Tổng quan về Tổng công ty công nghiệp Ôtô Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển thương hiệu Vinamotor tại Tổng công ty công nghiệp ôtô Việt Nam (Trang 51)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN

3.1 Tổng quan về Tổng công ty công nghiệp Ôtô Việt Nam

3.1.1 Sự ra đời của Tổng công ty công nghiệp Ôtô Việt Nam.

Trong quá trình hình thành và phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đã đƣợc Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải và một số Bộ, Ngành quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ và xác định ngành công nghiệp ôtô là một trong số những ngành kinh tế mũi nhọn đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc thời kỳ đổi mới. Tổng Công ty Công nghiệp ôtô Việt Nam (Vinamotor) là Tổng Công ty thuộc sở hữu nhà nƣớc. Tiền thân của Vinamotor là Cục Cơ khí Bộ GTVT (1964-1985), Liên hiệp Xí nghiệp GTVT (1985-1995), Tổng Công ty Cơ khí GTVT – Transinco (1995 - 2003). Ngày 23/9/2003 Vinamotor chính thức đƣợc thành lập theo Quyết định số: 189/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ; Quyết định số: 3096/QĐ - BGTVT của Bộ GTVT và Quyết định số: 1763/QĐ-BGTVT của Bộ GTVT ngày 25/6/2010 chuyển Công ty mẹ - Tổng Công ty Công nghiệp ôtô Việt Nam thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Ngày 27/1/2014 Thủ tƣớng Chính phủ có Quyết định số: 204/QĐ-TTg phê duyệt phƣơng án cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng Công ty Công nghiệp ôtô Việt Nam. Từ ngày 30/5/2014, Công ty mẹ - Tổng Công ty Công nghiệp ôtô Việt Nam chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với tên gọi: Tổng công ty Công nghiệp ôtô Việt Nam – CTCP.

Với bề dày lịch sử (1964 – 2014) của ngành cơ khí nói chung, ngành công nghiệp ôtô nói riêng, Vinamotor không ngừng phát triển và đặt mục tiêu tiến tới hình thành Tập đoàn Công nghiệp ôtô trong tƣơng lai, đồng thời thực hiện Chiến lƣợc trong “Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030”. Để thực hiện đƣợc mục tiêu trên, trong thời gian tới Vinamotor sẽ triển khai những công việc sau:

Tái cấu trúc lại Vinamotor để có mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh gọn nhẹ, hợp lý, hiệu quả đảm bảo thực hiện nhiệm vụ của Chính phủ và nhà nƣớc giao, luôn bảo toàn phát triển vốn.

Bảo toàn và sử dụng hiệu quả nguồn vốn nhà nƣớc, tập trung phát triển nguồn vốn để phát triển sản xuất kinh doanh; các công ty con phải chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần để phát triển. Phần vốn sở hữu trong các công ty chỉ nắm chi phối ở các lĩnh vực trọng điểm.

Đổi mới quản lý, phân công phân nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể đến từng đơn vị, cá nhân nhằm phát huy tính sáng tạo, chủ động trong công việc.

 Củng cố quy hoạch và nâng cao hiệu quả, mở rộng thị trƣờng với những sản phẩm ôtô và cơ khí hiện có. Phát triển sản xuất các dòng sản phẩm mới, từ đó tạo cơ hội, mở ra hƣớng phát triển cho Vinamotor.

 Mở rộng đầu tƣ các doanh nghiệp vận tải trong Tổng công ty theo hƣớng đầu tƣ phƣơng tiện, mở rộng luồng tuyến, xây dựng kho bãi phục vụ vận chuyển hàng hóa. Nghiên cứu ứng dụng thiết bị tiên tiến trong vận hành quản lý vận tải, sử dụng các công nghệ xanh góp phần tham gia các chƣơng trình mang tính xã hội.

 Thực hiện tốt quy chế tập trung dân chủ, tăng cƣờng vai trò lãnh đạo của Đảng, phát huy sức mạnh của các tổ chức đoàn thể để tạo sự đồng thuận cao trong việc thực hiện các kế hoạch đề ra.

