Tình cảm chân thành với miền Bắc thân yêu

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ Lê Anh Xuân (Trang 50)

2.1.1 .Tình yêu quê hương miền Nam thắm thiết

2.1.2. Tình cảm chân thành với miền Bắc thân yêu

Không chỉ bó hẹp trong tình cảm đối với quê hương miền Nam – nơi từng in dấu một phần quãng đời thơ ấu, Lê Anh Xuân còn dành cho miền Bắc thân yêu – nơi gắn liền với bước trưởng thành của anh cả về tâm hồn lẫn thể chất - một tình cảm chân thành, gắn bó. Có thể nói 10 năm sống ở miền Bắc đã để lại dấu ấn sâu sắc trong anh. Miền Bắc thân yêu cũng là chất liệu, là cảm hứng chính để anh viết lên những vần thơ lay động lòng người.

2.1.2.1. Ca ngợi và hòa nhập với công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc

Sau năm 1954, miền Bắc bước vào cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, khôi phục đất nước sau chiến tranh và xây dựng cuộc sống mới; miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân chủ, nhân dân. Miền Bắc trở thành hậu phương cách mạng vững chắc, không những là chỗ dựa tinh thần, cổ vũ sức mạnh mà còn là động lực vật chất đối với tiền tuyến lớn miền Nam: “Mỗi tiếng nói hậu phƣơng cũng trở thành chông súng”. Gắn liền với cảm hứng về sự hồi sinh của đất nước, cảm hứng về lao động dựng xây với niềm vui, niềm tự hào của con người lao động làm chủ, thơ Lê Anh Xuân giai đoạn này cũng góp phần vào việc ca ngợi miền Bắc với tinh thần lao động hăng say vì đất nước, vì miền Nam thân yêu.

Trong tập thơ đầu tay Tiếng gà gáy, Lê Anh Xuân phản ánh cuộc sống xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc với sự hồ hởi, phấn khởi và niềm trìu mến sâu sắc. Anh Lên Bắc Sơn chứng kiến sự thay da đổi thịt nhanh chóng, xuống Đêm Uông Bí

tưng bừng ánh điện công trường, vui mừng trước Con đƣờng cũ nay “thênh thang rộng mở” để cho những xe chạy đến công trường như “chở bóng dƣơng xanh” mà “ngƣời thƣơng” và những người khác đã trồng. Cuộc sống mới đang thay da đổi thịt

từng ngày. Sự chuyển mình của miền Bắc mạnh mẽ và đầy chất thơ. Bất cứ nơi nào đặt chân đến ta cũng có thể nhìn thấy sự “bừng nở” của cuộc sống mới:

Hợp tác bản, làng trăm ngả xanh lên Nhƣ ánh nắng đã soi từng kẽ lá Nƣớc sông xuân đậm cả bến bờ… … Thái Nguyên bừng nở khu gang thép Việt Trì khói trắng nhƣ mây trôi… … Hải Phòng, Hòn Gai hay Uông Bí Một vùng công nghiệp của ta.

(Mười năm)

Khắp nơi ở miền Bắc, đâu đâu nhà thơ cũng thấy mọi người đã và đang thực hiện nhiệm vụ “xây dựng xã hội chủ nghĩa, góp của hiến ngƣời để cứu lấy miền Nam”. Anh say sưa, ngỡ ngàng trước sự bộn bề, sôi động, trước bao thay đổi nhanh chóng của cuộc sống. Đến đâu cũng là cuộc sống dựng xây và ở đâu cũng là cuộc sống hứa hẹn. Anh sung sướng thật sự về những thành quả mà nhân dân miền Bắc đã đạt được:

Uông Bí đêm nay em biết chăng cành lá Đêm xuống rồi còn thấy rõ màu xanh Sóng Bạch Đằng xƣa cũng sáng long lanh Điện công trƣờng nhƣ sao trời lấp lánh.

(Đêm Uông Bí)

Trong thời gian học tập trên đất Bắc, Lê Anh Xuân cũng là một trong những người tình nguyện tham gia lao động, tăng gia sản xuất, nên cũng đi nhiều nơi, hít thở được không khí chung của miền Bắc lúc bấy giờ:

Trùng điệp hai bên núi cùng đồi Xe lên cao nâng bổng hồn tôi Gần đến Bắc Sơn đƣờng càng nhỏ Quê hƣơng cách mạng đây rồi.

