Cảm hứng chủ đạo trong thơ Lê Anh Xuân

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ Lê Anh Xuân (Trang 32 - 50)

Yêu quê hương đất nước là một truyền thống cao quý và thiêng liêng của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay; đồng thời cũng là nguồn thi hứng chủ đạo trong thơ ca kháng chiến. Thơ Lê Anh Xuân cũng bắt nguồn từ cảm hứng mang tính thời đại ấy nhưng ở anh vẫn “có một cái gì đó rất riêng, khiến nhà thơ xứ dừa này không thể lẫn với bao nhiêu nhà thơ cùng thời khác. Nét phong cách đặc thù ấy là tấm lòng gắn bó tha thiết với cái nơi từng in dấu một phần quãng đời thơ ấu của anh mà thổ ngơi của nó đã quyện vào thơ anh một hƣơng vị đặc trƣng không thể lẫn vào đâu đƣợc” [19, tr.84]. Đó còn là niềm tin tưởng tuyệt đối của nhà thơ với miền Bắc thân yêu, có Đảng, Bác Hồ và hàng triệu trái tim hướng về miền Nam ruột thịt. Chính những con người dũng cảm vô song, chính tầm vóc của miền Nam, của dân tộc đã nâng cánh cho hồn thơ Lê Anh Xuân.

Từ Tiếng gà gáy đến Hoa dừa, Trƣờng ca Nguyễn Văn Trỗi, cảm hứng chủ đạo trong thơ Lê Anh Xuân vẫn là tình yêu quê hương quyện chặt với tình yêu nhân dân và lý tưởng cách mạng. Đặc biệt, hình ảnh quê hương Bến Tre chiếm vị trí quan trọng trong thơ anh và có sức lay động sâu xa trong lòng người đọc.

2.1.1.Tình yêu quê hương miền Nam thắm thiết

2.1.1.1. Miền Nam trong ký ức và nỗi khát khao

Quê hương là nơi chôn nhau cắt rốn, là quê cha đất tổ, là nơi có tiếng mẹ ru con dịu dàng từ thuở còn nằm nôi. Vì vậy, dù theo gia đình tập kết ra Bắc sau Hiệp định Gơ-ne-vơ năm 1954 khi còn là chàng thanh niên mười bốn tuổi, Lê Anh Xuân luôn mang trong mình một trái tim phập phồng rung cảm. Trái tim anh luôn hướng về quê mẹ mến thương và những vần thơ ngọt ngào về quê hương Bến Tre, quê hương miền Nam vang lên thật nồng nàn tha thiết. Kỷ niệm lúc nào cũng chực trào ra đầu ngọn bút, thành những lời thơ thổn thức, tức tưởi. Điều này dễ hiểu: Sự chia cắt hai miền Nam Bắc cũng đồng thời cắt ngang giai đoạn nhạy cảm nhất trong cuộc đời anh, cắt ngang tuổi niên thiếu với bao kỷ niệm không dễ nguôi quên “đã thắm nặng lòng ta những tình yêu chớm hé”.

Mười năm sống ở miền Bắc là mười năm Lê Anh Xuân đau đáu nỗi nhớ quê nhà. Tuy sống trong lòng miền Bắc xã hội chủ nghĩa, được đùm bọc trong tình yêu thương của nhân dân miền Bắc song không lúc nào miền Nam thân yêu lại vắng bóng trong tâm trí anh. Quê hương miền Nam của nhà thơ cũng bình dị, mộc mạc và thân thương như bao miền quê khác trên trái đất này:

Miền Nam ôi miền Nam Đất chín vàng màu lúa Đất ngọt nƣớc dừa xiêm Đất sớm mai có mùi vú sữa Đất trƣa nồng có vị sầu riêng

(Đất miền Nam)

Mảnh đất tươi xanh bốn mùa cây trái ấy đã “đi trƣớc” trong cuộc kháng chiến trường kỳ, thần thánh của dân tộc, đi vào lịch sử bằng những trang chói lọi, hào hùng. Mảnh đấy ấy “trong trận chiến anh hùng, nó đã trở nên rực rỡ” [87]. Ngay trong tập thơ đầu tay Tiếng gà gáy, hơn một lần Lê Anh Xuân thốt lên những tiếng gọi thiết tha, chân thành đến miền Nam yêu quý. Và hơn một lần Lê Anh Xuân bày tỏ sự rung động sâu sắc đối với miền Nam như là tình yêu của mình:

Ta yêu em, ta yêu em biết mấy Ôi miền Nam – tên của em ta đấy Tên của em đã thành máu thành xƣơng Tên của em – tên của quê hƣơng.