 Vinamotor mong muốn tiếp tục đƣợc hợp tác với các đối tác trong nƣớc, ngoài nƣớc cũng nhƣ mọi thành phần kinh tế để cùng phát triển và hơn nữa là xây dựng ngành công nghiệp ôtô Việt Nam sản xuất những sản phẩm mang thƣơng hiệu Việt Nam phục vụ thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu.

3.1.2 Các yếu tố nguồn lực của Tổng công ty công nghiệp Ôtô Việt Nam.

3.1.2.1 Tình hình lao động tại Tổng công ty.

Tổng công ty công nghiệp Ôtô Việt Nam đƣợc tổ chức thành một công ty mẹ và 2 đơn vị hạch toán phụ thuộc, bao gồm 01 Nhà máy ôtô Đồng Vàng và 01 Chi nhánh xuất khẩu lao động, Cụ thể :

- Nhà máy Ôtô Đồng Vàng: Chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động lắp ráp các sản phẩm xe ôtô khách và ôtô tải tại KCN Đình Trám (Bắc Giang).

- Chi nhánh xuất khẩu lao động Vinamotor chịu trách nhiệm hỗ trợ, giới thiệu việc làm cho ngƣời lao động Việt Nam ở nƣớc ngoài.

Về bộ máy giúp việc cho ban giam đốc, Vinamotor có tất cả 7 phòng ban, với các chức năng giúp việc chính nhƣ kinh doanh, tổ chức lao động, kế hoạch đầu tƣ, tài chính kế toán, marketing, kỹ thuật, … Bên cạnh đó còn có các Phó Tổng giám đốc phụ trách các mảng nhƣ tài chính kế toán, Phó tổng giám đốc phụ trách các công ty con và công ty liên kết.

Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Tổng công ty công nghiệp ôtô Việt Nam

(Nguồn: TCT công nghiệp ôtô Việt Nam) Hiện nay, do nhu cầu ngày một phát triển nên Vinamotor hiện có khoảng hơn 70 nhân viên tại văn phòng tại Hà Nội và hơn 200 lao động làm việc tại nhà máy

Đồng Vàng và Chi nhánh xuất khẩu lao động. Trình độ lao động của công ty ở mức trung bình, đối với khối văn phòng trình độ từ Cao Đẳng, Đại Học chiếm 97%, còn đối với khối sản xuất thì hầu hết là công nhân lành nghề, đã đƣợc đào tạo qua các trƣờng dạy nghề trên toàn quốc.

Vinamotor có thể coi là một đơn vị giàu kinh nghiệm với độ tuổi lao động trung bình từ 37 trở lên. Đội ngũ nhân viên trẻ dƣới 30 chiếm khoảng 10%. Đây là một tỷ lệ khá là hợp lý đối với công ty trong lĩnh vực kinh doanh xe ôtô khách và tải, lĩnh vực cần nhiều kinh nghiệm.

Bảng 3.1 Cơ cấu lao động của Tổng công ty công nghiệp ôtô Việt Nam

Tiêu thức Số lƣợng Tỷ lệ

Phân loại theo trình độ lao đông:

- Trên đại học 20 7%

- Đại học 50 19%

- Trung cấp, cao đẳng, nghề 200 74%

Phân loại theo tính chất công việc:

- Lao động quản lý 70 26%

- Lao động sản xuất 20 7%

Phân loại theo độ tuổi:

- >40 75 28%

- <40 và >30 175 65%

- <30 20 7%

(Nguồn: Phòng Hành Chính Nhân Sự - Vinamotor – năm 2016)

3.1.2.2 Cơ sở vật chất của Tổng công ty.

Tổng công ty công nghiệp ôtô Việt Nam có cơ sở khá tốt. Đối với nhà máy ôtô Đồng Vàng hiện đang sở hữu hệ thống lắp ráp xe ôtô nhập khẩu trực tiếp từ phía Hyundai Hàn Quốc. Đây là hệ thống lắp ráp xe thƣơng mại hiện đại nhất từ phía Hyundai đã chuyển giao cho nhà máy.

Bên cạnh đó, Nhà máy Đồng Vàng Bắc Giang còn có khu đất rộng lên tới 10 ha, thuận tiện cho việc xây dựng cơ sở vật chất cũng nhƣ phát triển sản phẩm mới.

