Những nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển thương hiệu Vinamotor tại Tổng công ty công nghiệp ôtô Việt Nam (Trang 75 - 78)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN

3.3 Đánh giá chung về phát triển thƣơng hiệu Vinamotor của Tổng công ty công

3.3.3 Những nguyên nhân của hạn chế

Lý do của chính của việc doanh nghiệp chƣa có một thƣơng hiệu mạnh chính là việc doanh nghiệp có tính bao cấp, với cơ chế “xin cho”. Cần thời gian chuyển mình từ doanh nghiệp nhà nƣớc sang doanh nghiệp tƣ nhân.

Mặc dù là một doanh nghiệp thành lập lâu đời, tiềm lực tài chính tốt, tuy nhiên sự tiếp cận với thƣơng hiệu còn ngắn và kinh nghiệm đầu tƣ cho vấn đề này chƣa có nhiều nên trong công tác đầu tƣ phát triển thƣơng hiệu còn tồn tại nhiều hạn chế cũng nhƣ những khó khăn cần khắc phục.

Hệ thống nhân sự trong doanh nghiệp còn yếu và thiếu. Nhận thức về vấn đề đầu tƣ phát triển thƣơng hiệu chƣa đƣợc đầy đủ và sâu sắc ở một số bộ phận. Họ không quan niệm rằng đầu tƣ phát triển thƣơng hiệu là một vấn đề lâu dài và có tính hệ thống, liên quan đến nhiều yếu tố nhƣ chất lƣợng sản phẩm, sự đa dạng và khác biệt trong sản phẩm của doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác, hệ thống phân phối, chế độ hậu bán hàng... mà chỉ cho rằng phát triển thƣơng hiệu chỉ thông qua quảng cáo, tiếp thị hay chỉ là yếu tố hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm. Dƣới sức ép của

doanh số bán hàng, và mục tiêu ngắn hạn. Doanh nghiệp thiếu các chiến lƣợc đầu tƣ dài hạn cho phát triển thƣơng hiệu.

Ngân sách dành cho hoạt động đầu tƣ phát triển thƣơng hiệu còn khá khiêm tốn. Tuy nhiên cũng phải nói rằng, doanh nghiệp cũng chỉ chú trọng vào mục tiêu bán hàng hơn là quảng bá thƣơng hiệu, thiếu sự kiên trì và quyết tâm theo đuổi đầu tƣ phát triển thƣơng hiệu.

Các thành viên trong công ty luôn coi quảng bá thƣơng hiệu là nhiệm vụ của phòng Marketing mà quên mất rằng đây là công việc cần sự phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ của tất cả các phòng ban trong công ty. Hơn nữa, doanh nghiệp cũng cần xem xét lại chế độ đãi ngộ đối với các nhân viên của phong Marketing, bởi đây là bộ phận nhận đƣợc ít ƣu đãi hơn cả.

Công tác đầu tƣ cho chất lƣợng sản phẩm còn đi theo lối mòn cũ, một số sản phẩm vẫn chỉ nằm trong phạm vi cho phép của những tiêu chuẩn cũ, doanh nghiệp chƣa tạo đƣợc đột phá nào đáng kể trong việc nâng cao chất lƣợng sản phẩm nhập khẩu. Hệ thống nhận diện thƣơng hiệu bắt đầu hình thành nhƣng lại bị che lấp bởi sức ép của phát triển thị phần nên chƣa tạo đƣợc những ấn tƣợng sâu sắc đối với khách hàng.

Tình trạng xâm phạm bản quyền còn nhiều, nhận thức chƣa đầy đủ của xã hội và những khó khăn trong cạnh tranh của các thƣơng hiệu Việt, chi phí quảng cáo trên các phƣơng tiện truyền thông là quá cao và thiếu sự hỗ trợ cần thiết từ phía các cơ quan đại diện pháp luật...

Công ty còn thiếu các thông điệp trong quảng cáo hoặc nếu có thì thiếu hẳn tính liên hệ và nhất quán làm cho khách hàng khó tiếp nhận đƣợc với các thông điệp đó nên không hiểu đƣợc ý nghĩa của thƣơng hiệu. Công ty còn lúng túng trong ý tƣởng tổ chức các chƣơng trình quảng bá thƣơng hiệu khác...

Những kết quả bƣớc đầu trong công tác đầu tƣ phát triển thƣơng hiệu của Tổng công ty công nghiệp ôtô Việt Nam là rất đáng khích lệ đã từng bƣớc nâng tầm doanh nghiệp thành một doanh nghiệp hoạt động năng động và hiệu quả. Mặc dù còn nhiều hạn chế, nhƣng với những đánh giá đúng về thực trạng công ty cùng về

tình hình đầu tƣ, đƣa ra các giải pháp hoàn thiện công tác này, thƣơng hiệu Vinamotor sẽ đƣợc duy trì và phát triển mạnh mẽ để xác lập một chỗ đứng vững chắc trên thị trƣờng.

CHƢƠNG 4. ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THƢƠNG HIỆU “VINAMOTOR”.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển thương hiệu Vinamotor tại Tổng công ty công nghiệp ôtô Việt Nam (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)