Cái tôi trữ tình

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ Lê Anh Xuân (Trang 60 - 66)

2.1.1 .Tình yêu quê hương miền Nam thắm thiết

2.2. Thế giới hình tượng trong thơ Lê Anh Xuân

2.2.1. Cái tôi trữ tình

2.2.1.1. Khái niệm cái tôi, cái tôi trữ tình trong thơ

Cái tôi thực chất là một khái niệm triết học. Các nhà triết học duy tâm R.Đê- các, J.Gphichtê, G.x.Hê-ghen, H.Becxông, S.Phơ-rớt… là những người đầu tiên chú

ý đến cái tôi khi đề cao ý thức và các cặp phạm trù: chủ quan – khách quan, cá nhân – xã hội.

R.Đê-các (1569-1650) đã đưa ra một định nghĩa nổi tiếng: “Tôi tƣ duy, vậy là tôi tồn tại”. Theo ông, cái tôi thuộc về thực thể biết tư duy, như căn nguyên của nhận thức duy lý. Nhà triết học Bécxông (1859-1941) lại cho rằng, con người có hai cái tôi. Cái tôi bề mặt là các quan hệ của con người đối với xã hội. Còn cái tôi bề sâu là phần sâu thẳm của ý thức. Ý thức mới chính là đối tượng của nghệ thuật.

Theo S.Phơ-rớt (1856-1939), cái tôi là sự hiện diện của động cơ bên trong ý thức con người. Các nhà tâm lý học đều coi cái tôi là yếu tố cơ bản cấu thành ý thức, nhân cách của con người. Cái tôi cũng là một đối tượng quan trọng của các ngành khoa học xã hội như đạo đức, xã hội học.

Trên cơ sở những thành tựu khoa học về con người, đặc biệt là những thành tựu về triết học, tâm lý học, C.Mác đã đưa ra định nghĩa hoàn chỉnh và đầy đủ về cái tôi như sau: “Cái tôi là trung tâm tinh thần của con ngƣời, của cá tính ngƣời, có quan hệ tích cực đối với thế giới và đối với chính bản thân mình. Chỉ có con ngƣời độc lập kiểm soát những hành vi của mình và có khả năng thể hiện tính chủ động toàn diện mới có cái tôi của mình. Cái tôi có thể xem là cấu trúc phần tự giác”.

Như vậy, cái tôi vừa mang bản chất xã hội, có quan hệ gắn bó khăng khít với hoàn cảnh, vừa mang bản chất cá nhân độc đáo. Nói về cái tôi là nói về bản chất của chủ thể trong nhận thức và sáng tạo. Vì thế nó có ảnh hưởng lớn đến nghệ thuật nói chung và thơ ca trữ tình nói riêng.

Thơ trữ tình là “thuật ngữ chỉ chung các thể thơ thuộc loại trữ tình. Trong đó cảm xúc và suy tƣ của nhà thơ hoặc của nhân vật trữ tình trƣớc các hiện tƣợng đời sống đƣợc thực hiện một cách trực tiếp. Tính chất cá thể hóa của cảm nghĩ và tính chất chủ quan hóa của sự thể hiện là dấu hiệu tiêu biểu của thơ trữ tình. Là tiếng hát của tâm hồn, thơ trữ tình có khả năng thể hiện những biểu hiện phức tạp của thế giới nội tâm từ các cung bậc tình cảm cho tới những chính kiến, những tƣ tƣởng triết học” [20, tr.317]

Thơ trữ tình luôn gắn với cái tôi trữ tình. Khái niệm về cái tôi trữ tình tuy có nhiều ý kiến, quan điểm nhưng cơ bản vẫn gặp nhau ở nội hàm: tính trữ tình và tính chủ thể. Trong cuốn Tƣ duy thơ và tƣ duy thơ hiện đại Việt Nam, tác giả Nguyễn Bá Thành cho rằng: “Thơ trữ tình là bản tốc ký nội tâm” nghĩa là sự tuôn trào của hình ảnh, từ ngữ trong một trạng thái cảm xúc mạnh mẽ của ngƣời sáng tạo. Chính vì vậy, về bản chất mọi nhân vật trữ tình trong thơ chỉ là những biểu hiện đa dạng của cái tôi trữ tình” [75, tr.166], “Cái tôi trữ tình trong thơ đƣợc biểu hiện dƣới hai dạng thức chủ yếu là cái tôi trữ tình trực tiếp và cái tôi trữ tình gián tiếp. Thơ trữ tình coi trọng sự biểu hiện của chủ thể đến mức nhƣ là nhân vật số một trong mọi bài thơ”. “Tuy nhiên, do sự chi phối quan niệm thơ và phƣơng pháp tƣ duy của từng thời đại mà vị trí của cái tôi trữ tình có những thay đổi nhất định” [75, tr 56-57].

