Phƣơng pháp nghiên cứu:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại quận Đống Đa, Hà Nội (Trang 37 - 38)

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu :

- Phương pháp tổng quan tài liệu :Trình bày cơ sở lý luận cơ bản về BHXH và những giải phápquản lý thu BHXH đã rút ra từ các nghiên cứu đề.Nguồn tài liệu cơ bản là các giáo trình, bài giảng, sách tham khảo liên quan đến đề tài, văn bản luật…Nguồn tài liệu tham khảo và có tính kế thừa bao gồm các luận văn thạc sĩ, luận văn tiến sĩ, các đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan. Nguồn tài liệu thực tiễn bao gồm các hoạt động trong công tác thu BHXH nói chung và tại BHXH quận Đống Đa giai đoạn 2010 2014 nói riêng.

- Phương pháp thống kê - so sánh: Phương pháp sử dụng việc đối chiếu số liệu quản lý thu BHXH tại quận Đống Đa từ năm 2010 – 2014.

Phương pháp so sánh được thực hiện qua các bước như sau:

Bước 1. Xác định các nội dung so sánh

So sánh các tiêu chí đánh giá quản lý thu BHXH tại BHXH quận Đống Đa giai đoạn 2010 – 2014.

Bước 2. Xác định điều kiện để so sánh các tiêu chí

- Đảm bảo thống nhất về nội dung của tiêu chí.

- Đảm bảo tính thống nhất về phương pháp tính của các tiêu chí. Có những tiêu chí được thực hiện so sánh tuyệt đối, có những tiêu chí thực hiện so sánh tương đối.

- Đảm bảo tính thống nhất về đơn vị tính, các tiêu chí về cả số lượng, thời gian và giá trị.

Bước 3. Xác định mục đích so sánh

Thông qua việc so sánh có thể thấy được chất lượng quản lý thu BHXH tại quận Đống Đa.

Bước 4. Thực hiện và trình bày kết quả so sánh

Việc so sánh các tiêu chí được thực hiện bằng phương pháp định tính và mang tính tương đối.Phương pháp so sánh được thực hiện sau quá trình phân tích và tổng hợp ở trên.

- Phương pháp phân tích tổng hợp: Nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận để tìm hiểu sâu sắc về đối tượng. Để phân tích, trước hết phải phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy.

Các thông tin, số liệu sau khi thu thập sẽ được phân tích chi tiết theo từng thông số để thấy được việc quản lý thu BHXHtại quận Đống Đa có tồn tại những bất cập, những vấn đề cần giải quyết. Hàng năm, bộ phận tổng hợp đều có những báo cáo về tình hình quản lý thu BHXH. Các báo cáo được chia theo đơn vị từng tháng, từng năm với số liệu chi tiết từng hạng mục. Trên cơ sở phân tích các số liệu, ta có thể thấy tình hình quản lý thu BHXH tại quận Đống Đa có những bất cập hoặc lợi thế như thế nào.

Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở Chương 3 và chương 4.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại quận Đống Đa, Hà Nội (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)