Thực hiện quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh hoàn kiếm (Trang 73 - 91)

CHƯƠNG 2 : QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh

3.2.3 Thực hiện quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng

doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm

3.2.3.1 Công tác nhận dạng rủi ro trong cho vay KHDN tại Vietinbank Hoàn Kiếm

Nhận dạng rủi ro cho vay của Vietinbank Hoàn Kiếm là quá trình xuyên suốt liên tục từ lúc cán bộ tín dụng nhận hồ sơ, thẩm định khoản vay và kiểm tra giám sát sau khi cho vay. Việc thẩm định và cho vay đối với KH DN của Vietinbank Hoàn Kiếm được cán bộ tín dụng thực hiện đầy đủ các quy tắc từ việc thẩm định mục đích xin vay, trách nhiệm trả nợ của KH, năng lực pháp lý, đánh giá các chỉ tiêu tài chính... Việc giám sát sau khi cho vay được thực hiện định kỳ.

(1) Nhận dạng rủi ro trước khi cho vay

Cán bộ tín dụng của Vietinbank Hoàn Kiếm tiếp nhận hồ sơ xin vay của KH DN. Trong hồ sơ có đầy đủ các thông tin như thông tin cơ bản về KH, tình hình tài chính hiện tại, mục đích vay vốn, hồ sơ tài sản thế chấp, cơ sở hoàn trả lãi, gốc và kế hoạch trả nợ sẽ được CBTD sử dụng thêm một số nguồn thông tin để kiểm tra lại.

Sau đó CBTD tiến hành thẩm định nhu cầu vốn thực sự, tính khả thi, hiệu quả của dự án, phương án vay vốn, khả năng trả nợ, định giá tài sản bảo đảm và những rủi ro có thể xảy ra. CBTD đưa ra ý kiến của mình về việc cấp tín dụng sau đó trình lãnh đạo phòng tín dụng, lãnh đạo phòng tín dụng tái thẩm định (nếu cần thiết) và ghi ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý cấp tín dụng trình Giám đốc hoặc phó giám đốc phụ trách tín dụng phê duyệt. Đối với những món vay vượt quyền phán quyết, Chi nhánh thẩm định và trình Vietinbank Hội sở thông qua Ban tín dụng, Ban tín dụng tái thẩm định hồ sơ vay vốn và đưa ra ý kiến tham mưu Tổng giám đốc đồng thời sẽ ra thông báo về việc đồng ý hoặc từ chối cấp tín dụng. Các chi nhánh thực hiện việc cho vay, thu nợ theo đúng thông báo của Tổng giám đốc.

Trong quá trình thẩm định trước khi cho vay CBTD cũng như các cấp lãnh đạo có thể phát hiện ra những rủi ro tiềm ẩn của những món cho vay để từ đó yêu cầu về tài sản bảo đảm cũng như đưa ra điều kiện cho KH DN của Vietinbank Hoàn Kiếm. Tuy nhiên, đối với những món vay nhỏ hơn mức được phân cấp phán quyết tín dụng theo quy định của Vietinbank, CBTD đề xuất cho vay và lãnh đạo phòng giao dịch hoặc trưởng phòng tín dụng ký trình Giám đốc quyết định giải ngân mà không cần phải qua bộ phận thẩm định độc lập. Điều này sẽ làm tăng rủi ro cho những khoản vay nhỏ khi mà CBTD không đủ trình độ chuyên sâu hay suy thoái về đạo đức.

Quá trình thẩm định quyết định cho vay ngoài những thông tin KH cung cấp hay do CBTD, cán bộ thẩm định tự thu thập thì Vietinbank Hoàn Kiếm còn sử dụng hệ thống thông tin tại Trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro Vietinbank - là nơi tập trung xử lý và cung cấp các thông tin về KH của toàn hệ thống Vietinbank. Đây là nguồn dữ liệu rất quan trọng phục vụ trực tiếp yêu cầu hoạt động kinh doanh trong nội bộ Vietinbankvà cung cấp thông tin KH kịp thời đối với Trung tâm thông tin tín dụng (CIC), góp phần trong công tác quản lý kinh doanh và quyết định tín dụng. Hiện tại Vietinbank đã ký hợp đồng cung cấp dịch vụ với CIC, theo đó Vietinbank Hoàn Kiếm cho phép mỗi đơn vị trực thuộc có một số CBTD được quyền trực tiếp để truy cập vào hệ thống thông tin tín dụng, kiểm tra thông tin liên

quan đến KH, việc phản hồi trả lời của CIC rất kịp thời góp phần cho công tác thẩm định, đảm bảo hiệu quả trước khi quyết định cho vay - mặc dù thông tin từ CIC còn rất sơ sài, chưa được cập nhật thường xuyên, phí dịch vụ hỏi tin tương đối cao. Công tác phòng ngừa rủi ro tại Vietinbank Hoàn Kiếm bên cạnh việc dựa vào nguồn thông tin từ CIC đối với các KH doanh nghiệp vừa và nhỏ, còn lại phần lớn các thông tin tài chính của KH đều dựa vào CBTD xuống kiểm tra tại đơn vị. Các thông tin về KH được CBTD thu thập từ rất nhiều nguồn khác nhau và sự sâu sát am hiểu địa bàn quản lý của CBTD.

