2.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội
2.1.2 Mô hình tổ chức và mạng lưới hoạt động của Ngân hàng TMCP
Hà Nội
2.1.2.1 Mô hình tổ chức
Habubank hiện có mô hình tổ chức báo cáo ít tầng nhằm giảm thiểu tính quan liêu trong hệ thống cũng như nâng cao tính năng động của tổ chức. Ðặc điểm nổi bật của mô hình Habubank là tập trung vào khách hàng, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và quản lý rủi ro hiệu quả.
Rủi ro là một phần gắn liền với mọi hoạt động kinh doanh ngân hàng. Kiểm tra và quản lý rủi ro sao cho cân bằng được mối quan hệ rủi ro - lợi nhuận trước hết đòi hỏi một cơ cấu tổ chức phù hợp và chính sách nhất quán trong toàn hệ thống. Do đó, cơ cấu Habubank hoàn toàn được tổ chức theo chiến lược phát triển do Hội đồng Quản trị đề ra và liên quan chặt chẽ đến quản lý rủi ro. Đồng thời tính linh hoạt và giảm thiểu quan liêu cũng luôn được đề cao giúp Ngân hàng dễ thích ứng và thay đổi khi môi trường kinh doanh biến chuyển.
Sơ đồ 2.1 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức ngân hàng
( Nguồn: Báo cáo thường niên 2010)
BAN KIỂM SOÁT ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ NHÂN LỰC ỦY BAN ĐẦU TƯ
BAN QUẢN LÝ VỐN CỔ ĐÔNG
TỔNG GIÁM ĐỐC
CÁC KÊNH PHÂN PHỐI
KIỂM TOÁN NỘI BỘ
ỦY BAN QUẢN TRỊ RỦI RO
CHỨC NĂNG CHÍNH SÁCH CHỨC NĂNG TRIỂN KHAI
CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ TÀI SẢN NỢ CÓ. RỦI RO THỊ TRƯỜN G. RỦI RO THANH KHOẢN CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH RỦI RO HOẠT ĐỘNG BAN QUẢN LÝ RỦI RO THANH KHOẢN BAN QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG BAN QUẢN LÝ RỦI RO THỊ TRƯỜN G BAN QUẢN LÝ RỦI RO HOẠT ĐỘNG Tổ chức nhân sự, Trung tâm đào tạo Kinh doanh MM, Fixed Income, FX, COMM O, DERR PTKD, Quan hệ Ngân hàng Đại lý Phát triển kinh doanh, Tư vấn tài chính, cá nhân, thẻ
Đầu tư Tài
chính Kế toán, IT, Mua sắm & quản lý tài sản Đánh giá và phê duyệt tín dụng. Quản lý danh mục tín dụng. Văn phòng, PR & Marketin g Khai thác tài sản Pháp chế, xử lý nợ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC GIÁM ĐỐC KHỐI KD NGUỒN VỐN GIÁM ĐỐC KHỐI NH-DN GIÁM ĐỐC KHỐI NH CÁ NHÂN GIÁM ĐỐC KHỐI ĐẦU TƯ PHÓ TGĐ ĐÁNH GIÁ & PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG PHÓ TGĐ TÀI CHÍNH, CUNG ỨNG, DỊCH VỤ, IT PHÓ TGĐ VĂN PHÒNG MARKE TTING & PR PHÓ TGĐ PHÁP CHẾ & TUÂN THỦ
2.1.2.2 Mạng lưới hoạt động
Hiện tại, Habubank có 1 Hội sở chính, 1 Sở giao dịch, 70 chi nhánh và phòng giao dịch với sản phẩm kinh doanh đa dạng gồm dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp (tài trợ thương mại quốc tế, ngoại hối, quản lý tiền mặt…), dịch vụ ngân hàng cá nhân (huy động, cho vay tiêu dùng, mua nhà…) và các hoạt động đầu tư khác trên thị trường chứng khoán.
