Xác định mục tiêu của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạch định chiến lược phát triển cho tổng công ty truyền tải điện quốc gia đến năm 2025 002 (Trang 33 - 36)

1.3. Các bƣớc nghiên cứu hoạch định chiến lƣợc

1.3.2. Xác định mục tiêu của doanh nghiệp

1.3.2.1. Khái niệm mục tiêu của doanh nghiệp

Mục tiêu của doanh nghiệp là toàn bộ kết quả cuối cùng hay trạng thái mong muốn của doanh nghiệp đƣợc đề ra trong một khoảng thời gian nhất định. Mục tiêu của doanh nghiệp là sự cụ thể hóa nội dung, là phƣơng tiện để thực hiện thành công sứ mạng của doanh nghiệp. Mục tiêu của chiến lƣợc là kết quả cụ thể của doanh nghiệp cần đạt đƣợc khi thực hiện chiến lƣợc. Mục tiêu đƣợc hoạch định phụ thuộc vào những điều kiện bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp trong mỗi giai đoạn và thống nhất với sứ mạng của doanh nghiệp.

Nghiên cứu mục tiêu là tiền đề, là cơ sở cho việc hình thành chiến lƣợc. Mục tiêu đặt ra không đƣợc xa rời thực tế. Các mục tiêu chỉ rõ điểm kết thúc của nhiệm vụ chiến lƣợc, là căn cứ để xác định thứ tự ƣu tiên trong phân bổ các nguồn lực.

1.3.2.2. Mục tiêu của doanh nghiệp thƣờng đƣợc chia làm 3 loại

Theo thời gian: (i) Mục tiêu ngắn hạn thƣờng dƣới 1 năm: Thƣờng cụ thể và chi tiết. (ii) Mục tiêu dài hạn trên 5 năm về các lĩnh vực: Mức lợi nhuận và khả năng sinh lợi; năng suất lao động; Phát triển việc làm; Quan hệ giữa công nhân; Vị trí dẫn đầu về công nghệ; Trách nhiệm trƣớc công chúng…(iii) Mục tiêu trung hạn: Giữa hai loại trên.

Theo bản chất của mục tiêu: (i) Mục tiêu về kinh tế: Lợi nhuận, doanh thu, thị phần, tốc độ phát triển, năng suất…; (ii) Mục tiêu xã hội: Giải quyết việc làm, hoạt

động từ thiện..; (iii) Mục tiêu chính trị: Quan hệ với chính quyền, cơ quan chính phủ nhằm tạo cơ hội kinh doanh.

Theo cấp độ mục tiêu: (i) Mục tiêu cấp công ty; (ii) Mục tiêu cấp đơn vị kinh doanh; (iii) Mục tiêu duy trì và ổn định.

(Nguồn:https://voer.edu.vn/m/hoach-dinh-chien-luoc-cong-ty).

1.3.2.3. Các yêu cầu đối với mục tiêu thƣờng bao gồm các nội dung chính sau

- Tính nhất quán: Các mục tiêu không làm cản trở lẫn nhau; Hệ thống mục tiêu phải đƣợc thực hiện và phải hƣớng vào hoàn thành các mục tiêu tổng quát của từng thời kỳ chiến lƣợc.

- Tính cụ thể: Yêu cầu mục tiêu chiến lƣợc phải đảm bảo tính cụ thể. Khi xác định mục tiêu chiến lƣợc cần chỉ rõ mục tiêu liên quan đến vấn đề gì ? Giới hạn thời gian thực hiện ? Kết quả cụ thể cuối cùng cần đạt.

- Tính khả thi: Mục tiêu chiến lƣợc là mục tiêu doanh nghiệp xác định trong thời kỳ chiến lƣợc xác định. Do đó mục tiêu này đòi hỏi phải có khả năng sát thực đạt đƣợc khi doanh nghiệp cố gắng trong việc thực hiện.

