Phân tích nhân tố 3 (Hoạt động kiểm tra đánh giá)

Một phần của tài liệu đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên truờng cao đẳng sư phạm thừa thiên huế (Trang 69 - 104)

9. Phương pháp thu thập thông tin, phân tích thông tin

3.2.3 Phân tích nhân tố 3 (Hoạt động kiểm tra đánh giá)

Khi phân tích kết quả đối với 4 câu hỏi của nhân tố 3, ta thu được các số liệu như sau:

Về độ tin cậy Cronbach’s Alpha của toàn nhân tố là 0.746 (xem phụ lục 5). Giá trị này lớn hơn 0.7 nên sử dụng được trong phân tích kết quả.

Giá trị trung bình chung của 4 câu hỏi đạt 4.211, giá trị trung bình của từng câu hỏi đạt giá trị lần lượt là 4.20, 3.84, 4.46, 4.34 (xem thêm phụ lục 5). Giá trị trung bình của các câu hỏi khá cao chỉ có câu 13 là 3.84 ( nhỏ hơn 4), như vậy đa số giảng viên đều thiên về đồng ý đối với các tiêu chí này.

Qua kiểm định T-test ta biết được rằng giá trị trung bình của các câu hỏi này đều khác 3, từ đó ta đi đến kết luận là hầu hết các giảng viên đều cho rằng các câu hỏi trong nhân tố này có sự thay đổi tốt lên.

70

Từ kết quả của việc phân tích theo 3 nhân tố ở phiếu khảo sát giảng viên, ta khẳng định được sự đúng đắn của 3 giả thuyết nghiên cứu của đề tài. Như vậy, có thể kết luận được là giảng viên cũng nhận thấy có sự tác động tích cực từ việc sinh viên đánh giá HĐGD đến việc giảng dạy của chính giảng viên.

71

CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN

Qua kết quả nghiên cứu hoạt động thăm dò mức hài lòng của sinh viên về hoạt động giảng của giảng viên ở trường CĐSP TT Huế giai đoạn 2008- 2010, có thể rút ra một số kết luận như sau về tác động của hoạt động nói trên và công tác đánh giá hoạt động này:

Đề tài đã sử dụng bộ thang đo gồm phiếu số 1 và phiếu số 2 hoàn toàn đủ độ tin cậy để khảo sát đánh giá.

Mẫu tiến hành đánh giá khá lớn và trải đều trên tổng thể đánh giá, cho nên có hoàn toàn mang tính đại diện khi phân tích, nhận định cho tổng thể.

Thông qua đánh giá của sinh viên

Giảng viên của Trường Cao đẳng sư phạm Thừa Thiên Huế đã có sự thay đổi tích cực hơn trong công tác giảng dạy của mình, đa phần ý kiến đánh giá của sinh viên đều cho rằng hoạt động của giảng dạy của giảng viên đã tốt hơn hoặc tốt hơn rất nhiều (chiếm 86.85%) , có 9.73% đánh giá là không có sự thay đổi và có 3.42% đánh giá là kém đi.

Thông qua phân tích theo từng nhân tố của phiếu hỏi, kết quả thu được đã chứng minh được 3 giả thuyết nghiên cứu đã đề ra,

Giả thuyết 1: Giảng viên thực hiện giờ giấc lên lớp và giới thiệu đề cương chi tiết học phầng tốt hơn trước đây.

Giả thuyết 2: Giảng viên tích cực thay đổi hoạt động giảng dạy trên lớp hơn sau khi nhà trường tổ chức thăm dò sinh viên về HĐGD.

Giả thuyết 3: GV tích cực thay đổi phương pháp kiểm tra đánh giá sau khi nhà trường tổ chức việc thăm dò sinh viên về HĐGD.

Như vậy, ta có thể kết luận được rằng hoạt động sinh viên đánh giá giảng viên của nhà trường là hoạt động tốt có tác động tích cực, cần tiếp tục hoạt động này.

72

Thông qua đánh giá của giảng viên

Kết quả thu được cũng tương như kết quả đánh giá của sinh viên, hầu hết giảng viên đều cho rằng hoạt động giảng dạy của họ đã tốt hơn so với trước đây. Hầu hết giảng viên nào cũng nghiêm túc và cẩn thận hơn trong công tác giảng dạy của mình khi mà họ biết rằng những sinh viên của họ sẽ là người đưa ra nhận xét về chính họ, không giảng viên nào lại muốn để lại ấn tượng không tốt trong sinh viên của mình. Mặt khác kết quả đánh giá cũng được nhà trường xem xét nên đã làm cho giảng viên buộc phải thay đổi nếu không muốn bị nhắc nhở hay xử lý kỷ luật.

