CHƢƠNG 3 : ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP THƠ LÊ ANH XUÂN
3.2. Ngôn ngữ và giọng điệu thơ Lê Anh Xuân
3.2.1. Ngôn ngữ
Ngôn ngữ là tài sản chung của cộng đồng, nó là công cụ, là chất liệu, “ngôn ngữ là yếu tố thứ hai của văn học” để sáng tạo nên tác phẩm văn học. Đồng thời ngôn ngữ là một thành tố văn hóa có vị trí rất lớn trong đời sống xã hội. Giữa ngôn ngữ và văn hóa có quan hệ gắn bó mật thiết với nhau, do vậy “khi bàn đến ngôn ngữ thơ với tƣ cách là một phong cách nghệ thuật, không thể tách rời nó với cội nguồn văn hóa, với cảm thức ngôn ngữ của những ngƣời nói tiếng mẹ đẻ”. Phong cách nghệ thuật của nhà thơ thể hiện rõ nhất ở ngôn ngữ văn chương mà họ sáng tạo trong tác phẩm. Ngôn ngữ nghệ thuật phản ánh nét đặc sắc trong thế giới nội tâm của người cầm bút. Nhà nghiên cứu phê bình Hà Minh Đức viết: “Phong cách sáng tạo của từng nhà văn nhƣ thế nào thì ngôn ngữ thơ ca cũng thể hiện đầy đủ những mặt mạnh và hạn chế một cách tƣơng ứng… Từ tiếng nói quen thuộc của đời sống, ngôn ngữ thơ ca đã tạo nên những năng lực kì diệu” và cũng khẳng định: “Ngôn ngữ thơ ca không đòi hỏi thứ ngôn ngữ cao sang bóng bẩy mà ngôn ngữ thơ ca cần phải là “ngôn ngữ gợi cảm, giàu nhịp điệu, biến hóa qua nhiều sắc thái bất ngờ”. Do đó, tìm hiểu ngôn ngữ thơ Lê Anh Xuân sẽ góp phần khẳng định đóng góp của anh trong việc gìn giữ và phát huy tính dân tộc.
Nhà thơ sáng tạo nên tác phẩm bên cạnh việc sáng tạo hệ thống nhân vật, hình tượng, thế giới nghệ thuật… thì cũng đồng thời sáng tạo ngôn ngữ bởi “Thơ phải làm say đắm hồn ngƣời bằng hồn vía của chữ nghĩa”. Lê Anh Xuân đã vận dụng ngôn ngữ đời sống hàng ngày trong thơ một cách tự nhiên, bình dị, sinh động. Những từ ngữ địa phương, đậm sắc thái Nam bộ được anh đưa vào thơ góp phần tạo nên chất hiện thực với sắc thái riêng độc đáo.
Trong Lê Anh Xuân – nhà văn trong nhà trƣờng, Huỳnh Lý đã nhận xét: “Ngôn ngữ thơ Lê Anh Xuân là một ngôn ngữ tình cảm, hồn nhiên, thật thà, tƣơi trẻ, trong sáng” [19, tr.67]. Về ngôn ngữ thơ Lê Anh Xuân, chúng tôi sẽ tìm hiểu những nét đặc sắc trong cách dùng từ ngữ, các biện pháp tu từ và hình ảnh trong thơ.
Những đêm ta nằm nghe mƣa hát mƣa ơi Nghe mƣa đập cành tre, nghe mƣa rơi tàu lá
Thầm thìrào rạt vang xa…
(Nhớ mưa quê hương)
Mong manhlưng lạnh gió luồn Giọng anh kể chuyện khi buồn khi vui.
(Nhớ anh)
Anh trở về đây con đƣờng cũ năm nào Một chuyến xe qua lòng đất xôn xao.
(Con đường cũ)
Anh Giang Nam ơi anh có biết Tôi yêu những vần thơ anh viết
Nhƣ yêu em đang “khúc khích cười” Em có bàn tay “nhỏ nhắnngậm ngùi” … Tôi đoán anh gầy gầy khuôn mặt Và đôi mắt nhìn âu yếm nồng say.