Thông qua quá trình thu thập thông tin NH sẽ biết được chính xác tình hình tài chính, điều kiện kinh doanh và uy tín của KH, từ đó sẽ giảm thiểu rủi ro đáng kể trong quá trình cho vay đối với KH.

(2) Nhận dạng rủi ro qua quá trình kiểm tra giám sát sau khi cho vay

Việc kiểm tra thường xuyên các món vay theo định kỳ để có thể những phát hiện kịp thời và có những biện pháp phòng ngừa rủi ro xảy ra.

Với khách hàng DN thì cuối mỗi quý, yêu cầu KH cung cấp bổ sung thông tin KH, cung cấp các báo cáo tài chính để CBTD nhập lại toàn bộ thông tin trên hệ thống chấm điểm KH để đánh giá lại KH. Ngoài ra, Vietinbank Hoàn Kiếm còn thường xuyên kiểm tra lại tài sản bảo đảm và yêu cầu KH bổ sung tài sản bảo đảm khi giá trị tài sản bảo đảm bị sụt giảm. Nội dung cụ thể kiểm tra giám sát khoản vay như sau:

Thứ nhất, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay. Đối với việc kiểm tra này CBTD có thể kiểm tra qua hồ sơ, chứng từ bằng cách: có thể cùng trưởng phòng tín dụng tiến hành kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, vật tư đảm bảo nợ vay của KH; chứng từ, hóa đơn hạch toán (chi tiền mặt, chuyển khoản, chi khác...); chứng từ thanh quyết toán, thanh lý hợp đồng. Ngoài ra, CBTD có thể kiểm tra thông qua kiểm tra hiện trường bằng cách thị sát tiến độ thực hiện, thị sát vật chất...

Thứ hai, kiểm tra phân tích hiệu quả vốn vay, tình hình tài chính của KH. CBTD thường xuyên kiểm tra tiến độ thực hiện phương án, phân tích hiệu quả tình hình tài chính, tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kỉnh doanh, phân tích bảo đảm

tín dụng... Nếu những yếu tố trên có biến động ảnh hưởng lớn đến tình hình trả nợ của KH, CBTD có ý kiến báo cáo trưởng phòng tín dụng trình Giám đốc để cùng KH tìm cách giải quyết khắc phục

Thứ ba, kiểm tra các biện pháp bảo đảm tiền vay. Đối với những tài sản bảo đảm là máy móc, thiết bị, nhà xưởng... CBTD phải thường xuyên kiểm tra trên hồ sơ bảo đảm tiền vay và kiểm tra tài sản tại hiện trường để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh như mất mát, hư hỏng, giảm giá trị, có sự chuyển đổi sở hữu, người sử dụng, bảo quản, mục đích sử dụng có sự thay đổi, những biến động về giá trị tài sản do tăng, giảm giá thị trường, do khai thác sử dụng, bảo quản tài sản. Đối với trường hợp đảm bảo là bảo lãnh bên thứ ba, CBTD thường xuyên kiểm tra theo dõi năng lực tài chính của bên thứ ba để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của bên thứ ba khi có yêu cầu.

Việc kiểm tra thường xuyên này giúp cho Vietinbank Hoàn Kiếm kịp thời phát hiện ra những khoản vay có dấu hiệu rủi ro để kịp thời xử lý. Tại mỗi đơn vị trực thuộc, tùy theo số lượng KH doanh nghiệp vừa và nhỏ có quan hệ vay vốn có thể bố trí một hay nhiều CBTD giám sát và theo dõi các KH doanh nghiệp, yêu cầu KH cung cấp đầy đủ thông tin khi khoản vay đó có những dấu hiệu bất thường.

3.2.3.2 Công tác đo lường rủi ro trong cho vay KHDN tại Vietinbank Hoàn Kiếm (1) Đo lường rủi ro trong cho vay bằng mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ

Để đo lường được rủi ro tín dụng nói chung và rủi ro cho vay nói riêng, Vietinbank Hoàn Kiếm hiện nay đang sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Theo đó, việc chấm điểm dựa trên một số chỉ tiêu chính như: lợi nhuận sau thuế, khả năng thanh toán ngắn hạn, tỷ suất tự tài trợ của doanh nghiệp, tỷ lệ nợ xấu tại Vietinbank và mức độ vi phạm pháp luật của doanh nghiệp... Tương ứng với mỗi chỉ tiêu, KH sẽ được xếp hạng một mức (A, B, hoặc C). Tổng hợp tất cả các chỉ tiêu sẽ đưa ra kết quả xếp hạng cuối cùng của từng KH, từ đó từng KH sẽ được hưởng một chính sách chế độ riêng tương ứng.