(Ta yêu em)

Anh nhớ quê hƣơng quay quắt nhƣ nhớ ngƣời đẹp đã thu hồn ngƣời ta trong mối tình đầu” [19, tr.62]. Những người không rời xa quê hương lâu năm không thể nào cảm nhận đủ đầy những câu thơ đó, và có biết đâu nó nói rất nhiều với người đồng cảnh, những người “ngày Bắc, đêm Nam” như Tế Hanh đã nói.

Quê hương miền Nam đã trở thành một phần máu thịt nuôi dưỡng tâm hồn anh. Những hình ảnh quen thuộc của cánh đồng lúa vàng óng ả, những hàng dừa xiêm nghiêng mình trước gió dâng cho đời những quả ngọt trinh nguyên, vị ngọt của những trái vú sữa và vị say nồng của vườn sầu riêng… đều gợi cho nhà thơ thêm nhớ, thêm tự hào về mảnh đất Nam bộ hiền hòa nhưng vô cùng anh dũng. Nỗi nhớ quê nhà thường trực trong anh và có lúc không giấu nổi trong lòng, anh bất giác kêu lên:

Quê hƣơng ơi

Mấy năm trời xa cách

Đêm nay ta nằm nghe mƣa rơi Cớ sao lòng lại xót đau?

(Nhớ mưa quê hương)

Quê hương góp phần không nhỏ làm nên dáng, nên hình của một nhà thơ, bao nhiêu hương vị của quê hương cũng được đọng lại trong hồn thơ ấy. Và với nhà thơ Lê Anh Xuân, quê hương Bến Tre đã trở thành điểm tựa tâm hồn và chi phối cảm hứng sáng tạo của nhà thơ. Mảnh đất vốn ồn ã sóng gió, lịch sử đi qua với bao thăng trầm đã trở nên nặng duyên nghĩa tình. Thời gian Lê Anh Xuân sống với quê nội không nhiều, song tình cảm Lê Anh Xuân dành cho quê hương Bến Tre vẫn là trên hết. Ở đó có những kỷ niệm gắn bó một thời với nhà thơ mà theo Hoài Thanh thì “hình nhƣ mỗi chúng ta đều có trải qua ít ra là một vài lần và chúng ta sung sƣớng khi gặp lại những hạt ngọc ấy của ký ức ta” [73].

Ký ức thuở thiếu thời của Lê Anh Xuân gắn liền với hình ảnh của hàng dừa nghiêng mình soi bóng dưới dòng sông. Loài cây “bám đất bám rễ” này vốn là linh hồn, là biểu tượng đặc trưng của quê hương Bến Tre, nó có mặt trong đời sống hàng ngày của người dân nơi đây như một thứ không thể thiếu. Hình ảnh cây dừa vừa bình thường, giản dị, vừa gần gũi với đời sống ấy lại chất chứa cả một vùng ký ức, đồng thời cũng là niềm tự hào của mảnh đất kiên cường anh dũng. Lê Anh Xuân đã dành tình cảm đặc biệt với dừa. Trong 60 bài thơ in ra, đã có 3 bài lấy dừa làm chủ đề (Nhớ dừa, Dừa ơi, Đuốc lá dừa) và dừa đã xuất hiện bao nhiêu lần trong các bài thơ khác. Dừa như một người bạn thân thương để anh tin tưởng giãi bày tâm sự và gửi gắm những tình cảm chân thành ấy:

Bến Tre ơi, dừa xanh soi bóng Thuyền tuổi thơ rẽ sóng năm nào Nay nghe đã căng buồm “giải phóng” Cờ mít tinh lồng lộng trên cao.

