh EVNNPT năm 2015)
Công tác quản lý vận hành, kỹ thuật, công tác sửa chữa thƣờng xuyên, thí nghiệm định kỳ đã đƣợc triển khai thực hiện theo đúng kế hoạch. Khắc phục những khó khăn bất cập, để đảm bảo cung cấp điện ổn định, liên tục cho phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc.
3.4.3. Cơ cấu lao động.
Bảng 3.4. Lao động sử dụng giai đoạn 2011-2014
TT Nội dung Tổng số lao động có m t đến 31/12 LĐ quản lý LĐ chuyên môn, nghiệp vụ LĐ trực tiếp SXKD LĐ phục vụ, phụ trợ Số ngƣời T trọng (%) Số ngƣời T trọng (%) Số ngƣời T trọng (%) Số ngƣời T trọng (%) 1 Năm 2011 6.480 423 6,53 942 14,54 3.532 54,51 1.583 24,43 2 Năm 2012 6.645 431 6,49 898 13,51 3.716 55,92 1.600 24,08 3 Năm 2013 6.732 437 6,49 905 13,44 3.804 56,51 1.586 23,56 4 Năm 2014 7.104 450 6,33 796 11,20 4.180 58,84 1.678 23,62
(Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh EVNNPT năm 2015)
Qua bảng số liệu và biểu đồ cho thấy, lực lƣợng lao động trực tiếp SXKD chiếm tỷ trọng lớn nhất 56,5% tổng số lao động SXKD điện, tiếp theo là lực lƣợng lao động phục vụ, phụ trợ chiếm tỷ trọng 23,91% tổng số lao động SXKD điện, lực lƣợng lao động chuyên môn nghiệp vụ chiếm tỷ trọng 13,13% tổng số lao động SXKD điện, lực lƣợng lao động quản lý chiếm tỷ trọng nhỏ nhất 6,46% tổng số lao động SXKD điện. Cơ cấu lao động trên là hoàn toàn phù hợp với đặc thù ngành truyền tải điện, lực lƣợng lao động trực tiếp (công nhân quản lý vận hành) chiếm đa số trong tổng số cán bộ công nhân viên. Tuy nhiên, số liệu phân tích cũng cho thấy EVNNPT chƣa tiết kiệm đƣợc lao động phục vụ, phụ trợ và lao động gián tiếp, hơn nữa khi áp dụng công nghệ cho quản lý vận hành có thể giảm đƣợc đáng kể lực lƣợng lao động trực tiếp.
Việc phân tích cơ cấu lao động theo đối tƣợng quản lý nhƣ trên giúp cho EVNNPT đánh giá, kiểm soát mức lao động thực tế thực hiện của các đơn vị so với mức đƣợc giao. Phát hiện những bất hợp lý trong việc sử dụng lao
động để có những giải pháp điều chỉnh phù hợp, nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, tăng năng suất lao động.
Ngoài các công việc liên quan trực tiếp đến sản xuất kinh doanh đã có định mức chi tiết, rõ ràng (quản lý vận hành đƣờng dây, trạm biến áp, trạm lặp…) thì vẫn còn nhiều nội dung công việc khác hiện chƣa có định mức lao động nhƣ thí nghiệm điện, sửa chữa thiết bị điện, quản lý viễn thông truyền tải điện… Việc xác định nhu cầu lao động để thực hiện những công việc này đƣợc tính toán thông qua tỷ trọng chung đối với số lao động trực tiếp. Điều này dẫn đến không thể quản lý lao động đối với các nội dung công việc nói trên đảm bảo cụ thể và chính xác. Ngoài ra định mức lao động đối với các công việc liên quan trực tiếp đến SXKD nhƣ quản lý vận hành ĐZ và TBA cũng còn nhiều bất cập, đòi hỏi phải sửa đổi, điều chỉnh cho phù hợp.
Tuy nhiên EVNNPT cần rà soát tổng thể định mức lao động truyền tải điện, đƣa ra những mức lao động bất hợp lý để điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn sản xuất kinh doanh. Xây dựng mức hao phí lao động cụ thể, chi tiết cho những khối lƣợng công việc chƣa có định mức.
