CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN
2.2 Quy trình nghiên cứu
Bảng 2.1 Sơ đồ nghiên cứu
1 - Tài liệu sơ cấp, thứ cấp
2 - Xác định vấn đề nghiên cứu, đối tƣợng nghiên cứu 3 - Xác định phƣơng pháp nghiên cứu
4 - Khảo sát nghiên cứu sơ cấp qua phỏng vấn, điều tra 5 - Phân tích đánh giá số liệu
6 - Đề xuất định hƣớng các giải pháp
* Xác định vấn đề nghiên cứu: Phát triển thƣơng hiệu tại Tổng công ty công nghiệp ôtô Việt Nam.
* Xác đinh câu hỏi nghiên cứu và thiết kế bảng hỏi: Câu hỏi nghiên cứu: Khảo sát nhận biết thƣơng hiệu Vinamotor tại Tổng công ty công nghiệp ôtô Việt Nam (Dành cho khách hàng mua xe Hyundai Đồng Vàng)?
Thiết kế bảng hỏi: Nghiên cứu vấn đề phát triển thƣơng hiệu tại Tổng công ty công nghiệp ôtô Việt Nam có nhiều yếu tố để tiếp cận, tác giả lựa chọn cách tiếp cận từ: ngƣời cảm nhận thƣơng hiệu (khách hàng).
Từ phía khách hàng: Tác giả sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính, để có đƣợc tống hợp đánh giá của khách hàng về thƣơng hiệu của TCT công nghiệp ôtô Việt Nam.
Sau khi nhận đƣợc kết quả đánh giá, tác giả tổng hợp và phân tích đế chứng thực lý luận, phƣơng pháp Nghiên cứu định tính bằng điều tra khách hàng giúp chứng minh rõ ràng trong thực tế và mang tính khách quan.
Đề tài sử dụng số liệu sơ cấp để phân tích nên phiếu điều tra đƣợc xây dựng để tiến hành thu thập số liệu đánh giá mức độ ƣa thích thƣơng hiệu của khách hàng đối với thƣơng hiệu Vinamotor.
Tất cả các yếu tố này đều sử dụng thang đo “Likert” 5 bậc với lựa chọn số 1 nghĩa là rất không đồng ý với phát biểu và lựa chọn số 5 là đánh giá rất đồng ý - hoàn toàn tán thành với phát biểu.
Nội dung các biến quan sát trong các thành phần đƣợc hiệu chỉnh cho phù hợp với những đặc điểm riêng của TCT công nghiệp ôtô Việt Nam.
Chọn mẫu điều tra: phiếu điều tra đƣợc tiến hành xây dựng và gửi đến cho 50 khách hàng tiềm năng của TCT công nghiệp ôtô Việt Nam, và 366 khách hàng trực tiếp sử dụng sản phẩm của công ty.
Phiếu điều tra: phụ lục - Phiếu khảo sát nhận biết thƣơng hiệu vinamotor.
* Điều tra thử và sử dụng phương pháp chuvên gia để chốt câu hỏi:
Phƣơng pháp chuyên gia là phƣơng pháp tham khảo ý kiến, nhận định và tƣ vấn của đội ngũ chuyên gia có trình độ cao của chuyên ngành đế xem xét, nhận định bản chất một sự kiện khoa học hay thực tiễn phức tạp, để tìm ra giái pháp tối ƣu cho các sự kiện đó hay phân tích, đánh giá một vấn đề chuyên ngành.
Trong quá trình tiến hành nghiên cứu, tác giả sử dụng phƣơng pháp chuyên gia bằng cách tham khảo ý kiến của các thầy cô khoa Quản trị kinh doanh, trƣờng
Đại học Kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội và giảng viên hƣớng dẫn Luận văn: PGS.TS. Nguyễn Mạnh Tuân.
Dựa trên bảng hỏi đã xây dựng đƣợc, tác giả hỏi ý kiến chuyên gia và nhận đƣợc tham vấn để đƣa các câu hỏi có ý nghĩa, đúng với mục đích nghiên cứu để từ đó xác định đƣợc vấn đề mà TCT đang gặp phải, từ đó đƣa ra đƣợc phƣơng hƣớng, giải pháp tốt nhất cho TCT.
Điều tra, thu thập số liệu: dựa trên bảng hỏi, tác giả phát tán phiếu hỏi tới các đối tƣợng, từ đó nhận đƣợc các câu trả lời.
Xử lý số liệu: dựa trên các phiếu hỏi thu nhận đƣợc, tác giả tổng hợp dữ liệu và phân tích các dữ liệu có đƣợc thông qua tổng hợp word, excel để có đƣợc kết quả nghiên cứu, xác định đƣợc vấn đề, tham vấn ý kiến chuyên gia.
Kết luận: sau khi xác định đƣợc vấn đề cốt lõi trong phát triển thƣơng hiệu tại TCT, tác giả đƣa ra các giải pháp khắc phục phù hợp với thực tại.