Khi so sánh kết quả đánh của sinh viên và giảng viên ta thấy rằng sinh viên đánh giá về sự thay đổi cao hơn giảng viên tự đánh giá, cụ thể trung bình do sinh viên đánh giá là 4.275 trong khi đó của giảng viên tự đánh giá là 4.066. Tuy có sự chênh lệch như vậy nhưng cả 2 nguồn đều cho rằng có sự chuyển biến tích cực trong hoạt động giảng dạy.

Tóm lại, qua nghiên cứu đánh giá tác động của hoạt động thăm dò mức hài lòng của người học về học phần ở trường CĐSP TT Huế, thông qua 2 đối tượng tham gia đánh giá là SV và bản thân các GV ta thấy được tác động của hoạt động này như sau:

Về việc thực hiện giờ giấc lên lớp: cả SV và GV đều cho rằng các GV đã thực hiện việc này nghiêm túc hơn rất nhiều. Hiện tượng GV vào dạy trễ đã được khắc phục.

Về việc thực hiện tiến độ giảng dạy đã đề ra: GV đã thực hiện nghiêm túc kế hoạch giảng dạy của học phần. Việc GV nghỉ dạy khi có việc bận đã được hạn chế, việc dạy và học được đảm bảo hơn, giảm được hiện tượng phải dạy bù vào cuối mỗi học kỳ gây áp lực học hành cho SV.

Về việc giới thiệu đề cương chi tiết học phần ngay từ những tiết học đầu tiên: đề cương chi tiết học phần là bảng mô tả tóm tắt mục tiêu, nội dung,

73

yêu cầu, nhiệm vụ và kế hoạch giảng dạy của học phần. Việc sinh viên được biết và nắm rõ đề cương chi tiết ngay từ đầu sẽ giúp các em chủ động trong việc học của mình. Vấn đề này cũng được GV quan tâm thực hiện nghiêm túc hơn nhiều so với trước.

Về Phương pháp học tập: GV đã chú trọng hướng dẫn cho SV các phương pháp học tập phù hợp để SV có thể tiếp thu nội dung kiến thức của học phần.

Phương pháp giảng dạy của GV giúp phát triển khả năng tư duy phê phán của SV cũng được sinh viên đánh giá tốt hơn trước đây.

GV đã chú trọng đến việc tạo điều kiện cho SV thảo luận xây dựng bài trên lớp, giúp SV chủ động hơn trong việc học của mình.

Trong các giờ giảng, thông qua nội dung giảng dạy, GV đã lồng ghép nhiều tình huống thực tế hơn giúp SV liên hệ tốt với nội dung bài giảng, thực hiện tốt việc rèn luyện kỹ năng và kiến thức thực tiễn cho SV.

Hầu hết GV đã sử dụng tốt các phương tiện kỹ thuật hiện đại hỗ trợ cho việc soạn bài và giảng dạy của mình. Nhờ có các phương tiện này mà bài giảng của GV cũng được SV đánh giá hấp dẫn hơn nhiều so với trước.

Việc giải đáp các thắc mắc của SV cũng được GV thực hiện nhiệt tình và tận tâm hơn.

Việc đối xử công bằng đã được GV chú ý hơn, tạo ra không khí vui vẻ hoà đồng và cạnh tranh lành mạnh trong lớp học. Không còn các ý kiến thắc mắc về việc GV đối xử thiếu công bằng.

Về phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập: GV đã áp dụng nhiều phương pháp kiểm tra phù hợp hơn, nội dung các bài kiểm tra

74

cũng sát với nội dung kiến thức đồng thời cũng kiểm tra được các kỹ năng hơn so với trước đây, không còn các học phần “thi chép”, mà hầu hết các bài kiểm tra đều mở rộng và liên hệ thực tế nhiều hơn. Việc chấm bài kiểm tra cũng được GV thực hiện một cách công bằng và công khai với tất cả SV, giảm thiểu các khiếu nại về việc cho điểm các bài kiểm tra. Các bài kiểm tra được GV giải đáp rõ cho SV sau khi đã có kết quả.

75

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Việt

1. Nguyễn Phương Nga (2007), Sinh viên đánh giá giảng viên - thử nghiệm công cụ và mô hình, Giáo dục đại học, một số thành tố của chất lượng. Tr180-tr237, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2007.