Lê Anh Xuân đã đặt chân đến quê hương Bắc Sơn (Lạng Sơn), nơi có nhiều dãy đá vôi trùng điệp, cũng chính là nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn anh hùng năm 1940 chống lại thực dân Pháp và phát xít Nhật. Cảnh vật núi non hùng vĩ và truyền thống anh hùng của người dân nơi đây đã làm cho nhà thơ cảm thấy khâm phục và tự hào về mảnh đất “quê hƣơng cách mạng” này.

Đối với Lê Anh Xuân, đã yêu thương là phải thể hiện bằng hành động cụ thể. Anh say mê đóng góp sức mình vào công cuộc cải tạo miền Bắc xã hội chủ nghĩa, làm cho khuôn mặt miền Bắc ngày càng xinh đẹp hơn:

Nhớ ngày nào chống úng gian lao Mƣa xối trên đầu nƣớc dâng tận cổ

Lòng tƣởng đang ngâm trên cánh đồng Nam bộ. (Mười năm)

Mười năm sống trong tình thương yêu đùm bọc của đồng bào miền Bắc, tuy còn nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng Lê Anh Xuân vẫn rất vui và cảm thấy vô cùng xúc động trước sự chia ngọt sẻ bùi của miền Bắc. Tuy còn thiếu thốn nhưng miền Bắc vẫn vững bước đi lên, hứa hẹn mai sau:

Ôi đẹp sao các anh các chị Buổi đầu tiên làm chủ đời mình Lƣỡi cày mới cày lên mảnh đạn

Trâu thiếu, ngƣời thƣa, mất mùa, úng hạn Nay đời ta đã tạm no lành

Hợp tác bản làng trăm ngả lên xanh. (Mười năm)

Nhà thơ còn nói tới cái vui đậm đà, thơm mát tình nghĩa trong câu chuyện “Một ngày trên quê hƣơng kết nghĩa”. Đó là câu chuyện Lê Anh Xuân đi gặt lúa giúp đồng bào địa phương ở tỉnh Vĩnh Phúc. Anh tham gia lao động, hòa nhập vào cuộc sống hàng ngày với những buổi sớm mai đi gặt lúa cùng cô gái địa phương: “Sáng sớm cùng em đi gặt lúa”. Do chưa quen với công việc nên anh được cô gái bó giúp, đến lúc gánh về thấy ngượng bước chân khi phía sau có ánh mắt đuổi theo: “Em cứ

đi sau làm tôi ngƣợng/ Qua chỗ bờ tre vƣớng lúa rơi”. Sống trong tình thương đầm ấm của nhân dân tỉnh kết nghĩa, Lê Anh Xuân thấy thực sự như sống giữa gia đình quê hương anh:

Trƣa về tôi ăn cơm ngon quá (Có tôi nhà mới dọn bữa trƣa) Bố hỏi tôi hết chuyện cây dừa Đến chuyện bắn rơi thằng đại tá Bố lại hỏi lại cƣời ha hả.

(Một ngày trên quê hương kết nghĩa) Chỉ là câu chuyện vui về tên gọi của một loài cá, ấy vậy mà Lê Anh Xuân thấy thấm đượm tình nghĩa Bắc Nam mặn nồng:

“Để nó ăn chứ” mẹ ngắt lời Rồi gắp cho tôi thêm miếng cá Cá này “cá lóc” – mẹ bảo tôi Tôi biết ý nhƣng nói vờ “cá quả”. Bố mẹ nhìn tôi cùng cƣời vui Tôi thử nhìn xem, em cũng cƣời.

(Một ngày trên quê hương kết nghĩa) Và bao trùm lên tất cả là niềm vui mùa gặt. Cuộc sống ấm no trên miền Bắc như âm thanh vang dội, lan xa mãi:

Bơi về đâu mấy chú vịt con

Nhƣ mây trắng bồng bềnh nƣớc chảy Em bé cƣỡi trâu hát véo von

Bài hát “tiểu đoàn ba lẻ bảy” Tiếng hát xa rồi còn ngân mãi Trong mùa lúa vàng thơm.