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội
Ngay từ đầu mới đi vào hoạt động, Habubank đã không ngừng hoàn thiện bộ máy tổ chức, mở rộng ra khắp các địa bàn trên cả nước và đã gặt hái được những thành công nhất định. Trải qua 20 năm xây dựng và trưởng thành, Hububank đã đạt được những thành công to lớn, lớn mạnh cả về chất và lượng được thể hiện qua kết quả kinh doanh của Habubank qua các năm gần đây.
Bảng 2.1 : Một số chỉ tiêu Tài chính cơ bản tổng hợp
Đơn vị : Triệu VNĐ
Cho năm 2008 2009 2010 6 tháng đầu
2011
Thu nhập hoạt động 590.737 562.476 877.384 624.337
Chi phí dự phòng nợ khó đòi 110.315 57.626 275.587 137.026
Lợi nhuận trước thuế 480.422 504.850 601.797 487.311
Lợi nhuận sau thuế 325.167 407.547 476.321 391.606
Tại thời diểm cuối kỳ 2008 2009 2010 6 tháng đầu
2011
Tổng tài sản nợ 23.606.717 29.240.379 37.988.973 48.961.035 Tổng dư nợ 10.515.947 13.358.406 18.684.558 18.184.763
Vốn điều lệ 2.800.000 3.000.000 3.000.000 3.000.000
Tổng vốn cổ đông 2.992.761 3.251.899 3.533.452 3.577.657
Từ bảng số liệu 2.1, có thể thấy rằng hoạt động kinh doanh của Habubank không ngừng phát triển, quy mô được mở rộng và kết quả kinh doanh năm sau cao hơn năm trước. Với kết quả đạt được trên, Habubank tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của mình trong hệ thống ngân hàng, khẳng định sự phát triển có hiệu quả trên tất cả các mặt hoạt động kinh doanh.
Tuy nhiên, để hiểu rõ về tình hình hoạt động của Habubank trong những năm qua, chúng ta cần đi sâu nghiên cứu và tìm hiểu qua từng lĩnh vực.
2.1.3.1 Huy động vốn
Habubank luôn coi trọng công tác huy động vốn và coi đây là công tác chủ yếu nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. Để mở rộng cho vay thì phải đảm bảo đủ nguồn vốn mà chủ yếu là nguồn vốn huy động, bằng các hình thức huy động phong phú phù hợp với các tầng lớp dân cư, mở rộng mạng lưới huy động đổi mới phong cách làm việc tạo uy tín và sự tin cậy cho khách hàng.
Trong 6 tháng đầu năm 2011, tình hình kinh tế - xã hội cả nước diễn ra trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức. Giá các hàng hóa chủ yếu trên thị trường thế giới biến động theo chiều hướng tăng. Một số nền kinh tế lớn mặc dù vừa phục hồi sau khủng hoảng tài chính toàn cầu nhưng đang tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro và bất ổn. Ở trong nước, lạm phát tăng cao, thời tiết diễn biến phức tạp, dịch bệnh vẫn xảy ra trên cây trồng, vật nuôi. Những yếu tố bất lợi trên đã tác động mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh và gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống dân cư.
Trong lĩnh vực tài chính tiền tệ nói riêng, tuy đã đạt được những thành quả nhất định song cũng đã gặp những khó khăn.