(Gởi anh Giang Nam)
Nhớ nhƣ dòng nƣớc chảy ngang Đôi bờ nƣớc xoáy xốn xang cả lòng
(Nhớ dừa)
Chính sự kết hợp các động từ, tính từ tình thái làm câu thơ đậm sắc thái biểu cảm và trở nên gần gũi hơn:
Tôi đứng lặng nhìn lòng ngây ngất
Mƣời năm Tổ Quốc bỗng đẹp hơn …Ba thế hệ lên đƣờng chống giặc
Hồn thênh thang nhƣ làng mạc quê hƣơng.
(Mười năm)
Anh đã về thăm trƣờng xƣa em học Vẫn rung rinh hàng tràm xanh nhƣ ngọc Vẫn dòng kinh đỏ tận chân trời
Vẫn dòng sông mải miết về khơi.
Các động từ được sử dụng liên tiếp còn để nhấn mạnh niềm sung sướng tột cùng của Lê Anh Xuân khi được trở về quê nội:
Ta nhìn ta ngắm ta say
Ta run run nắm những bàn tay.
(Trở về quê nội)
Lê Anh Xuân vận dụng ngôn ngữ tiếng Việt rất linh hoạt và phong phú, tạo nên những hình ảnh thơ sinh động. Không phải ngẫu nhiên mà ta bắt gặp trong thơ anh rất nhiều từ chỉ màu sắc với các mức độ khác nhau. Màu xanh – màu của sức sống, sự sống, tình yêu và khát vọng - xuất hiện nhiều nhất trong thơ anh và được nhà thơ cảm nhận bằng nhiều cung bậc khác nhau: xanh, xanh xanh, xanh mịn, xanh rờn, xanh mát, xanh soi bóng, xanh biếc, xanh tƣơi, xanh nhƣ ngọc, xanh long lanh, xanh ngắt, xanh rì…
Tôi gặp em giữa vùng giải phóng Mịn màng cát trắng nắng trong xanh.
(Bài thơ “Áo trắng”) Ôi Bến Tre dừa xanh soi bóng
Ba cù lao sóng nước reo quanh. (Gởi Bến Tre) Chiều Ấp Bắc trong veo
Đồng Ấp Bắc một màu xanh ngắt. (Qua Ấp Bắc)
Màu đỏ - màu của lý tưởng, màu của đấu tranh cách mạng – được anh khai thác tối đa: đỏ, đỏ bừng, đỏ rực, đỏ thắm, đỏ nhƣ son, đỏ tƣơi…
Anh ngã xuống giữa đêm mƣa tầm tã Áo anh máu nhuộm đỏ tươi.
(Gửi Anh Tư)
Đâu ngăn đƣợc mặt trời đỏ rực
Khi lòng tôi đã hóa hƣớng dƣơng.
Màu hồng – màu của niềm lạc quan, tin tưởng và tự hào – cũng được miêu tả dưới nhiều sắc thái:
Thấy mặt mình hồng thêm sắc đỏ
Thấy ngày mai rực rỡ trời hồng.
(Gặp những anh hùng)
Bạn bè năm châu nhìn ta mến phục Nhìn tƣơng lai rực rỡ trời hồng.
(Mười năm)
Màu xanh làm cho thơ anh trở nên mượt mà, tươi tắn dịu ngọt hơn; màu đỏ làm cho thơ anh nồng nhiệt hơn, say mê hơn; màu hồng ngời lên sức sống phơi phới, dâng tràn. Những gam màu của cuộc sống được nhà thơ sử dụng một cách tự nhiên nhưng không dễ dãi.
Cùng miêu tả hình ảnh cây dừa nhưng anh diễn tả bằng nhiều từ ngữ khác nhau: dừa đứng, bóng dừa trong xanh, cây dừa trụi cháy, dừa xanh soi bóng, dừa che xanh mƣớt, lá dừa chấm tóc, xanh biếc bóng dừa, dừa reo trƣớc gió, bóng dừa mát rƣợi, vƣờn dừa rì rào… Diễn tả cơn mưa, anh viết: mƣa hát, mƣa rơi, mƣa đổ ào ào, mƣa rào nho nhỏ, mƣa gội sạch, mƣa trút nƣớc… Quả là đa dạng trong cách diễn đạt, tinh tế trong cách sử dụng từ, Lê Anh Xuân đã đưa người đọc thám hiểm sự phong phú của kho từ vựng Tiếng Việt.
Đặc trưng của thơ là giàu sức gợi cảm nên thơ Lê Anh Xuân được cô đúc bằng những từ ngữ giàu chất tạo hình, gợi tả, gợi cảm:
Đƣờng tạnh ráo, đất lên màu tươi mởn
Đã yêu rồi sao bỗng thấy yêu hơn.