2. Central, J.A. (1979)

3. Central, J.A. (1993): Reflective Faculty Evaluation Enhancing Teaching and Determining faculty Effectiveness. Jossey – Bass Publishers, San Francisco.

4. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nxb Hồng Đức, TP.HCM.

5. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2010), Thống kê ứng dụng trong Kinh tế - Xã hội, NXB Lao động – Xã hội.

6. PGS-TS Ngô Doãn Đãi (2005), Tác động của chuẩn hoá đánh giá giảng viên tới công tác tổ chức và quản lý giảng viên, kỷ yếu Hội thảo quốc gia đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên của ĐHQG. Tr10-tr15, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2005.

7. Lã Văn Mến (2005), Đánh giá phương pháp giảng dạy của giảng viên,Giáo dục và đại học - chất lượng và đánh giá. Tr110-tr119, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội 2005.

8. Vũ Thị Phương Anh (2005), Thực hiện thu thập và sử dụng ý kiến sinh viên trong đánh giá chất lượng giảng dạy: Kinh nghiệm từ Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Giáo dục đại học chất lượng và đánh giá. Tr48- tr63, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2005.

9. TS Nguyễn Đình Bình (2005), Năng lực sư sư phạm và đánh giá năng lực sư phạm của giáo viên, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia đánh giá hoạt động

76

giảng dạy và nghiên cứu khoa học của GV của ĐHQG. Tr1-tr5, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2005.

10. Nguyễn Đức Chính (2002), Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội năm 2002.

11. Nguyễn Kim Dung (1999), Khảo sát khả năng có thể sử dụng ý kiến phản hồi của sinh viên trong trường ĐHSP Tp.HCM.

12. Nguyễn Kim Dung (2005), Sử dụng ý kiến phản hồi của sinh viên về chất lượng giảng dạy tại trường ĐHSP Tp.HCM.

13. Th.S Nguyễn Quang Giao (2005), Bàn về phương pháp đánh giá hoạt động giảng dạy của GV thông qua đánh giá của sinh viên , kỷ yếu Hội thảo Quốc gia đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của GV. Tr20- tr23, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2005.

14. TS Lê Văn Hảo (2005), Lấy ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy: một vài kinh nghiệm thế giới và tại Trường đại học Nha Trang, kỷ yếu Hội thảo Quốc gia đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của GV. Tr24-tr29, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2005.

15. Th.S Mai Thị Quỳnh Lan (2005), Một số ưu và nhược điểm của việc sinh viên đánh giá GV, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của GV của ĐHQG tr56-tr60, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội 2005.

16. Nguyễn Phương Nga (2005) Bộ phiếu chuẩn đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khóa học của GV – kết quả nghiên cứu của Trung tâm đảm bảo chất lượng đào tạo và nghiên cứu phát triển giáo dục, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của GV của ĐHQG tr66-tr88, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội 2005.

77

17. Vũ Thị Quỳnh Nga (2009), Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc đánh giá của sinh viên đối với hoạt động giảng dạy của GV, Hà Nội.

18. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm năm 2005.

19. Nguyễn Phương Nga (2005), Quá trình hình thành và phát triển việc đánh giá GV , Giáo dục đại học, chất lượng và đánh giá. Tr17-tr47, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2005.

20. Nguyễn Phương Nga và Bùi Kiên Trung (2005), Sinh viên đánh giá hiệu quả giảng dạy. Giáo dục đại học chất lượng và đánh giá. Tr120-tr139, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2005

21. Phạm Xuân Thanh. Hai cách tiếp cận trong đánh giá chất lượng GD ĐH. Kỷ yếu Hội thảo “Đảm bảo chất lượng Giáo dục đại học” Đại học Quốc gia Hà Nội 2006.

22. Lê Thị Thu Liễu (2009), Khái niệm về đánh giá quá trình, Trung tâm Đánh giá và Kiểm định chất lượng Giáo dục

23. Nguyễn Kim Dung (2008), Định nghĩa các thuật ngữ trong lĩnh vực đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục, Viện nghiên cứu giáo dục.

24. Lâm Quang Thiệp (2009), Điều tra - đánh giá.

25. Lê Đình, Đánh giá giảng dạy - một nhân tố quan trọng trong đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục đại học, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Kiểm định, đánh giá và quản lý chất lượng đào tạo đại học, Trường Đại học KHXH-NV, Đại học Quốc gia Hà Nội, 24/8/2008.