Như vậy, cái tôi là điểm khởi đầu và cũng là điểm kết thúc của quá trình sáng tạo nghệ thuật. Nó là linh hồn của chủ thể trữ tình. Thơ trữ tình nào cũng dựa trên sự rung động của cái tôi cá nhân, mang số phận cá tính riêng tư của các tình huống trữ tình. Sự khác biệt của các thời đại thi ca, suy cho cùng cũng chính là ở quan niệm về cái tôi trữ tình và các dạng thức biểu hiện của nó. Dù ở dạng nào, ở tư thế khẳng định trực tiếp (tôi, ta, chúng ta,…), hay cách ẩn mình (vô nhân xưng) thì người đọc bao giờ cũng nhận ra cái tôi đang đối thoại hay độc thoại với cuộc đời vẫn mang dấu ấn của chủ thể sáng tạo.

2.2.1.2. Nội dung cái tôi trữ tình

Trong tập Tiếng gà gáy, chúng ta bắt gặp một cái tôi trữ tình giàu cảm xúc, tinh tế, đã trở nên gần gũi thân quen với bạn đọc, nhất là đối với học sinh, sinh viên miền Nam tập kết trong bối cảnh lịch sử những năm 60. Sống trên đất Bắc, chứng kiến nhịp sống khẩn trương, náo nức trong khí thế lao động dựng xây, với những phong trào thi đua sản xuất vì miền Nam ruột thịt sôi nổi khắp công trường, nhà máy, ruộng đồng, tâm hồn Lê Anh Xuân hồ hởi, phấn khởi trước sự thay da đổi thịt nhanh chóng, vui mừng trước Con đƣờng cũ nay “thênh thang rộng mở” và sung sướng thực sự về những thành quả mà nhân dân miền Bắc đạt được: “Uông Bí đêm nay em biết chăng cành lá/ Đêm xuống rồi còn thấy rõ màu xanh/ Sóng Bạch Đằng

xƣa cũng sáng long lanh/ Điện công trƣờng nhƣ sao trời lấp lánh” (Đêm Uông Bí). Chứng kiến sự đổi thay trên miền Bắc, tâm hồn Lê Anh Xuân như đọng lại với một chút nắng chiều bâng khuâng trên bản mường đổi mới: “Bản mƣờng ơi chiều xuống rồi nhẹ nắng/ Mà lúa vàng trĩu nặng cả hồn ta/ Đàn bò mộng đang về ngang suối vắng/ Suối bỗng vàng nhƣ chở nắng chiều xa” (Nắng chiều).

Theo gia đình ra Bắc khi mới 14 tuổi, mười năm sống trên đất Bắc là mười năm Lê Anh Xuân không nguôi nỗi nhớ quê nhà . Hình ảnh quê hương miền Nam luôn thường trực trong tâm trí anh . Nhà thơ thường trở về với những k ý ức, phục hiện trong đời sống tinh thần của mình những kỷ niệm tuổi thơ êm đềm, tươi mát, đầy sức hấp dẫn. Làm sao quên được những buổi “dầm mƣa ta tắm” trên con sông quê hương: “Ôi tuổi thơ ta dầm mƣa ta tắm/ Ta lội tung tăng trên mặt nƣớc mặt sông” (Nhớ mưa quê hương). Những kỷ niệm êm đềm ngày trẻ dại, những “trò chơi tuổi trẻ” đã đi lại trong hồn thơ anh, làm sống dậy cả một vùng hoài niệm. Anh dành cho miền Nam một tình cảm trân trọng đặc biệt. Bất cứ một hiện tượng, một sự việc gì cũng làm anh liên tưởng đến quê nhà. Một cơn mưa “nghe tiếng trời gầm xa lắc” cũng làm cho Lê Anh Xuân “thấy nhớ thƣơng”; một đêm mưa như trút nước, gió đập mạnh cửa phòng, anh cũng chợt hỏi: “Quê hƣơng có mƣa không?”. Lê Anh Xuân như muốn lắng nghe một Tiếng gà gáy từ quê nhà vọng tới. Trong nỗi nhớ quê hương da diết ấy, Lê Anh Xuân còn dành nhiều tình cảm đặc biệt với những con người miền Nam. Anh thương người má miền Nam tuổi đã cao nhưng vẫn đi đầu trong cuộc chiến tranh: “Thƣơng má miền Nam đời vẫn khổ/ Mà lòng son sắt mãi không phai” (Những dòng sông anh hùng); nhớ thương người chị “tám năm đánh giặc chờ chồng” đã dũng cảm “Cƣớp đồn thù máu chảy bờ sông”; chạnh lòng khi nhớ tới người chiến sĩ giải phóng hành quân trong đêm mưa “phải bao lần chịu ƣớt”; cảm thấy nhói đau ở trong lòng khi nhớ tới gương hi sinh vô cùng anh dũng của em bé liên lạc miền Nam: “Môi cƣời vui nhƣ ngày nắng rạng/ Dù máu tƣơi lênh láng ngực non” (Gởi Bến Tre),... Chính vì vậy nhà thơ luôn trăn trở về quê hương và luôn khát khao được trở về quê nội, được cùng bà con tham gia đánh giặc bảo vệ quê nhà. Càng ngày niềm khát khao ấy càng thôi thúc mạnh mẽ hơn: “Ôi ta thèm