(Nhớ mưa quê hương)
Buổi sáng nƣớc lên sông chảy êm đềm
Em có thấy nhiều lục bình hoa tím Buổi chiều khi nắng vàng ngọt lịm
Em thấy không cuồn cuộn nƣớc ròng Anh đang về bể cả mênh mông.
Tôi dừng chân trong nƣớc đỏ sông Hồng Nhớ đêm Cửu Long rì rầm nƣớc chảy Tôi chèo ghe nhìn phƣơng Bắc mênh mông
Thấy một vùng trời sao nhấp nháy. (Mười năm)
Cái vầng sáng bồn chồn thƣơng nhớ đó Cứ đêm đêm nức nở gọi ta về.
(Mùa xuân Sài Gòn, mùa xuân chiến thắng)
Và anh chết trong khi đang đứng bắn Máu anh phun theo lửa đạn cầu vồng.
(Dáng đứng Việt Nam)
Ngôn ngữ thơ là nơi tập trung, bộc lộ, phát huy tối đa tinh hoa, những ưu việt của ngôn ngữ một dân tộc. Lấy chất liệu từ hiện thực cuộc sống, Lê Anh Xuân đã pha trộn vào thơ những hình ảnh gần gũi với đời thường theo một hướng khai thác đầy cá tính, không bị lẫn với bất kỳ nhà thơ nào.
Biện pháp tu từ, ngữ nghĩa so sánh cũng được Lê Anh Xuân sử dụng một cách sáng tạo, độc đáo:
Bắc Sơn, Nam Kỳ cháy mãi hồn tôi
Như máu đỏ chảy liền trong mạch. (Lên Bắc Sơn)
Đƣờng cũ đây rồi đất tƣơi màu đỏ
Như đƣờng chỉ tay ngƣời yêu ta đó
(Con đường cũ)
Em đi nắng mùa xuân vây quanh Em hát như cành non chim hót
(Em là mùa xuân)
Cháu nhìn đôi mắt Bác cƣời
Như nhìn thấy cả cuộc đời mai sau. (Gặp Bác)
Không ở đâu ta yêu quý nhất
Như miền Nam mảnh đất quê cha Nắng chói chang vàng tƣơi lúa hát Những con ngƣời mặt đẹp như hoa
(Không ở đâu như ở miền Nam)
Việc sử dụng trùng điệp nhiều vế so sánh tạo hiệu ứng tăng cấp cho sắc thái tu từ. Kiểu so sánh này tô đậm thêm hình ảnh được so sánh, khiến cho hình tượng thơ trở nên sâu sắc hơn:
Thấy mặt trời lên khi tạnh những con mƣa Ta yêu quá như lần đầu mới biết
Ta yêu quá như yêu gì thân thiết
Như tre dừa, như làng xóm, quê hƣơng.
(Nhớ mưa quê hương)
Cũng bằng lối so sánh trùng điệp này, bao nhiêu cảm xúc, bao nhiêu nỗi lòng của cái tôi trữ tình đã được phơi trải, không kìm nén:
Tôi chèo ghe nhìn về phƣơng Bắc Thấy một vùng trời sao nhấp nháy
Như gần mà lại như xa
Như thân yêu, như quyến rũ
Như gọi hồn tôi về với cha ông. (Mười năm)
Thủ pháp so sánh trùng điệp còn làm tăng nhịp điệu và tạo nên sự chất chồng các hình ảnh thơ, bồi đắp những cảm xúc mà tác giả giãi bày:
Ơi những bông trang trắng, những bông trang hồng
Như tấm lòng em trong trắng thủy chung
Như trái tim em đẹp màu đỏ thắm.
Tôi bỗng thấy nội tôi trẻ lại
Như thời con gái tuổi đôi mƣơi
Như hàng dừa trƣớc ngõ nhà tôi.
(Dừa ơi!)
Ôi kể làm sao cho hết đƣợc
Những anh hùng đánh Mỹ hôm nay
Như Cửu Long mênh mông sóng nƣớc
Như Trƣờng Sơn đông đặc rừng cây.