- Tính linh hoạt: Môi trƣờng kinh doanh thƣờng xuyên thay đổi nên đòi hỏi hệ thống mục tiêu phải linh hoạt để có thể điều chỉnh khi môi trƣờng thay đổi. Tính linh hoạt là điều kiện đảm bảo để biến các mục tiêu chiến lƣợc thành hiện thực.

(Nguồn:https://voer.edu.vn/m/hoach-dinh-chien-luoc-cong-ty).

1.3.2.4. Các lực lƣợng ảnh hƣởng đến hệ thống mục tiêu của doanh nghiệp

- Chủ sở hữu và lãnh đạo doanh nghiệp: Đây là lực lƣợng quan trọng nhất tác động đến hệ thống mục tiêu của doanh nghiệp.

- Đội ngũ những ngƣời lao động: Đây là lực lƣợng đông đảo nhất, khi xây dựng chiến lƣợc cần quan tâm đến tiền lƣơng, điều kiện làm việc, sự an toàn, sự ổn định cho ngƣời lao động.

- Khách hàng: Là đối tƣợng phục vụ tạo ra lợi nhuận, đem lại thành công và phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Thu nhập của khách hàng càng tăng cao thì nhu cầu của họ càng tăng và càng phong phú.

- Xã hội: Xã hội càng phát triển đòi hỏi doanh nghiệp càng phải có trách nhiệm hơn đến các vấn đề xã hội. Trách nhiệm xã hội là một trong các giá trị đƣợc đề cập trong triết lý kinh doanh. Trách nhiệm xã hội không gắn trực tiếp với kết quả sản xuất kinh doanh mà nó mang lại giá trị cho xã hội thông qua việc tạo ra uy tín, danh tiếng.(Nguồn: Quản trị chiến lược- khái luận và các tình huống- Fred R. David - Trường Đại học Kinh tế TP. HCM: NXB kinh tế TP. HCM).

1.3.2.5. Xác định nhiệm vụ chiến lƣợc của doanh nghiệp

Nhiệm vụ chiến lƣợc của doanh nghiệp là tuyên bố xác định rõ phạm vi hoạt động, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, những giá trị và ƣu tiên của doanh nghiệp trong hoạt động. Nhiệm vụ trả lời câu hỏi: Chúng ta là ai ?, Chúng ta muốn đạt đến cái gì ?, Nhiệm vụ chỉ ra hƣớng chủ đạo mà doanh nghiệp theo đuổi ?, nó là kim chỉ nam hƣớng dẫn lựa chọn. Nhiệm vụ là mục đích tồn tại của doanh nghiệp. Nhiệm vụ và mục tiêu của doanh nghiệp phải có mối quan hệ hữu cơ qua lại. Mục tiêu là lƣợng hóa nhiệm vụ và nhiệm vụ phải thực hiện mục tiêu..(Nguồn: Quản trị chiến lược- khái luận và các tình huống- Fred R. David - Trường Đại học Kinh tế TP. HCM: NXB kinh tế TP. HCM).

1.3.2.6. Xây dựng chiến lƣợc, lựa chọn chiến lƣợc then chốt

Việc xây dựng các chiến lƣợc cho doanh nghiệp đƣợc thực hiện trên cơ sở phân tích và đánh giá môi trƣờng kinh doanh, nhận biết những cơ hội và nguy cơ tác động đến sự tồn tại của doanh nghiệp, từ đó xác định các phƣơng án chiến lƣợc để đạt đƣợc mục tiêu đề ra. Việc hình thành chiến lƣợc đòi hỏi phải tạo ra sự hài hoà và kết hợp cho đƣợc các yếu tố tác động đến chiến lƣợc.

Chiến lƣợc đƣợc xây dựng dựa trên việc phân tích, đánh giá môi trƣờng kinh doanh và sử dụng những công cụ hỗ trợ cho việc hoạch định chiến lƣợc. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp lựa chọn các chiến lƣợc then chốt mang tính khả thi cao và tối ƣu cho việc phát triển của mình làm mục tiêu để theo đuổi thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạch định chiến lược phát triển cho tổng công ty truyền tải điện quốc gia đến năm 2025 002 (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)