Trong 6 tháng đầu năm 2011, Habubank cũng đã đạt được những thành quả đáng kể trong công tác huy động vốn. Nhằm đáp ứng đủ nhu cầu vốn kinh doanh và đảm bảo an toàn thanh toán, Habubank đã chú trọng hơn công
tác huy động vốn từ thị trường 1 là dân cư và các tổ chức kinh tế. Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới, Ngân hàng áp dụng một mức lãi suất linh hoạt, cạnh tranh cùng các chương trình chăm sóc khách hàng thường xuyên và các chương trình khuyến mại để thu hút tối đa nguồn tiền huy động từ dân cư. Tổng vốn huy động toàn Habubank 6 tháng đầu năm 2011 đạt 25.324 tỷ đồng, đạt 62.53 % kế hoạch cho cả năm, tăng 34,47% so với cùng kỳ năm 2010. Trong đó, huy động từ thị trường 1 đạt 21.291 tỷ đồng tăng 51%, huy động từ thị trường II đạt 4.033 tỷ đồng, giảm đôi chút so với cùng kỳ năm trước. Năm 2010, Habubank cũng đạt 33.272 tỷ đồng, tăng 31.84% so với năm 2009. Nguồn huy động của Habubank đã đáp ứng được đầy đủ và chủ động cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
2.1.3.2 Sử dụng vốn
Trong năm 2011, nền kinh tế vẫn phải đối mặt với sự tăng trưởng thiếu bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, hiệu quả đầu tư thấp,.. Đặc biệt giá cả nhiều mặt hàng tiếp tục tăng do sự khởi đầu chuỗi điều chỉnh giá một loạt mặt hàng và sản phẩm đầu vào quan trọng của nền kinh tế, điều này gây ra lạm phát cao. Nợ công tiếp tục ở mức cao và đi liền với sự gia tăng sức ép tín dụng quá hạn do cho vay lãi suất cao trong năm 2010. Chính sách tiền tệ năm 2011 theo hướng thận trọng, chủ động và linh hoạt, có sự phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Do đó, các chỉ tiêu trong năm 2011 đã được điều chỉnh theo xu hướng giảm so với các chỉ tiêu của năm 2010.
Nhận định được những cơ hội và thách thức về môi trường kinh tế trong và ngoài nước, Habubank vẫn chủ trương phát triển tín dụng một cách thận trọng, đảm bảo theo đúng chiến lược phát triển bền vững. Habubank tiến hành rà soát lại toàn bộ các khách hàng hiện tại của Ngân hàng, phân loại theo mức độ an toàn và tiến hành cơ cấu lại danh mục khách hàng, lựa chọn các khách hàng tốt, các dự án khả thi để cho vay. Trong 6 tháng đầu năm, Ngân
hàng đã giải ngân 137.431 tỷ đồng, thu nợ 137.931 tỷ đồng. Đến cuối tháng 6 năm 2011, tổng dư nợ của Habubank đạt 18.184 tỷ đồng, tăng trưởng 44.5% so với cùng kỳ năm 2010. Tổng dư nợ của năm 2010 là 18.684 tỷ đồng, tăng trưởng 39,87% so với năm 2009.
Đơn vị : Triệu đồng
Biểu 2.1 : Biểu đồ tăng trƣởng tín dụng giai đoạn từ 2008- 6/2011
(Nguồn : Báo cáo thường niên năm 2010 và Báo cáo kiểm toán bán niên 2011)
Ngân hàng cũng nghiêm túc thực hiện chủ trương hỗ trợ phát triển kinh tế của Chính phủ, lựa chọn các dự án tốt, thuộc đối tượng được hỗ trợ lãi suất của Chính phủ để cho vay, nhằm giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, duy trì và phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Chất lượng tín dụng cũng được Habubank đặc biệt quan tâm trong năm 2011. Ngân hàng thực hiện chính sách kiểm soát tín dụng tập trung, từ khâu thẩm tra, phê duyệt tới giải ngân, áp dụng hệ thống chấm điểm khách hàng để chuẩn hoá việc kiểm soát rủi ro và phân loại khách hàng, tăng cường giám sát khách hàng trong và sau khi cho vay để nắm vững tình hình khách hàng, thu hồi các khoản nợ đến hạn. Với các biện pháp tăng cường kiểm soát chặt chẽ,
0 2,000,000 4,000,000 6,000,000 8,000,000 10,000,000 12,000,000 14,000,000 16,000,000 18,000,000 20,000,000 2008 2009 2010 6 tháng đầu 2011 10,515,947 13,358,406 18,684,558 18,184,763
Habubank đã giữ được tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2011 là 2.34% , thấp hơn kế hoạch đặt ra cho cả năm 2011 và năm 2010 là 2.39% và dưới mức Ngân hàng Nhà nước cho phép.