Ngoài ra, Tổng công ty còn sở hữu lô đất 15 ha tại khu công nghiệp Phố Nối A tại Hƣng Yên, hiện đang đƣợc công ty cổ phần cơ khí Ngô Gia Tự (công ty con) sử dụng để làm nhà xƣởng sản xuất xe thƣơng mại.

3.1.2.3 Vốn kinh doanh tại Tổng công ty.

Để có thể đáp ứng nhu cầu ôtô của thị trƣờng ngày càng phát triển, hàng năm Tổng công ty công nghiệp ôtô Việt Nam đã đầu tƣ làm mới và nâng cấp hàng loạt các tài sản và trang thiết bị nhƣ: hệ thống thông tin, thanh toán, kho hàng, và các cửa hàng trƣng bày sản phẩm (showroom)...Giá trị đầu tƣ tài sản của công ty đƣợc thể hiện nhƣ sau:

Về tổng thể, có thể nói hoạt động đầu tƣ phát triển ở doanh nghiệp diễn ra khá mạnh mẽ, số vốn huy động đƣợc là khá lớn, trung bình khoảng hơn 100 tỷ đồng/ năm. Tuy nhiên, nguồn vốn đƣợc huy động qua các năm từ 2012 - 2016 không ổn định và có xu hƣớng giảm dần.

Bảng 3.2 Tình hình đầu tƣ của doanh nghiệp giai đoạn 2012 – 2016

(Đơn vị tính: nghìn đồng) Năm 2012 2013 2014 2015 2016 Đầu tƣ bổ sung hàng tồn trữ 1,183,282.40 923,922.40 1,202,265.60 1,328,944.80 579,744.40 Đầu tƣ tài sản cố định 110,045.26 129,349.14 40,877.03 180,736.49 16,232.84 Đầu tƣ phát triển nguồn nhân lực 355.89 479.22 777.23 1,973.74 3,518.75 Đầu tƣ hoạt động Marketting 17,438.75 12,939.05 17,099.05 19,342.64 11,729.16 Tổng 1,311,122.31 1,066,689.8 1 1,261,018.91 1,530,997.67 611,225.15

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán – Tổng công ty công nghiệp ôtô Việt Nam)

Nguồn vốn đầu tƣ cho phát triển thƣơng hiệu của công ty không chỉ gói gọn trong toàn bộ nguồn vốn dành cho hoạt động marketing mà còn nằm trong nguồn vốn dành cho các hoạt động cho các hoạt động đầu tƣ vào tài sản cố định và đầu tƣ phát triển nguồn nhân lực. Điều này cho thấy hoạt động đầu tƣ phát triển thƣơng hiệu liên quan đến nhiều hoạt động đầu tƣ khác, đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận trong doanh nghiệp

Bảng 3.3 Tỷ trọng vốn đầu tƣ phân bổ trong tổng vốn đầu tƣ

Năm 2012 2013 2014 2015 2016

Đầu tƣ bổ sung hàng tồn trữ 90.250% 86.616% 95.341% 86.803% 94.850%

Đầu tƣ tài sản cố định 8.393% 12.126% 3.242% 11.805% 2.656%

Đầu tƣ phát triển nguồn

nhân lực 0.027% 0.045% 0.062% 0.129% 0.576%

Đầu tƣ hoạt động

Marketing 1.330% 1.213% 1.356% 1.263% 1.919%

Tổng 100 100 100 100 100

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán – Tổng công ty công nghiệp ôtô Việt Nam)

Nhìn vào bảng trên, ta có thể dễ dàng nhận thấy, tỷ trọng vốn đầu tƣ dành cho hoạt động đầu tƣ phát triển thƣơng hiệu khá khiêm tốn. Trong tổng số vốn đầu tƣ phát triển thƣơng hiệu thì phần lớn dành cho hoạt động marketing. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp chƣa có sự hiểu biết đầy đủ về vấn đề phát triển thƣơng hiệu.