đƣợc tay cầm khẩu súng/ Đi giữa đoàn quân cùng với bạn bè”. (Về Bến Tre). Có thể nói, Tiếng gà gáy là tâm sự của tác giả và cũng là tiếng nói đại diện cho nguyện vọng của thế hệ trẻ được trở về miền Nam chiến đấu trong thời điểm lúc bấy giờ.

Đến tập Hoa dừa, ta vẫn gặp lại cái tôi trữ tình giàu cảm xúc, tinh tế như ở trong tập thơ đầu. Có khác chăng cái tôi ấy trở nên đằm thắm và trẻ trung hơn. Từ những ao ước trở về quê hương trong hoài niệm xa cách, Lê Anh Xuân đã thực sự tắm mình trong không khí chiến đấu của quê nhà. Được “trở về quê nội”, anh nghẹn ngào khi đặt chân lên mảnh đất quê hương sau bao năm mong nhớ, vui sướng và xúc động với cái cảm giác “ta lại đi chân đất” giữa lòng đất mẹ và cảm thấy “lòng ấm lạ” khi “ngủ giữa quê hƣơng”. Cảm động và sung sướng vì được trở về một nơi mà cả những vật vô tri dường như đối với mình cũng có tình có nghĩa: “Những con còng gió/ Thân thiết nhìn ta” (Dòng sông tuổi nhỏ). Sợi dây đàn tâm hồn anh đã rung lên xúc động mỗi khi chạm vào thực tế, chạm vào kỷ niệm. Từ một con sông mùa nước ròng: “Dòng sông tuổi nhỏ/ Mấy nhịp cầu ngang/ Mẹ dắt ta sang/ Giữa mùa nƣớc ròng” (Dòng sông tuổi nhỏ), một hàng dừa xanh mát: “Ôi quê hƣơng xanh biếc bóng dừa” (Trở về quê nội), bông súng dưới ao cũng “nở xòe cánh quạt”, cả “Những rặng trâm bầu, những hàng bình bát/ Những đám mạ xanh, những liếp mía vàng”, đến “mùi bùn đất” cũng trở nên thi vị, nồng đượm trong thơ Lê Anh Xuân. Nhận xét về điều này, Bích Thu cho rằng: “Hiện diện trong thơ mình một cái tôi đằm thắm, trẻ trung, chính vì thế mà cảnh sắc thiên nhiên trong thơ anh tƣơi mát, sinh động, mang màu sắc riêng của vùng đất Nam Bộ” [19, tr.77]. Nhìn cảnh vật, mà nhà thơ nhớ thương hình ảnh nội năm nào: “Nội mất rồi xanh rì nấm cỏ” (Dừa ơi), bùi ngùi bởi “ngƣời thân đã ngã xuống đất này” nhưng vô cùng sung sướng và tự hào khi thấy “quê hƣơng ta tất cả vẫn còn đây”, vẫn hiên ngang, đứng vững trước bao nhiêu lần đánh phá điên cuồng của kẻ thù.