Bảng 3.5. Bảng cơ cấu lao động theo trình độ giai đoạn 2011-2014
TT Nội dung Tổng số lao động có m t đến 31/12
Trên Đại học Đại học Cao đ ng, trung cấp Công nhân k thuật Số ngƣời T trọng (%) Số ngƣời T trọng (%) Số ngƣời T trọng (%) Số ngƣời T trọng (%) 1 Năm 2011 6.480 109 1,68 1.916 29,57 866 13,36 3.589 55,39 2 Năm 2012 6.645 146 2,20 2.277 34,27 1.638 24,65 2.584 38,89 3 Năm 2013 6.732 181 2,69 2.484 36,90 1.736 25,79 2.331 34,63 4 Năm 2014 7.104 182 2,56 2.661 37,46 1.776 25,00 2.485 34,98
Qua bảng số liệu cho thấy, 100% đội ngũ lao động của EVNNPT đều đã qua đào tạo và trình độ đào tạo qua các năm đều đƣợc nâng cao. Trình độ trên đại học (tiến sĩ, thạc sĩ) chiếm khoảng 2% tổng số lao động SXKD điện, trình độ đại học chiếm 35% tổng số lao động SXKD điện, trình độ cao đẳng, trung cấp chiếm 22% tổng số lao động SXKD điện và trình độ công nhân kỹ thuật chiếm 41% tổng số lao động SXKD điện.
Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức với EVNNPT:
*Thuận lợi:
EVNNPT có nguồn nhân lực chất lƣợng cao phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Trình độ đại học và trên đại học chiếm khoảng 37% trong tổng số lao động.
*Khó khăn:
Trình độ lao động không đồng đều gây khó khăn trong việc quản lý và sử dụng lao động.
Thị trƣờng lao động thiếu chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực truyền tải điện, gặp khó khăn trong công tác tuyển dụng chuyên gia.
Nhân lực của EVNNPT đa số đƣợc tuyển chọn từ những nhân lực tốt nghiệp các chuyên ngành về điện (hệ thống điện, tự động hoá, điện - điện tử…). Ngƣời lao động sau khi đƣợc tuyển dụng hầu hết đều cần phải qua quá trình đào tạo thực tế mới có thể tiếp cận tốt về công việc, làm tăng chi phí và ảnh hƣởng đến thời gian, hiệu quả làm việc.
Lƣới điện đi qua rất nhiều khu vực khó khăn, vùng sâu vùng xa đỏi hỏi đội ngũ công nhân vận hành phải có sức khoẻ tốt và tâm huyết với nghề. Tại những khu vực thuộc vùng II, vùng III nhƣ các tỉnh miền núi phía Bắc, khu vực phía Tây đồng bằng sông Cửu Long lực lƣợng lao động ít, trình độ văn hoá chƣa cao, lƣợng lao động qua đào tạo rất ít. Công tác tuyển dụng ở những khu vực này gặp nhiều khó khăn cả về số lƣợng và chất lƣợng. Trình độ dân
trí địa phƣơng thấp, điều kiện sinh hoạt khó khăn nên việc tuyển và sắp xếp lao động cho những khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa hết sức phức tạp. Hiện nay tại những khu vực này thƣờng xuyên phải biệt phái ngƣời lao động từ địa phƣơng khác đến. Nhƣng đây không phải là giải pháp lâu dài vì nó ảnh hƣởng gián tiếp đến cuộc sống ngƣời lao động, phần nào làm giảm năng suất lao động.
* Cơ hội:
Thị trƣờng lao động dồi dào, EVNNPT tiếp tục có cơ hội tuyển dụng đƣợc nguồn nhân lực có chất lƣợng cao.
Hầu hết nguồn nhân lực đều qua đào tạo, chất lƣợng nguồn nhân lực cao, nắm bắt nhanh khoa học công nghệ tiên tiến.
* Thách thức:
Do trình độ đào tạo không đồng đều nên đòi hỏi phải có các chính sách đãi ngộ, cơ chế trả lƣơng, thƣởng…đảm bảo công bằng, hợp lý giữa hao phí lao động mà ngƣời lao động bỏ ra và lợi ích mà họ thu đƣợc.