Huỳnh Lý rất tinh tế khi nhận xét rằng: “Thật đậm đà tình nghĩa! Không khí bài thơ có phảng phất một chút hƣơng duyên, nhƣng cái nổi bật vẫn là sự ca ngợi phong thái bao dong ở đây và lòng tin cậy ở đó! Nếu không có khung cảnh chan hòa: em bé cƣỡi trâu hát véo von bài hát “tiểu đoàn ba lẻ bảy” nổi tiếng ở miền Nam, không có không khí kết nghĩa chung thể hiện trong gia đình thì dễ đâu có thiên hƣớng kết nghĩa “riêng” chỉ qua một sớm cùng nhau lao động?” [19, tr.55].

Bày tỏ tình cảm với miền Bắc, Lê Anh Xuân không ví von xa lạ, không rười rượi nỗi buồn cũng không da diết nhớ thương, mà tình cảm ấy được thể hiện bằng những vần thơ chân thành, mộc mạc, hiền hòa và êm dịu. Hòa cùng nhịp sống rộn rã, chứng kiến những bước đi đầu tiên trên con đường xã hội chủ nghĩa, Lê Anh Xuân cảm thấy yêu cuộc sống và con người nơi này hơn, yêu đất nước mình hơn. Anh nhận thức rất rõ yêu miền Nam là yêu đất nước mình, yêu miền Bắc cũng là yêu đất nước mình. Yêu đất nước và yêu sự nghiệp cách mạng trên cả hai miền đất nước. Nhận thức ấy ở anh có thể nói đã đi vào máu thịt. Anh đã thốt lên tiếng nói xuất phát từ trái tim yêu thương miền Bắc, luôn coi miền Bắc như là quê hương thứ hai của mình:

Miền Bắc ơi, sao tôi yêu quá Nhƣ yêu Em, yêu Má, yêu Ba Xa quê hƣơng miền Bắc là nhà

Tôi nhƣ lá xanh chen trong cành biếc Nhìn bốn bên gặp mắt nhìn thân thiết.

(Mười năm)

Anh yêu những bước đi đầu tiên của chủ nghĩa xã hội, lý tưởng lớn của bao lớp người đi trước và tự anh cũng đã chọn làm lý tưởng lớn của đời mình. Miền Bắc là nhà, là sức mạnh, là niềm tin chắp cánh cho ước mơ của anh bay xa: “Phải nhờ lý tƣởng chói chang/ Hoa tình yêu mới thơm hƣơng mặt trời”; hay: “Bao ngƣời máu đã ngập lƣng/ Tựa vào lý tƣởng lại vùng đứng lên”. Miền Bắc là ngọn đèn lý tưởng thắp tâm hồn nhà thơ cháy niềm lạc quan tươi sáng: “Tôi trở về đây Việt Bắc ơi/ Rừng cây thắp sáng cả hồn tôi” (Mười năm).

2.1.2.2. Không nguôi nhớ thƣơng miền Bắc

Trở lại Nam Bộ, Lê Anh Xuân lao vào cuộc chiến đấu ác liệt chống lại kẻ thù cùng bà con trong đó, thế nhưng nhà thơ vẫn không nguôi nhớ thương miền Bắc. Miền Bắc cũng đang cùng miền Nam ngày đêm chiến đấu chống lại kẻ thù tàn phá. Đó không chỉ là tình cảm riêng tư mà còn bởi một tình cảm lớn hơn: tình cảm dân tộc. Tất cả vì mục tiêu, nhiệm vụ thiêng liêng nhất: “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào/ Tiến lên chiến sĩ đồng bào/ Bắc Nam sum họp xuân nào vui hơn” (Hồ Chí Minh). Tình cảm riêng và tình cảm chung trong thơ anh đã hòa làm một, cho nên khi anh nhớ một người mà không phải là một người:

Anh nhớ em – nhớ miền Bắc yêu thƣơng Nhớ dáng em đứng bên hàng dƣơng liễu Của Hồ Tây buổi chiều dìu dịu

Nhớ mắt em trong sáng dịu dàng Nhƣ trời miền Bắc buổi thu sang Anh mang em suốt dặm đƣờng xa lắc Nhƣ mang trong tim ngôi sao phƣơng Bắc.