Đồng thời với công tác đầu tƣ vào cơ sở vật chất nói chung, Tổng công ty công nghiệp ôtô Việt Nam đã triển khai đầu tƣ phát triển thƣơng hiệu theo từng nội dung của chiến lƣợc đầu tƣ nhƣ: Đầu tƣ xây dựng các yếu tố nhận diện thƣơng hiệu, đầu tƣ quảng bá thƣơng hiệu, đầu tƣ nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp, đầu tƣ bảo vệ thƣơng hiệu. Trung bình năm, tỷ trọng đầu tƣ cho thƣơng hiệu chiếm khoảng 1.4% giá trị đầu tƣ cho tài sản nói chung.

Hình 3.2 Tỷ trọng đầu tƣ phát triển thƣơng hiệu trong tổng vốn đầu tƣ của Tổng công ty công nghiệp ôtô Việt Nam.

(Nguồn:Phòng kế toán công ty)

Tuy nhiên tỷ lệ đầu tƣ cho phát triển thƣơng hiệu qua các năm trong công ty là khá ổn định. Điều này cho thấy nguồn vốn đầu tƣ cho phát triển thƣơng hiệu giảm dần (do vốn đầu tư phát triển giảm). Điều này cũng có thể hiểu là trong thời gian qua, tác động tiêu cực của sự biến động về thị trƣờng cũng nhƣ sự tái cơ cấu của doanh nghiệp, doanh số bán hàng giảm nên doanh nghiệp buộc phải thực hiện chính sách cắt giảm chi phí. Qua số liệu này cho thấy công tác đầu tƣ phát triển chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của công ty.

3.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Tổng công ty công nghiệp Ôtô Việt Nam. Việt Nam.

3.1.3.1 Tình hình kinh doanh của Tổng công ty.

Việc phân tích tình hình tài chính kinh doanh của TCT là cần thiết, việc thân tích tình hình tài chính sẽ giúp đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng nhƣ những rủi ro trong tƣơng lai. Sau đây là bảng doanh thu và lợi nhuận của TCT trong giai đoạn từ năm 2012 – 2016.

Bảng 3.4 Doanh thu và lợi nhuận của Tổng công ty công nghiệp ôtô Việt Nam (Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 Doanh thu 1.743.875 1.293.905 1.709.905 1.934.264 1.172.916 Giá vốn hàng bán 1.479.103 1.129.903 1.527.832 1.786.181 735.968 Lợi nhuận trƣớc thuế 16.738 (8.864.489) 172.195 163.629 142.827 Thuế thu nhập doanh nghiệp 4.217 6.172 6.915 3.162 2.475 Lợi nhuận sau thuế 12.521 (15.036) 165.279 160.467 140.352

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán – Tổng công ty công nghiệp ôtô Việt Nam)

Qua bảng số liệu ta thấy, giai đoạn 2012, công ty luôn đạt chỉ tiêu doanh số dƣơng. Đây là giai đoạn phát triển mạnh và ổn định của nền kinh tế nên có những tác động tích cực đến tình hình phát triển của công ty. Cụ thể trong giai đoạn này, doanh thu của công ty luôn ổn định ở mức trên 1740 tỷ đồng, tuy nhiên lợi nhuận sau thuế chỉ đạt hơn 12 tỷ đồng và đóng góp vào ngân sách nhà nƣớc gần 4.3 tỷ đồng.

Năm 2013, là năm có nhiều điều phải phân tích. Thời kì này kinh tế thế giới có nhiều biến động. Với nền kinh tế Việt Nam phải đối diện với nhiều thách thức ngắn hạn nhƣ sau: Thứ nhất, nguy cơ tái lạm phát cao kèm theo sự trì trệ của thị trƣờng sẽ làm cho tình hình khó khăn thêm. Mặc dù CPI 8 tháng đầu năm 2013 chỉ tăng 3,53% so với tháng 12/2012, nhƣng nguy cơ lạm phát vẫn “rình rập” khi mà nguyên nhân bên trong của nền kinh tế chƣa đƣợc giải quyết. Thứ hai, tình hình nợ xấu chƣa đƣợc cải thiện, nên dòng tín dụng vẫn bị tắc nghẽn, nền kinh tế không hấp thụ đƣợc vốn. Tình trạng thừa tiền, thiếu vốn còn kéo dài. Khả năng tiếp cận vốn của