(Gặp những anh hùng)
Không chỉ dùng liên từ “nhƣ” để so sánh hai vế, nhà thơ còn sử dụng từ “là”: “Ôi lòng Mễ là cánh đồng Nam bộ/ Dù núi rừng năm tháng trắng mây sƣơng (Lên Bắc Sơn). “Hơi thở em dìu dịu hƣơng lành/ Em là mùa xuân đến thăm anh” (Em là mùa xuân). Biện pháp tu từ so sánh còn được Lê Anh Xuân sử dụng rất nhiều trong các bài: Nhớ dừa, Anh là con sông chảy trƣớc nhà em, Tiếng gà gáy, Bông trang đỏ, Mƣời năm… Có thể nói trong thơ Lê Anh Xuân tràn ngập những hình ảnh so sánh mới lạ, những hình ảnh vốn rất khác xa nhau nhưng khi được nhà thơ để cạnh nhau chúng bỗng tạo nên mối liên tưởng kỳ lạ và đầy hấp dẫn. Ngôn ngữ đa dạng, biện pháp tu từ phong phú, hình ảnh so sánh độc đáo, mới lạ đã đem đến cho thơ Lê Anh Xuân một sắc diện mới.
Song hành với so sánh, điệp ngữ cũng là một phép nghệ thuật được nhà thơ vận dụng khá nhiều nhằm nhấn mạnh suy nghĩ, cảm xúc qua một số từ ngữ:
Miền Nam ôi miền Nam
Đất chín vàng màu lúa
Đất ngọt nƣớc dừa xiêm
Đất sớm mai có mùi vú sữa
Đất trƣa nồng có vị sầu riêng
… Đất mọc lúa vàng còn biết mọc rừng chông
… Đất nén đau thƣơng thành thuốc súng
Đất gài hờn căm thành những rừng chông
Đất thành đồng đã hai lần đánh giặc.
(Đất miền Nam)
Hỡi khẩu pháo to, hỡi cây súng nhỏ
Hỡi ngọn tầm vông, hỡi cái hầm chông
Hỡi súng ngựa trời bắn rơi thằng Mỹ Miền Bắc miền Nam triệu triệu anh hùng.
(Những khẩu pháo màu xanh) Cho tôi hôn những trái tim tươi đỏ
Những ánh mắt tự hào
Những khuôn mặt đẹp xiết bao
Những chiếc áo thơm mùi đất vở. (Mười năm)
Ngoài hình thức điệp từ, Lê Anh Xuân còn vận dụng khá linh hoạt các hình thức điệp cả câu, cụm câu, điệp cả đoạn càng làm nổi bật ý và gây cảm xúc mạnh:
Cho tôi được làm cây chông tre
Lúc nào cũng nhọn sắc ….
Cho tôi được làm cây chông tre
Dù tháng năm dông bão ….
Cho tôi được làm cây chông tre
Cắm sâu vào lòng đất …
Cho tôi được làm cây chông tre
Khi nào tan bóng giặc Tôi hát giữa trƣa hè.
Quê nội ơi mấy năm trời xa cách Đêm nay ta nằm nghe mưa rơi Nghe tiếng trời gầm xa lắc… Cớ sao lòng thấy nhớ thƣơng …
Ơi cơn mưa quê hương
Đã ru hát hồn ta thuở bé ….
Ơi cơn mưa quê hương
Mƣa là khúc nhạc của bài ca êm mát ….
Quê nội ơi mấy năm trời xa cách Đêm nay ta nằm nghe mưa rơi Nghe tiếng trời gầm xa lắc… Cớ sao lòng thấy xót đau.
(Nhớ mưa quê hương)
Hình thức điệp ngữ còn xuất hiện rất nhiều trong các bài thơ khác. Theo thống kê của chúng tôi, từ “mƣa” trong bài Nhớ mƣa quê hƣơng được lặp lại 25 lần; từ “đất” trong bài Đất miền Nam được điệp lại 16 lần; câu “Ta yêu em ta yêu em biết mấy” trong bài Ta yêu em được lặp lại 2 lần; câu “Tôi nhìn về An Đức” trong bài Nhìn về An Đức được điệp 3 lần; câu: “Việt Nam! Ôi Việt Nam” trong bài thơ cùng tên được điệp lại 7 lần… Trong các câu thơ có hiện tượng điệp từ, điệp ngữ lượng thông tin thường có độ tập trung cao. Ngoài nội dung thông tin chính, nó còn có thêm các nội dung thông tin bổ sung như thông tin cảm xúc, đánh giá. Khi hiện tượng này xuất hiện với mật độ lớn, sắc thái biểu cảm của câu, của bài thơ sẽ tăng lên rất cao.