Thực hiện chủ trương ưu tiên đảm bảo công tác thanh toán, trong năm 2011, Habubank cũng đã hoàn thành cơ cấu lại kỳ hạn của danh mục cho vay, theo đó đến thời điểm giữa năm, tỷ trọng cho vay trung dài hạn của ngân hàng giảm xuống còn 21%, giảm so với năm 2010 là 21.23%.
2.1.3.3 Hoạt động trên thị trường liên ngân hàng
Với các bất ổn trên thị trường tài chính tiền tệ, vào giai đoạn 2010- 2011, có những lúc thanh khoản toàn thị trường bị ảnh hưởng do một số định chế tài chính gặp khó khăn trong thanh toán. Để đảm bảo an toàn cho hoạt động của Ngân hàng, trong năm 2010-2011, Habubank ngày càng chuẩn hoá các hoạt động trên thị trường tiền tệ, áp dụng các quy trình quản trị rủi ro chặt chẽ đối với các giao dịch trên thị trường liên ngân hàng, định kỳ thực hiện việc chấm điểm làm cơ sở cấp hạn mức tín dụng cho từng đối tác giao dịch.
Doanh số giao dịch liên ngân hàng 6 tháng đầu năm 2011 đạt trên 168.000 tỷ đồng, đóng góp một cách hiệu quả vào lợi nhuận của ngân hàng.
2.1.3.4 Hoạt động đầu tư
Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu và các diễn biến phức tạp trên thị trường kinh tế trong nước, hoạt động đầu tư của Habubank trong năm 2011 được giới hạn chủ yếu trong các hạn mục đầu tư ngắn hạn, có tỷ suất lợi nhuận cao, an toàn và có tính thanh khoản cao như trái phiếu chính phủ, trái phiếu đô thị… để mạng lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Các khoản đầu tư dài hạn, góp vốn mua cổ phần của các doanh nghiệp được rà soát một cách cẩn trọng. Tính đến thời diểm 30/06/2011, tổng đầu tư của Ngân hàng đạt 10.102 tỷ đồng, tăng 128% so với cả năm 2010, trong đó số dư chứng khoán đầu tư tăng xấp xỉ 30% và góp vốn đầu tư mua cổ phần tăng xấp xỉ 5%. Cụ thể:
Bảng 2.2 : Báo cáo đầu tƣ tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 6 tháng
đầu 2011
Chứng khoán kinh doanh 23.103 899.409 241.113 274.153 Chứng khoán đầu tư 3.532.726 5.268.166 7.427.959 9.562.070 Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán 3.415.650 3.468.844 3.447.370 6.076.642 Chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn 117.076 1.800.774 4.004.518 3.534.313 Dự phòng giảm giá chứng khoán (14.520) (23.929) (44.050) Góp vốn, đầu tư dài hạn 302.337 180.625 254.284 266.132 Tổng doanh số đầu tư 3.858.166 6.348.220 7.923.356 10.102.355 Lãi/Lỗ thuần từ mua bán CKKD (58.874) 15.159 90.979 4.703 Lãi/Lỗ thuần từ mua bán CK đầu tư 1.676 51.299 107.900 324.679 Thu nhập từ góp vốn mua cổ phần 10.949 9.190 5.465 1.029 Tổng thu nhập từ hoạt động đầu tư (46.249) 75.649 204.344 330.411
(Nguồn báo cáo thường niên năm 2010 và Báo cáo tài chính Quý 2.2011)
Thu nhập của ngân hàng từ hoạt động đầu tư trong giai đoạn trên đã đạt được sự tăng trưởng khá tốt. Năm 2008, hoạt động đầu tư còn đem về lợi nhuận âm thì đến năm 2009, đã đạt được mức thu nhập là hơn 75 tỷ. Năm 2010, với 204 tỷ đồng, cũng tăng 170,12 % so với năm 2009. Trong 6 tháng đầu năm 2011, hoạt động này đã đạt thu nhập hơn 330 tỷ đồng, tăng trưởng 162% so với cả năm 2010 và chiếm 52 % tổng thu nhập hoạt động. Với quyết định tăng trưởng hoạt động đầu tư của Ngân hàng trong thời gian qua đã khẳng định hoạt động này của Ngân hàng là đúng hướng.