(Những dòng sông anh hùng)

Dừa ơi dừa! Ngƣời bao nhiêu tuổi Mà lá tƣơi xanh mãi đến giờ Tôi nghe gió ngàn xƣa đang gọi Xào xạc lá dừa hay tiếng gƣơm khua.

(Dừa ơi)

Với anh, dừa dù có tự “ngàn xƣa” nhưng mãi tuổi “tƣơi xanh”. Cây dừa như người mẹ ru giấc ngủ tuổi thơ anh dưới những chiều bóng mát, như người bạn reo vui trong những chiều lộng gió. Có lẽ vì thế mà Lê Anh Xuân đã đặt tên Hoa dừa

cho tập thơ thứ hai của mình, như người ta lấy tên người yêu đầu hay bạn thân mà đặt cho con… để thể hiện nỗi nhớ quê, nhớ dừa da diết. Những câu thơ của anh đều chứa đựng một tình cảm đằm thắm, mặn mà nhưng không kém phần sâu sắc:

Nhớ nhƣ dòng nƣớc chảy ngang Đôi bờ nƣớc xoáy xốn xang cả lòng … Nhớ thƣơng nào biết sớm trƣa

Hồn ta thắm mãi bóng dừa trong xanh Sớm mai nắng biếc trên cành

Đến đêm trời cũng màu xanh lá dừa. (Nhớ dừa)

Mười năm trời sống ở miền Bắc, nỗi nhớ quê hương thường trực trong anh, nó xuyên suốt thời gian trong ngày: sớm mai, trưa, đến đêm. Không gian trong nỗi nhớ là bầu trời quê hương luôn rợp ngát bóng dừa. Nếu như Tế Hanh nhớ quê hương miền Nam (Quảng Ngãi) bằng hình ảnh con sông xanh biếc có “Nƣớc gƣơng trong soi tóc những hàng me” (Nhớ con sông quê hương), thì Lê Anh Xuân lại ao ước được nhìn, được “ngắm” bằng những cảm giác của chính mình:

Ta thèm chút nắng quê hƣơng

Màu xanh mịn, lá dừa vƣơng trên đầu. Ta thèm mà chẳng thấy đâu

Dừa ơi, ta muốn ôm sâu vào ngƣời.

(Nhớ dừa)

Ai đã từng nằm võng trên hiên nhà một buổi trưa hè oi nắng, ngoài hiên là hàng dừa tơ rợp bóng mát dịu, lúc lặng yên lúc lại vỡ xòa đuổi nhau theo gió… mới thấm thía những dòng thơ anh viết về dừa. Có lẽ chính vì lẽ đó mà sau này khi sống xa quê, Lê Anh Xuân luôn khát khao được trở về quê nội, dù chỉ một lần. Trong cái khát khao cháy bỏng được nhà thơ dùng gọn hai từ “thèm”, “muốn” và động từ “ôm” để thỏa lòng mong nhớ.

Có lẽ, khi hỏi về ý nghĩa của hai từ “quê hƣơng”, mỗi chúng ta đều đưa ra các câu trả lời khác nhau nhưng hẳn đó sẽ là những gì gần gũi, thân thương nhất, gắn với kỷ niệm ngọt ngào thời thơ ấu. Với Lê Anh Xuân cũng vậy, những ký ức của tuổi thơ cứ trăn trở trong hồn thơ anh, nó khiến thơ anh có cái vị hồn nhiên, trong sáng. Những kỷ niệm êm đềm ngày trẻ dại, từ “những tàu chuối, bẹ dừa, những căn chòi nhỏ bé”, những thuyền mo cau trên mương vườn ăm ắp nước, và đặc biệt nhất là con sông Cá Sấu khó quên:

Ôi tuổi thơ; ta dầm mƣa ta tắm

Ta lội tung tăng trên mặt nƣớc mặt sông Ta lặn xuống, nghe vang xa tiếng sấm Nghe mƣa rơi, tiếng ấm, tiếng trong.