Là người con của mảnh đất Nam bộ nên từ ngữ trong thơ anh ít nhiều cũng mang hơi hướng Nam bộ. Cũng như nhà thơ Giang Nam, Lê Anh Xuân đã đưa
phương ngữ Nam Bộ vào trong thơ mình. Đây cũng là một cách tạo ra sắc thái biểu cảm trong thơ:
Cá này “cá lóc” - mẹ bảo tôi Tôi biết ý nhƣng nói vờ: “cá quả”.
(Một ngày trên quê hương kết nghĩa)
Miền Bắc ơi! Sao tôi yêu quá Nhƣ yêu Em, yêu Má, yêu Ba.
(Mười năm)
Cháu nhìn, nửa tỉnh nửa mơ
Tƣởng nhƣ thống nhất, Bác vô Sài Gòn.
(Gặp Bác)
Việc sử dụng phương ngữ Nam Bộ cho ta thấy được tình cảm gắn bó của nhà thơ với mảnh đất mình từng sinh sống.
Không chỉ dừng lại ở đó, nhà thơ còn đưa tên địa danh, tên nhân vật lịch sử vào thơ mình như một cách để gợi nhớ về quá khứ hào hùng, về cội nguồn của dân tộc:
Chúng tôi lớn lên bên sông Cửu Long, bên sông Vàm Cỏ
Dƣới bóng liễu sông Hương hay trên đỉnh Trường Sơn lộng gió. ...
Ôi thiêng liêng nơi đó có Bác Hồ
Có Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Du… Có đường Điện Biên bắt đầu từ Trần Phú
Tên cha ông là ngọn đèn thành phố
Có Hàng Đào, Hàng Bông… ba mƣơi sáu cánh hoa …
Ôi na pan có cháy bỏng Nguyễn Du Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Trần Phú
Và Quang Trung, Bà Triệu, Lê Thánh Tôn
Trả thù cho Hà Nội bị giội bom …
Mũi tên đồng Cổ Loa, mũi chông tre Ấp Bắc
Khẩu pháo Điện Biên đặt cạnh khẩu thần công Tên lửa hôm nay mang dáng cọc Bạch Đằng.
(Chào Hà Nội, chào Thăng Long)
Ngoài ra, nhà thơ còn dành riêng từng bài thơ để nhắc đến tên cụ thể của từng địa danh như: Lên Bắc Sơn, Đêm Uông Bí, Đất miền Nam, Nhìn về An Đức, Qua Ấp Bắc, Về Bến Tre; tên từng người như: Đọc thơ Đồ Chiểu, Gặp Bác, Ngƣời mẹ trồng bông, Cô xã đội, Lão du kích, Em gái đƣa đò…
Chính sự phong phú trong cách sử dụng từ ngữ, các biện pháp nghệ thuật đã giúp thơ anh chạm đến những xúc cảm sâu lắng trong hồn người. Tuy đôi lúc nhà thơ chưa cô đúc lời thơ, các từ ngữ còn lặp lại quá nhiều nhưng những hạn chế ấy không làm mất đi cái hay cái đẹp, cái độc đáo trong thơ Lê Anh Xuân mà đó chỉ là những bậc thang đầu tiên trên con đường khám phá cái hồn thơ trong sáng, giản dị của mình.
3.2.2. Giọng điệu
Thơ là tiếng nói đi ra từ trái tim một người và hướng đến trái tim của vạn người. Như vậy để có được sự đồng cảm, đồng điệu trong tâm hồn và tác phẩm có sức sống bền lâu trong tâm hồn con người thì tất yếu người nghệ sĩ phải có cách diễn đạt riêng và nhất là có một giọng điệu riêng cho chính mình. Giọng điệu là điểm phân biệt các nhà văn, nhà thơ. Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ, tình cảm và thị hiếu thẩm mỹ của tác giả, có vai trò to lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và có tác dụng truyền cảm cho người đọc. Thiếu một giọng điệu nhất định nhà văn chưa thể viết ra tác phẩm. Bàn về vấn đề này, trong Điển luận, Tào Phi cho rằng: “Văn lấy khí làm chủ, khí có thể trong và có thể đục, không