(Về đi em)

Lê Anh Xuân không chỉ dành cho miền Bắc một tình cảm chung thủy sắt son mà đó còn là niềm tin vĩnh viễn của anh đối với miền Bắc xã hội chủ nghĩa.

Thơ ca thường có khả năng liên tưởng rất lớn. Trong thơ thường nhân một giọt nước để khuấy lên biển cả, nhân một tia nắng mà nói lên cả bầu trời. Lê Anh Xuân cũng nhân một cánh cò, một vết bùn mà tưởng như thấy cả miền Bắc yêu thương:

Nhớ những chiều nhìn về phƣơng Bắc Thấy xa xa đàn cò trắng bay về

Tôi nghĩ trên lƣng cò có chút bùn miền Bắc Dù cánh cò chẳng bay tới ngoài kia.

Mười năm học tập và lao động ở miền Bắc là mười năm Lê Anh Xuân gắn bó thiết tha sâu nặng với con người, với quê hương miền Bắc. Vì thế, khi từ giã miền Bắc, Lê Anh Xuân bùi ngùi khi đứng giữa miền Nam nhìn những cánh cò bay mà ngỡ như “trên lƣng cò có chút bùn miền Bắc”. Chỉ có chút bùn thôi cũng khiến Lê Anh Xuân cảm thấy xao lòng.

Đánh giặc ở nơi tận cùng của đất nước nhưng Lê Anh Xuân luôn dành cho miền Bắc một tình cảm thắm thiết, chân thành. Anh háo hức dõi tin miền Bắc như đứa con đi xa chờ đợi tin tức quê nhà:

Tôi lắng nghe tim mình đập vội - Đây là đài tiếng nói Việt Nam

Nghe ngoài đó gió mùa Đông Bắc thổi.

(Gởi miền Bắc)

Khi còn ở miền Bắc, một tin vui chiến thắng từ quê hương bay ra khiến anh reo hò như con trẻ, một tin buồn có người bị giặc bắt, lòng anh đau xé từng cơn. Bây giờ cũng vậy, anh vui sướng biết chừng nào khi nghe tin miền Bắc dựng xây cuộc sống và vô cùng căm giận khi biết tin giặc Mỹ dội bom đánh phá:

Tôi vui theo từng mái trƣờng ngói đỏ Từng vỉa than đen từng gié lúa vàng Tôi đau đớn Mỹ dội bom tàn phá Tất cả những gì tôi quý tôi thƣơng.

(Gởi miền Bắc)

Đế quốc Mỹ và tay sai âm mưu chia cắt đất nước ta, cách chia dân tộc ta nhưng âm mưu đó đã thất bại thảm hại, bởi tự ngàn xưa và tự hôm nay, mọi rung động của miền Nam cũng là của miền Bắc: “Từng ngọn cỏ, cành cây miền Bắc/ Vẫn rung rinh theo gió tự miền Nam/ Cả đôi miền xao xuyến tiếng ve ran!” (Có thể nào yên – Tố Hữu). Trong giờ phút lịch sử ấy, Lê Anh Xuân hiểu hơn bao giờ hết sự gắn bó máu thịt giữa giữa tình riêng và nghĩa chung, lòng yêu nước và chủ nghĩa xã hội:

Trong mỗi việc làm Trong từng giây suy nghĩ

Chúng tôi đều đánh Mỹ Vì Hà Nội, vì Việt Nam

Vì một ánh trăng chủ nghĩa xã hội đêm rằm

Soi sáng thành Thăng Long mặt nàng Kiều lấp lánh. (Chào Hà Nội, chào Thăng Long)

Từ miền Nam khói lửa, nhà thơ gửi lời chào tới Hà Nội với niềm tin và hi vọng:

Hà Nội ơi! Hà Nội ơi!

Giữa đêm nghe chiến thắng reo vui Tìm phƣơng Bắc chúng tôi chào Hà Nội Sửa vai bòng lại bƣớc vội hành quân.