(Nhớ mưa quê hương)

Làm sao quên được những buổi chiều được đắm mình trong làn nước mưa mát lành, rượt đuổi nhau và thỏa sức la chí chóe cùng lũ bạn trong xóm, hay những buổi dầm mưa để đặt lờ, quăng lưới bắt lũ cá rô lội ngược dòng lên ruộng. Làm sao quên cái cảm giác đang thấm lạnh vì mưa được nhảy ùm xuống dòng sông quê đầy nước đục ngầu ấm hổi để được nghe tiếng mưa rơi, tiếng sấm âm vang. Những hình ảnh quen thuộc và cụ thể ấy đã làm sống dậy những kỷ niệm êm đềm, ngọt ngào thời thơ ấu trong anh. Có lẽ vì thế mà Hoài Thanh đã viết rằng: “Chắc không phải chỉ một mình anh có lối chơi mƣa nhƣ thế nhƣng tôi chƣa thấy có ai nói lên đƣợc rõ ràng, chính xác mà lại nên thơ nhƣ anh”. Phải gắn bó với quê hương miền Nam nhiều lắm, Lê Anh Xuân mới nhớ rõ đến thế cái cảnh sắc của quê hương sau cơn mưa:

Ôi vui quá không thấy chim đâu cả Mà bờ tre nghe giọng hót trong lành Nhà ai đấy nhịp chày ba rộn rã Làm hạt mƣa trên cành lá rung rinh.

(Nhớ mưa quê hương)

Chỉ mấy dòng thơ mà tái hiện cả một khung trời tuổi thơ lung linh sắc màu và đầy cảm xúc. Cơn mưa quê hương đã gợi nhớ cả một vùng hoài niệm nhưng ta không hề thấy ở thơ anh sự buồn vắng hay cô đơn như thường thấy trong các nhà thơ khác. Với anh, tiếng mưa là “khúc nhạc của bài ca êm mát”.

Có lẽ khi xa cách quê hương con người mới nhận ra cái tình yêu “máu thịt” gắn bó mình với quê hương chăng? Nói như Chế Lan Viên: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn”. Ở Lê Anh Xuân, tình cảm của anh đối với quê hương càng sâu nặng hơn người bởi trước khi tập kết ra Bắc anh đã tham gia kháng chiến chống Pháp và sẵn sàng hiến dâng máu xương của mình cho quê hương thân

yêu. Bất cứ một cái gì cũng khiến anh nhớ tới miền Nam. Anh say sưa kể chuyện tuổi thơ chính vì tuổi thơ ấy anh đã sống ở mảnh đất giờ đây đang là tuyến đầu của Tổ Quốc, nơi hàng ngày hàng giờ đồng bào ta đang đổ máu vì độc lập, tự do. Nói về ký ức tuổi thơ của Lê Anh Xuân, Hoài Thanh có viết: “Có sợ những ký ức tuổi thơ đƣa ta đi quá xa không? Tôi không hề thấy ở Ca Lê Hiến mảy may nào của chiều hƣớng thoát ly. Anh say sƣa kể về tuổi thơ ấy anh sống ở miền Nam giờ đây đang là nơi tuyến đầu của Tổ Quốc” [19, tr.39].

Yêu quê hương, ca ngợi cảnh sắc quê hương, đó là nét truyền thống của các nhà thơ Việt Nam. Chúng ta bắt gặp điều đó ở Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến… Chúng ta cũng bắt gặp điều đó ở các nhà thơ chế độ mới như Tố Hữu, Huy Cận, Chế Lan Viên… nhưng có lẽ cháy bỏng nhất, da diết nhất vẫn là các nhà thơ miền Nam, trong đó có Lê Anh Xuân. Ở thơ anh, chúng ta bắt gặp điều đó nhưng có một cái gì mới mẻ, tươi thắm hơn. Anh viết về Bến Tre, quê hương anh, nơi mà ngàn năm nay đã rợp bóng dừa xanh, quê hương anh dũng của thời kỳ chống Pháp, quê hương đồng khởi của cách mạng miền Nam, mảnh đất mà ở đó tưởng như con người không sống nổi giữa những trận bom na-pan thiêu đốt xóm làng, thân dừa gãy gục, cây cỏ xác xơ… Nhưng mảnh đất đó vẫn rộn ràng sự sống, vẫn dịu dàng đón lấy bàn chân của đứa con bao ngày xa cách:

Ta lại về đây đi dƣới rặng dừa Vẫn hai bàn chân đất ngày xƣa.