26. Trần Xuân Bách (2007), Sinh viên đánh giá giảng viên – nguồn thông tin quan trọng trong quy trình đánh giá giảng viên. Tạp chí Khoa học và công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội.

27. Nguyễn Thị Hảo, Việc áp dụng Sinh viên đánh giá giảng dạy tại trường đại học: Một số đề xuất từ kinh nghiệm thực tiễn.

78

28. QĐ số 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01/11/2007, về việc ban hành Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học.

29.

30. Phạm Viết Vượng (2000), Giáo dục học, NXB ĐHQGHN 2000.

Tài liệu Tiếng Anh

31. Michele Marincovic (1999), Using Student Feedback to Improve Teaching, Changing Practices in Evaluating Teaching, tr45-tr69.

32. Deborah DeZure (1999), Evaluating Teaching Through Peer Classroom Observation, Changing Practices in Evaluating Teaching, tr70-tr9

33. Mary Lou Higgerson (1999), Builing a Climate Conducive to Effective Teaching Evaluation, Changing Practices in Evaluating Teaching, tr194- tr212

34. Joseph C. Moreale (1999), Post – Tenure Review: Evaluating, Changing Practices in Evaluating Teaching, tr116-tr138

35. Peter Seldin (1999), Using Self-Evaluation: What Works? What Doesn’t,

36. Changing Practices in Evaluating Teaching, tr97-tr115 Ebble, K.E. Phát triển tay nghề của giảng viên ĐH. Hội giảng viên ĐH Mỹ 1971.

79

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: PHIẾU THĂM DÒ MỨC ĐỘ THAY ĐỔI TRONG HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY

(Phiếu số 1 - Sinh viên đánh giá)

Tên học phần: ... Lớp: ... ` Tên giảng viên: ... Học kỳ:……. Năm ho ̣c: 20………

Sau một thời gian nhà trường triển khai hoạt động “Thăm dò mức hài lòng của sinh viên về học phần”, Anh/chị hãy cho biết ý kiến của mình về hoạt động giảng dạy của giảng viên thay đổi như thế nào so với trước đây?

Ghi chú : Tốt hơn nhiều, Tốt hơn, Không thay đổi, Kém hơn,

Kém hơn nhiều

Tiêu chí đánh giá Thang đá nh giá

    

1. Việc đảm bảo giờ giấc lên lớp.

2. GV thực hiện tiến độ giảng dạy theo kế hoạch đã đề ra. 3. GV giới thiệu đề cương chi tiết học phần ngay từ những tiết học đầu tiên.

4. GV hướng dẫn cho bạn phương pháp học tập phù hợp với học phần.

5. Phương pháp giảng dạy của GV giúp phát triển khả năng tư duy phê phán của bạn.

6. GV tạo điều kiện cho bạn tham gia thảo luâ ̣n xây dựng bài. 7. GV hướng dẫn bạn phương pháp liên hệ giữa các vấn đề được học với thực tiễn.

80

Tiêu chí đánh giá Thang đá nh giá

    

9. GV sử dụng phương tiện kỹ thuật phù hợp hổ trợ giảng dạy. 10. GV nhiệt tình giảng giải khi ngư ời học chưa hiểu bài trên lớp.

11. Giảng viên đối xử công bằng vớ i người học.

12. GV sử dụng các phương pháp kiểm tra phù hợp với học phần.

13. Nội dung các bài kiểm tra đánh giá được kiến thức, kỹ năng mà người học phải đạt được.

14. GV chấm điểm các bài kiểm tra một cách công bằng

15. Thông tin về các bài kiểm tra của bạn được phản hồi kịp thời

Ý kiến đề xuất của sinh viên nhằm giúp nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập đối với học phần này:

(Về phƣơng pháp truyền đa ̣t , tài liệu giảng dạy, tổ chƣ́c lớ p ho ̣c và các

vấn đề khác liên quan đến học phần)

... ... ... ... ...

Xin chân thành cảm ơn nhƣ̃ng ý kiến đóng góp của các bạn! Chúc các bạn luôn thành công!

81

PHỤ LỤC 2: PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ HỌC PHẦN

(Phiếu số 2 - Giảng viên tự đánh giá)

Việc thăm dò mức hài lòng của người học về học phần được trường CĐSP Thừa Thiên Huế triển khai trong thời gian vừa qua đã tạo ra những tác

Một phần của tài liệu đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên truờng cao đẳng sư phạm thừa thiên huế (Trang 69 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)