Về đến quê hương, Lê Anh Xuân đã hòa nhập rất nhanh vào không khí chiến tranh ác liệt đó. Tâm trạng phấn khích, hào hứng của nhà thơ đã cộng hưởng với khí thế tiến công và nổi dậy của cách mạng trong những năm tháng ác liệt nhất: “Không ở đâu đứng lên đánh Mỹ/ Nhƣ miền Nam mƣời bốn triệu ngƣời/ Không ở đâu đứng

bên chiến lũy/ Nhƣ miền Nam hai chục năm rồi” (Không đâu như ở miền Nam). Anh đã để cho bước chân của mình hòa vào bước chân của bao ngươi anh hùng, cùng tham gia vào hoạt động chống giặc bảo vệ quê hương trong “Ta đi phá lộ đêm trăng”. Anh muốn làm “cây chông tre cắm sâu vào lòng đất” để lúc nào cũng sẵn sàng đâm vào quân giặc. Dẫu có hi sinh tại nơi này, nhà thơ cũng mãn nguyện.

Thơ Lê Anh Xuân bao giờ cũng có sự hòa quyện giữa cái tôi và cái ta, giữa cái chung và cái riêng. Anh không bao giờ vì cái tôi cá nhân, cái tôi riêng tư mà tách rời cái ta chung của cộng đồng, của đất nước. Cái tôi của nhà thơ bao giờ cũng được đặt trong mạch sống của quê hương, trong nguồn chung của dân tộc. Chính vì vậy, tình cảm của Lê Anh Xuân không chỉ bó hẹp trong phạm vi quen thuộc, mà rộng lớn hơn còn là cảm quan của nhà thơ đối với đất nước và truyền thống lịch sử của dân tộc. Miền Bắc cũng đang ngày đêm cùng miền Nam chiến đấu chống lại sự tàn phá của kẻ thù. Tất cả vì mục tiêu chung, vì nhiệm vụ thiêng liêng là dành lại độc lập, tự do, dân chủ cho Tổ quốc. Và hơn bao giờ hết, Lê Anh Xuân hiểu rõ sự gắn bó máu thịt giữa tình riêng và nghĩa chung, giữa tình yêu Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội: “Trong mỗi việc làm/ Trong từng giây suy nghĩ/ Chúng tôi đều đánh Mỹ/ Vì Hà Nội, vì Việt Nam” (Chào Hà Nội, chào Thăng Long)

Tình cảm riêng và chung trong thơ anh đã hòa làm một, cho nên khi gửi một người mà không phải cho một người. Về đi em là bài thơ Lê Anh Xuân gởi cho người yêu ở miền Bắc, nhưng đồng thời đó còn là lời kêu gọi các bạn thanh niên miền Nam tập kết trở về quê hương chiến đấu:

Về đi em hỡi em yêu quý

Về với quê hƣơng rợp bóng dừa xanh Chắc em đã sẵn sàng rồi nhỉ

Em chờ ngày đi nhƣ khi đứng chờ anh Có phải em muốn hóa cánh chim xanh Vƣợt Trƣờng Sơn bay vút về quê mẹ.

Lê Anh Xuân là con trai của nhà nghiên cứu sử học, nên anh được thừa hưởng lòng say mê nghiên cứu lịch sử từ người cha. Lại là giảng viên Sử học tại trường Đại học Tổng hợp Hà Nội nên những ý thức về truyền thống dân tộc, về chiều sâu lịch sử luôn luôn thường trực trong thơ anh. Và có lẽ, chưa bao giờ, truyền thống lịch sử và cuộc sống hôm nay lại hòa quyện trong thơ anh với âm hưởng hào hùng, phấn chấn như thế:

Hỡi những anh hùng ngàn năm dựng nƣớc Hai Bà Trƣng, Lý Thƣờng Kiệt, Quang Trung Tất cả hôm nay xuất trận trùng trùng

...

Tất cả giáo gƣơm trong viện bảo tàng Cũng náo nức xuống đƣờng giết giặc

Mũi tên đồng Cổ Loa, mũi chông tre Ấp Bắc Khẩu pháo Điện Biên đặt cạnh khẩu thần công Tên lửa hôm nay mang dáng cọc Bạch Đằng.

(Chào Hà Nội, Chào Thăng Long)

Như vậy có thể thấy, cái tôi của anh đã hòa nhập khá nhanh vào dòng chảy lớn của thời đại cách mạng và của thơ ca dân tộc. Thơ anh đã thể hiện rõ tâm tư, tình cảm đối với quê hương, đất nước, quyện chặt với lý tưởng cách mạng.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ Lê Anh Xuân (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)