Tình trạng chảy máu chất xám đang có xu hƣớng tăng gây khó khăn trong công tác quản lý, sản xuất, đặc biệt là trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Mặc dù Tổng công ty có quy định ràng buộc và ký cam kết bồi thƣờng chi phí đào tạo nhƣng chỉ có tính răn đe ngƣời lao động làm việc còn lại, không bù đắp đƣợc nguồn nhân lực giỏi bị thiếu hụt và phải mất thời gian đài để đạo tạo thay thế…Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đang thu hút nhân tài bằng các chính sách đãi ngộ về lƣơng, thƣởng. Các đơn vị này không mất thời gian và chi phí đào tạo, mà còn tận dụng đƣợc kinh nghiệm và những hiểu biết của lao động lâu năm trong ngành điện.
3.4.4. Năng suất lao động.
Bảng 3.6. Năng suất lao động theo sản lƣợng điện truyền tải giai đoạn 2011-20114
TT Nội dung Đơn vị
tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1 Sản lƣợng điện truyền tải triệu kWh 90.570,7 56 103.580,01 6 111.928, 227 124.143, 645 Tốc độ tăng sản lƣợng % 9,48 14,36 8,06 10,91 2 Lao động sử dụng bình quân Ngƣời 6.344 6.512 6.655 6.865 Tốc độ tăng lao động % 1,62 2,65 2,2 3,02
3 Năng suất lao động bình quân Triệu kWh/nă m 14,277 15,906 16,819 18,107 Tốc độ tăng NSLĐ % 7,74 11,41 5,74 7,66
(Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh EVNNPT năm 2015)
Qua bảng số liệu và biểu đồ cho thấy, năng suất lao động theo sản lƣợng điện truyền tải giai đoạn 2011-2014 liên tục tăng, tốc độ tăng không đều qua các năm. Cụ thể:
+ Năng suất lao động theo sản lƣợng điện truyền tải năm 2012 tăng 1,629 triệu kWh/năm, tăng 11,41% so với năm 2011 do: Sản lƣợng điện truyền tải tăng 13.009,259 triệu kWh làm năng suất lao động tăng 1,998 triệu kWh/năm (tăng 13,99%); lao động sử dụng bình quân tăng 168 ngƣời làm năng suất lao động giảm 0,369 triệu kWh/năm (giảm 2,6%).
+ Năng suất lao động theo sản lƣợng điện truyền tải năm 2013 tăng 0,913 triệu kWh/năm, tăng 5,74% so với năm 2012 do: Sản lƣợng điện truyền tải tăng 8.348,212 triệu kWh làm năng suất lao động tăng 1,254 triệu kWh/năm (tăng 7,89%); lao động sử dụng bình quân tăng 143 ngƣời làm năng
+ Năng suất lao động theo sản lƣợng điện truyền tải năm 2014 tăng 1,288 triệu kWh/năm, tăng 7,66% so với năm 2013 do: Sản lƣợng điện truyền tải tăng 12.215,418 triệu kWh làm năng suất lao động tăng 1,782 triệu kWh/năm (tăng 10,59%); lao động sử dụng bình quân tăng 201 ngƣời làm năng suất lao động giảm 0,493 triệu kWh/năm (giảm 2,93%).
Như vậy để tăng năng xuất hơn nữa đáp ứng được mực tiêu vươn lên hàng đầu châu á về dịch vụ truyền tải điện EVNNPT cần phải có chiến lược về công nghệ áp dụng cho các mặt trong quản lý vận hành lưới truyền tải điện quốc gia đảm bảo an toàn, liên tục, ổn định cho các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng và thị trường điện Việt Nam.
CHƢƠNG 4
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TRẠM BIẾN ÁP KHÔNG NGƢỜI TRỰC CHO LƢỚI TRUYỀN TẢI ĐIỆN QUỐC GIA
4.1. Giải pháp k thuật
4.1.1. Mục tiêu
Áp dụng các giải pháp tự động hóa để giảm số lƣợng nhân viên vận hành các TBA 220, 500 kV, giảm thời gian thao tác, giảm thời gian mất điện, hạn chế sai sót, hạn chế sự cố chủ quan, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí vận hành, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện và đảm bảo vận hành an toàn lƣới điện truyền tải.