cho vay không nhiều; khó đáp ứng sự mong đợi của DN, do hoạt động kém hiệu quả của DN lẫn hệ thống ngân hàng thƣơng mại. Thứ tƣ, những nỗ lực để làm “ấm” thị trƣờng bất động sản chƣa thể mang lại kết quả, nên thanh khoản của thị trƣờng này khó đƣợc cải thiện. Trƣớc tình hình đó, việc kinh doanh của công ty cũng chịu ảnh hƣởng một cách trực tiếp, xuất phát từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vì công ty có quan hệ chặt chẽ với các nƣớc trên thế giới, linh kiện lắp ráp của công ty chủ yếu có đƣợc thông qua hoạt động nhập khẩu, giá cả đầu vào cũng tăng lên điều đó đã gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty (linh kiện ôtô được nhập khẩu từ phía Hàn Quốc). Cụ thể, năm 2013 mặc dù hoạt động của công ty vẫn ổn định, tuy nhiên lợi nhuận lại bị âm 15 tỷ đồng, điều này do phía Hyundai Hàn Quốc ép chỉ tiêu cho TCT. Tuy nhiên điều đáng nói ở đây là công ty vẫn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nƣớc với khoản đóng góp thuế thu nhập doanh nghiệp khoảng 6 tỷ đồng tăng 50% so với năm trƣớc. Điều này chứng tỏ sự đóng góp lớn và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nƣớc của công ty.

Năm 2014, mặc dù còn chịu ảnh hƣởng hậu quả của sự sụt giảm nền kinh tế nhƣng nhìn chung bƣớc đầu công ty đang đi đúng hƣớng trong quá trình đề ra mục tiêu kế hoạch hoạt động. Lợi nhuận của công ty năm 2014 đƣợc giữ lại một phần để bổ sung nguồn vốn sản xuất của công ty, nguồn vốn kinh doanh của công ty tiếp tục tăng lên tới hơn 165 tỷ đồng Việt Nam. Mức doanh thu đạt hơn 1.700 tỷ đồng, các khoản thực hiện nghĩa vụ của nhà nƣớc tăng lên tới hơn 165 tỷ đồng. Điều đáng nói ở đây là công ty đang có dấu hiệu phục hồi dần thoát khỏi ảnh hƣởng bởi diễn biến phức tạp của nền kinh tế và bƣớc đầu chứng tỏ mục tiêu và kế hoạch chiến lƣợc mà công ty đặt ra cho năm 2014 có hiệu quả và đã phát huy tác dụng. Có đƣợc kết quả này là nhờ công ty đẩy mạnh công tác đầu tƣ cho hoạt động thƣơng mại, trong đó phải kể đến tác động tích cực của công tác xúc tiến đầu tƣ và hoạt động maketing của công ty trong quá trình quảng bá và giới thiệu sản phẩm.

Năm 2015, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty đạt đƣợc mức tăng trƣởng tốt. Điều này có đƣợc là do những dấu hiệu khả quan về mức độ tăng trƣởng

của nền kinh tế, những tác động tích cực của các chính sách của Nhà nƣớc nhƣ tung ra các gói kích cầu, và các biện pháp điều chỉnh kinh tế vĩ mô…

Và cuối cùng năm 2016, đây là một năm bản lề cho sự phát triển của TCT. Vào năm 2016, Bộ GTVT chính thức thoái hoàn toàn vốn từ Vinamotor, do đó phải mất gần nửa năm, TCT ngừng hoạt động sản xuất – để tiến hành các thủ tục bàn giao từ mô hình nhà nƣớc sang mô hình tƣ nhân (Tập đoàn BRG Việt Nam chính thức tiếp quản). Mặc dù TCT chỉ kinh doanh có 6 tháng cuối năm 2016 nhƣng kết quả đạt đƣợc là khá tốt khi đạt doanh thu lên tới hơn 1100 tỷ đồng, lợi nhuận sau

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển thương hiệu Vinamotor tại Tổng công ty công nghiệp ôtô Việt Nam (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)