Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển thương hiệu Vinamotor tại Tổng công ty công nghiệp ôtô Việt Nam (Trang 73 - 75)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN

3.3 Đánh giá chung về phát triển thƣơng hiệu Vinamotor của Tổng công ty công

3.3.2 Những hạn chế

- Hệ thống nhận diện thƣơng hiệu “Vinamotor” của đại lý không đồng nhất.

Tại nhiều đại lý cấp một của TCT không trang bị bộ nhận diện thƣơng hiệu theo chuẩn mà TCT đƣa ra. Bên cạnh đó, còn nhiều đại lý xây dựng bộ nhận diện thƣơng hiệu “Vinamotor” đan xen với các thƣơng hiệu khác nhƣ: Teraco, Tracomeco, Đô Thành...

- Lòng trung thành của khách hàng với thƣơng hiệu Vinamotor không cao.

Phần lớn khách hàng đều đánh giá tốt về chất lƣợng xe của Tổng công ty. Tuy nhiên, hầu hết trong số họ lại nhớ về thƣơng hiệu “Hyundai Đồng Vàng” (xe

Hyundai được lắp ráp tại nhà máy Đồng Vàng) nhiều hơn là thƣơng hiệu “Vinamotor”.

Điều này sẽ dẫn đến một thực tế rằng khi Vinamotor không lắp ráp xe Hyundai nữa, thì sự trung thành của khách hàng đối với thƣơng hiệu Vinamotor liệu có còn tồn tại hay không?

- Hệ thống chăm sóc khách hàng của TCT không đƣợc đầu tƣ bài bản.

Qua khảo sát điều tra cho thấy TCT là một doanh nghiệp chƣa có hệ thống chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp bài bản. Tại TCT chỉ có duy nhất 02 nhân viên chăm sóc khách hàng kiêm nhân viên “telesale”, tuy nhiên 02 nhân viên này chƣa đƣợc tham gia bất kỳ khóa học đào tạo kỹ năng chăm sóc khách hàng nào. Điều này ảnh hƣởng rất lớn đến “chất lƣợng” của “dịch vụ chăm sóc khách hàng” mà TCT cung cấp.

- TCT chƣa chú trọng đầu tƣ vào truyền thông phát triển thƣơng hiệu.

Các chính sách về truyền thông phát triển thƣơng hiệu của TCT vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định.

* Chính sách sản phẩm.

Công ty chƣa chú trọng việc phát triển thƣơng hiệu cho các dòng sản phẩm mới và các sản phẩm ôtô tải nhẹ đang chiếm lĩnh thị trƣờng. Chất lƣợng các sản phẩm cao cấp chƣa thực sự đẳng cấp, chƣa đồng bộ, thiếu rất nhiều cái cải tiến so với các đối thủ nhủ Tracomeco, Thaco, Veam…Việc sản xuất các sản phẩm chất lƣợng cao, chủ yếu là sản xuất theo đơn đặt hàng là chính, điều này làm giảm tính chủ động của công ty. Bề ngoài sản phẩm Vinamotor chƣa có nhiều cải tiến về kiểu dáng thƣơng hiệu, chƣa gắn các logo, chữ nổi nhấn mạnh thƣơng hiệu của Tổng Công Ty.

* Chính sách giá.

Công ty chƣa xây dựng đƣợc hệ thống thu thập, phân tích hàng hóa và giá của các đối thủ cạnh tranh trên thị trƣờng. Phƣơng pháp tính giá cần thƣờng xuyên thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế.

Hệ thống phân phối của công ty chƣa thực sự tạo ra sự khác biệt cho thƣơng hiệu Vinamotor. Khả năng liên kết các thành viên trong kênh phân phối của công ty với nhau, với các tổ chức, các đơn vị khác thông qua quá trình hỗ trợ phân phối sản phẩm của công ty còn yếu, chƣa thật sự hoàn thiện hệ thống thông tin kết nối dữ liệu xử lý đơn đặt hàng. Ngoài ra, việc phát triển kênh phân phối sản phẩm tại các kênh bán hàng online chƣa tốt.

* Chính sách xúc tiến hỗn hợp.

Công ty chƣa đầu tƣ nhiều cho các hoạt động nhằm quảng bá thƣơng hiệu Vinamotor (mà chủ yếu đưa vào thưởng khuyến mãi chỉ tiêu cho đại lý), chƣa hoàn chỉnh công tác lập và dự toán ngân sách cho hoạt động quảng cáo của công ty một cách hiệu quả nhất. Các chƣơng trình khuyến mại dành cho ngƣời tiêu dùng cuối cùng có rất ít, chƣa tạo đƣợc sức tiêu thụ lớn trong một khoảng thời gian ngắn và tác động vào tâm lý ngƣời tiêu dùng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển thương hiệu Vinamotor tại Tổng công ty công nghiệp ôtô Việt Nam (Trang 73 - 75)