Làm chủ công nghệ, sử dụng triệt để các thiết bị công nghệ thông tin, viễn thông hiện có, các giải pháp tự động hóa do các đơn vị trong EVN tự phát triển đƣợc, tiết kiệm tối đa chi phí hình thành các TTĐK, giảm chi phí đầu tƣ, sửa chữa, cải tạo nâng cấp TBA, tối ƣu hóa chi phí, nâng cao hiệu quả sản suất kinh doanh.
Để vận hành hệ thống điện lớn nhƣ hiện tại và phục vụ Thị trƣờng bán buôn điện cạnh tranh, cần thiết nâng cấp cải tạo lƣới điện truyền tải sử dụng các công nghệ mới về tự động hóa, xây dựng các TTĐK để nâng cao khả năng giám sát và điều khiển lƣới điện truyền tải.
4.1.2. Tổ chức vận hành trung tâm điều khiển
4.1.2.1. Thành lập các Trung tâm điều khiển
Giám sát tình trạng vận hành của các TBA thuộc quyền giám sát chế độ vận hành đƣờng dây và TBA; tình trạng mang tải của thiết bị, mức điện áp, trạng thái thiết bị, tín hiệu, cảnh báo, báo cáo thông tin vận hành cho các cấp điều độ theo quy định và hàng ngày báo cáo vận hành lƣới điện truyền tải hàng ngày về EVNNPT.
Mỗi TTĐK điều khiển một nhóm khoảng 05 TBA 500kV, 220kV (cụ thể theo phụ lục 1).
Chuẩn bị sản xuất cho một TTĐK: trang bị 02 hệ thống máy chủ (chính và dự phòng) cài đặt phần mềm giám sát, điều khiển thời gian thực, phần mềm cơ sở dữ liệu quá khứ và các màn hình HMI để điều khiển toàn bộ lƣới điện.
Hình 4.1 Một trung tâm điều khiển của Nhật bản
Nguồn: Tác giả sưu tầm
+ Đối với TTĐK đặt tại TBA 500kV: Bố trí 26 lao động cho một TTĐK, bao gồm 4 ngƣời cho một kíp trực làm việc theo chế độ 4 ca 6 kíp và 2 lãnh đạo TTĐK.
+ Đối với TTĐK đặt tại TBA 220kV: Bố trí 16 lao động/TTĐK, gồm: 3 ngƣời/kíp trực làm việc theo chế độ 3 ca 5 kíp và 1 lãnh đạo TTĐK.
Lao động đƣợc sử dụng chủ yếu là lao động tại các trạm biến áp và tăng cƣờng thêm một số lao động để đảm bảo thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ đƣợc giao.
4.1.2.2. Thành lập các tổ thao tác.
Thực hiện các thao tác trực tiếp tại TBA và kiểm tra định kỳ tình trạng thiết bị TBA, thực hiện các biện pháp an toàn theo phiếu công tác, bàn giao, nghiệm thu tiếp nhận thiết bị khi có công tác tại trạm biến áp.
Thao tác tại phòng điều khiển TBA, tại chỗ bằng tay trong trƣờng hợp không thao tác đƣợc tại TTĐK, mất kết nối đƣờng truyền, bão lụt…
Kiểm tra thƣờng xuyên tình trạng thiết bị, sửa chữa nhỏ: kiểm tra tình trạng bên ngoài của thiết bị ít nhất 2 tuần 1 lần; đo nhiệt độ mối nối trong TBA; chụp ảnh nhiệt thiết bị TBA.
Khi thực hiện xong công việc Tổ thao tác sẽ phải cập nhật thông tin vào hệ thống quản lý kỹ thuật tại TBA.
Báo cáo truyền tải điện khu vực những thiết bị cần sửa chữa để truyền tải điện khu vực lên kế hoạch sửa chữa.
Đối với tổ thao tác quản lý 01 TBA gồm 5 lao động gồm 01 tổ trƣởng và 04 lao động làm việc theo chế độ trực 3 ca 5 kíp, bố trí trực tại TBA. Trong đó luôn phải có 1 ngƣời sẵn sàng để huy động khi cần phải thao tác hoặc xử lý sự cố đảm bảo thời gian có mặt tại hiện trƣờng không quá 01 giờ.
Đối với tổ thao tác lƣu động quản lý cụm TBA (từ 2 trở lên) gồm 10 lao động làm việc theo chế độ trực 3 ca 5 kíp và do một ngƣời kiêm nhiệm là tổ