2.1.3.5 Kinh doanh ngoại tệ
Những tháng đầu năm 2011, tình hình kinh tế toàn cầu vẫn trong tình trạng khủng hoảng, kinh tế trong nước cũng gặp nhiều khó khăn với lạm phát cao. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm ước tính là 42,3 tỷ USD, tăng 23,4% so với cùng kỳ năm 2010. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn trong
tình trạng nhập siêu tăng, ước tính 6,65 tỷ USD, bằng 15,7% kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Bên cạnh đó, nguồn vốn FDI và kiều hối có xu hướng giảm, tâm lý muốn nắm giữ ngoại tệ của doanh nghiệp và người dân ảnh hưởng đến tỷ giá và nguồn cung ngoại tệ trên thị trường. Để bình ổn thị trường ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành các chính sách quản lý ngoại hối chặt chẽ và thực thi mạnh mẽ các chế tài xử phạt vi phạm nhằm kiểm soát nghiêm các giao dịch ngoại tệ của các ngân hàng và trên thị trường, giảm lãi suất tiền gửi USD của các doanh nghiệp, xóa bỏ cơ chế hai tỷ giá của đồng USD, đưa về tỷ giá niêm yết trong ngân hàng.
Trong 6 tháng đầu năm, Habubank luôn đảm bảo đủ ngoại tệ cung cấp cho khách hàng thanh toán quốc tế của Ngân hàng. Tuy nhiên, do gặp phải những khó khăn trên, hoạt động kinh doanh ngoại hối đã không đạt được lợi nhuận cho Habubank, lỗ 74,31 tỷ đồng.
2.1.3.6 Dịch vụ ngân hàng
Bảo lãnh
Hoạt động bảo lãnh cũng đóng góp một phần không nhỏ vào tổng thu nhập của Habubank. Tính đến tháng 6 năm 2011, thu nhập từ dịch vụ bảo lãnh tại Habubank đạt gần 20 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập trong năm 2010 đạt 28 tỷ. Năm 2009 là 20,19 tỷ đồng, bằng 107% so với năm 2008.
Thanh toán quốc tế
Trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, Habubank luôn có tỷ lệ điện chuẩn duy trì ở mức cao, góp phần làm giảm chi phí phát sinh, rút ngắn thời gian giao dịch cho khách hàng. Điều này đã khẳng định trình độ nghiệp vụ của Habubank, sự ổn định, bền vữ trong những năm qua. Doanh số thanh toán quốc tế trong 6 tháng đầu năm 2011 đạt ở mức khá, hơn 250 triệu USD. Trong đó, năm 2010, doanh số Habubank đạt được 448 triệu USD, tăng 13,4 2009 là 395 triệu USD.
Đơn vị : %
Biểu 2.2 : Biểu đồ thanh toán quốc tế
(Nguồn : Báo cáo hoạt động thanh toán quốc tế bán niên 2011)
Dịch vụ ngân hàng tự động
Với mục tiêu cung cấp cho khách hàng Dịch vụ ngân hàng tự động hiện đại, từ năm 2010, Habubank đã tập trung đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho dịch vụ thẻ thanh toán. Hệ thống thẻ của Habubank hiện kết nối với hệ thống chuyển mạng của Banknet, VNBC và Smartlink, cho phép khách hàng của Ngân hàng giao dịch trên hệ thống hơn 11.000 máy ATM trên toàn quốc. Khách hàng sử dụng thẻ của Ngân hàng còn được khuyến khích thưởng điểm theo chương trình chăm sóc khách hàng thường xuyên của Ngân hàng. Tính đến cuối tháng 6 năm 2011, tổng số thẻ của Ngân hàng phát hành là hơn