(Ta lại đi chân đất)

Vẫn vang lên tiếng ầu ơ của ngàn xưa, rất xa mà cũng rất nay:

Đây rồi đoạn đƣờng xƣa

Nơi ta vẫn thƣờng đi trong mộng Kẽo kẹt nhà ai tiếng võng đƣa Ầu ơ thƣơng nhớ lắm.

(Trở về quê nội)

Đành rằng, thơ viết về quê hương không bao giờ thiếu, nhưng ở Lê Anh Xuân người đọc vẫn cảm thấy có cái gì đó rung cảm đặc biệt, trữ tình đặc biệt. Lê Anh Xuân nhớ quê hương từ những cái nhỏ nhặt nhất trở đi. Những cái đó đối với

anh hết sức gần gũi và đáng yêu: “Con đƣờng làng cát lún chân em”, “Con sông chảy trƣớc nhà em”, “Hàng dừa con lá dừa chấm tóc”, “mấy lu nƣớc”, “màu xanh lá dừa”. Sự đột xuất vươn bay trong thơ Lê Anh Xuân cũng chính ở những cái đời thường, đơn sơ như vậy:

Hai mƣơi năm qua Dòng sông còn đó Những con còng gió Thân thiết nhìn ta.

(Dòng sông tuổi thơ)

Câu thơ thân thiết và sống động biết bao nhiêu, không có một tâm hồn giàu xúc cảm, tinh tế thì không thể có được cái nhìn như thế.

Có thể nói, so với những cây bút thơ cùng thế hệ, xuất hiện đông đảo vào đầu những năm 60, Lê Anh Xuân là ngƣời làm thơ về miền Nam nhiều hơn cả, và điều này thật dễ hiểu vì mảnh đất ấy chính là quê nội của anh. Nếu nhƣ những bài thơ viết về miền Nam của Tố Hữu thƣờng mang ý nghĩa khái quát, tổng hợp, gắn với thời sự mà vẫn rất thơ, thì những bài thơ viết về miền Nam của Lê Anh Xuân thƣờng đƣợc khơi dậy từ một hiện tƣợng tự nhiên cụ thể, diễn ra một cách thƣờng tình trong đời sống” [19, tr.74]. Bất cứ một hiện tượng, một sự việc gì cũng làm anh liên tưởng đến quê hương. Lúc còn nhỏ, có lần Lê Anh Xuân đã về Bến Tre thăm mộ cụ Nguyễn Đình Chiểu. Để rồi, khi đứng giữa lòng miền Bắc thân yêu, ký ức đó lại hiện về:

Tuổi nhỏ về Ba Tri Đƣờng đi dài cát trắng Trên ngôi mộ nhà thơ Lá dừa che ánh nắng.

Bến Tre, quê hương của Đồ Chiểu, nhà thơ lớn của dân tộc, mù lòa mà lòng sáng vằng vặc. Đối với người dân Nam bộ nói chung và nhà thơ Lê Anh Xuân nói riêng, Nguyễn Đình Chiểu đã trở thành một biểu tượng cao vời, tuyệt đẹp. Giờ đây xuất hiện trong ký ức của nhà thơ thông qua nỗi nhớ quê hương đã làm tăng thêm sức cuốn hút của người đọc về truyền thống anh hùng dân tộc.

Trong nỗi nhớ quê hương da diết ấy, Lê Anh Xuân dành khá nhiều tình cảm đặc biệt với những con người miền Nam, những người làm nên cuộc đồng khởi 1960, làm nên cuộc chiến tranh nhân dân thần thánh. Hình ảnh bà mẹ miền Nam xuất hiện trong ký ức nhà thơ với một lời tâm tình nhỏ nhẹ:

Thƣơng má miền Nam đời vẫn khổ Mà lòng son sắt mãi không phai. Giờ đây má hẳn đang còn thức Dù sớm khuya hay lúc gió mƣa

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ Lê Anh Xuân (Trang 32 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)