(Chào Hà Nội, chào Thăng Long)

Hà Nội vì miền Nam yêu thƣơng, tiếp thêm sức mạnh cho miền Nam đánh giặc, miền Nam hƣớng về Hà Nội, hƣớng về Bác Hồ mà chiến đấu mà sắt son. Tinh thần ấy, trƣớc Lê Anh Xuân mấy chục năm, “thi tƣớng” Huỳnh Văn Nghệ đã khẳng định bằng hai câu nổi tiếng: “Từ độ mang gƣơm đi mở cõi/ Trời Nam thƣơng nhớ đất Thăng Long” (Nhớ Bác)” [33].

Hình ảnh thủ đô Hà Nội trở nên duyên dáng, lộng lẫy trong những ngày chiến đấu quyết liệt với quân thù đã làm ấm lòng người dân cả nước, làm náo nức tâm hồn của những người thanh niên trên tiền tuyến lớn:

Trong tiếng pháo gầm, trong tiếng đạn bay Hà Nội súng cầm tay nói cƣời duyên dáng Hà Nội trẻ trung sáng trƣng vầng trán Hà Nội hồng hào những chiến công Đẹp nhƣ nàng tiên mặc áo đỏ sông Hồng.

Nhìn về Hà Nội, nơi chung đúc linh hồn của dân tộc, Lê Anh Xuân đã cô đúc nên vẻ đẹp trầm tư, uy nghiêm của những di tích lịch sử:

Có Tháp Rùa, đền Trấn Võ, gò Đống Đa Đẹp nhƣ dáng cha ông ta đang suy nghĩ.

(Chào Hà Nội, chào Thăng Long)

Những di tích lịch sử ấy dưới ngòi bút Lê Anh Xuân hiện ra rất đẹp, mang tính tạo hình khiến cho chúng ta phải suy nghĩ về truyền thống văn hóa, truyền thống chống ngoại xâm của cha ông ta.

Một điều giản dị, Lê Anh Xuân yêu miền Bắc bởi vì nơi đó có Bác Hồ: “Ôi miền Bắc, lòng tôi yêu quá/ Nơi bừng lên một chân lý Bác Hồ”. Bởi vì Bác Hồ là Tổ Quốc, là niềm tin, là lẽ sống: “Ôi ba tiếng Hồ Chí Minh/ Đã thành ánh sáng, đã thành niềm tin/ Đã thành lời hứa thiêng liêng/ Lửa thiêng chẳng cháy, đá nghiền chẳng tan”. Bởi Bác là mặt trời thân yêu đem ánh sáng đến cho mỗi người dân Việt Nam: “Đƣờng chúng con đi có Bác soi đƣờng/ Có mặt trời thân yêu xóa bóng đau thƣơng”. Và bởi Bác là chiến thắng: “Cầm thƣ Bác chúng con cầm chiến thắng”.

Bác Hồ - một cái tên mà hễ nhắc đến là mỗi người Việt Nam dù ở thành thị hay nông thôn, đồng bằng hay miền núi, dù cao tuổi hay nhỏ tuổi… đều biết đến và dành riêng cho Bác một tình cảm sâu đậm nhất. Bác là hiện thân cho tâm hồn, cốt cách Việt Nam “Việt Nam là Bác, Bác là Việt Nam” (Trường ca Nguyễn Văn Trỗi). Bác trở thành tâm điểm đoàn kết của toàn dân tộc. Trong những năm đánh Mỹ, đồng bào miền Nam luôn hướng về Bác với một lòng tin yêu và kính trọng sâu sắc. Và cứ mỗi dịp tết đến xuân về mọi người lại náo nức đón nhận thư Bác trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hồn đất nước vang lên trong lời Bác, cùng với lời Bác bay đi bốn phương, đến những nơi xa xôi nhất, gian khổ nhất; và càng là nơi gian khổ, lời Bác càng thấm sâu. Được nghe tiếng của Người trên đài phát thanh đã là một điều đáng quý, nhưng được tận mắt đọc thư Bác gửi từ Bắc vào lại càng quý hơn:

Chúng con đón thƣ Bác

Khu rừng Tây Ninh vừa chôn ngàn xác giặc Tiếng hót mùa xuân làm gỉ xác xe tăng

Ôi thƣ Bác cho cơn mƣa đầu mùa tƣơi mát

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ Lê Anh Xuân (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)