Ngành kinh tế

Quy mô Loại hình doanh nghiệp

Chỉ tiêu tài chính Chỉ tiêu phi tài chính

Tổng hợp điểm và xếp loại KH

AAA AA A BBB BB B CCC CC C D

Hình 3.5 Mô hình chấm điểm và xếp hạng các KHDN của Vietinbank

Theo sơ đồ trên thì ta thấy, trong phân tích doanh nghiệp Vietinbank Hoàn Kiếm đã kết hợp sử dụng phương pháp định lượng và áp dụng mô hình “Hệ thống chấm điểm xếp hạng Khách hàng” đối với 100 KH có quan hệ với NH. Hệ thống xếp hạng RRTD Vietinbank Hoàn Kiếm áp dụng có 7 nhóm (mức): Chất lượng cao/ Chất lượng tốt/ Chất lượng đạt yêu cầu/ Cần theo dõi/ Kém chất lượng/ Khó đòi/ Mất vốn. Quy trình chấm điểm chia thành các bước:

Bước 1: Thu thập thông tin về tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như các thông tin về môi trường kinh tế, môi trường ngành và môi trường nội bộ của DN.

Bước 2: Xác định ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp

Việc xác định ngành nghề kinh doanh của KH dựa vào hoạt động sản xuất kinh doanh chính của KH (đem lại doanh thu trên 50% trong 3 năm liên tục của KH). Trường hợp KH kinh doanh đa ngành nhưng không có ngành nào doanh thu trên 50% thì Vietinbank Hoàn Kiếm sẽ chọn ngành nào có tiềm năng phát triển nhất trong tương lai.

Bước 3: Xác định quy mô và loại hình của doanh nghiệp

Việc xác định quy mô của doanh nghiệp phụ thuộc vào ngành nghề kinh tế mà KH đang hoạt động. Các chỉ tiêu cần quan tâm như VCSH, số lượng lao động,

doanh thu thuần, tổng tài sản để xác định quy mô của doanh nghiệp là lớn hay nhỏ. Cần xác định xem loại hình của doanh nghiệp là doanh nghiệp có vốn nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước hay loại hình doanh nghiệp khác.

Bước 4: Nhập các chỉ tiêu tài chính, phi tài chính vào hệ thống chấm điểm để tính ra tổng hợp điểm.

Các chỉ tiêu tài chính: Việc đánh giá yếu tố tài chính của DN dựa trên phương pháp định lượng qua việc phân tích BCTC năm gần nhất, bao gồm các nhóm chỉ tiêu: Nhóm chỉ tiêu thanh khoản, nhóm chỉ tiêu hoạt động, nhóm chỉ tiêu đòn bẩy và nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời.

Bảng 3.6. Tỷ trọng các chỉ tiêu tài chính Chỉ tiêu Tỷ trọng (%)

Chỉ tiêu thanh khoản 16

Chỉ tiêu hoạt động 30

Chỉ tiêu đòn bẩy 30

Chỉ tiêu khả năng sinh lời 24

Tổng 100

(Nguồn: Vietinbank Hoàn Kiếm)

Trong mỗi nhóm chỉ tiêu ở bảng trên có mỗi nhóm chỉ tiêu riêng thì Vietinbank Hoàn Kiếm sẽ tính tỷ trọng bằng nhau cho mỗi chỉ tiêu riêng đó theo tỷ trọng các chỉ tiêu tài chính ở bảng trên.

Các chỉ tiêu phi tài chính: Các chỉ tiêu phi tài chính thường gồm 5 chỉ tiêu: lưu chuyển tiền tệ, trình độ quản lý, quan hệ tín dụng, môi trường kinh doanh, các đặc điểm hoạt động khác.

Bảng 3.7. Tỷ trọng các chỉ tiêu phi tài chính

Đơn vị:%

Chỉ tiêu phi tài chính

Doanh nghiệp nhà nước DN có vốn đầu tư nước ngoài Doanh nghiệp khác

Lưu chuyển tiền tệ 20 20 27

Trình độ quản lý 27 33 27

Quan hệ tín dụng 33 33 31

Môi trường kinh doanh 7 7 7

Các đặc điểm hoạt động khác 13 7 8

Bước 5: Sau khi tổng hợp, tính điểm NH căn cứ và xếp hạng KH. Tùy theo mức độ quan trọng mà giữa các chỉ tiêu và nhóm chỉ tiêu có trọng số khác nhau.

tiêu phi tài chính tương ứng) x trọng số

Bảng 3.8. Trọng số các chỉ tiêu tài chính tại Vietinbank Hoàn Ki ếm

Chỉ tiêu

Thông tin tài chính không được kiểm toán

Thông tin tài chính được kiểm toán

Các chỉ tiêu phi tài chính 65% 60%

Các chỉ tiêu tài chính 35% 40%

(Nguồn: Vietinbank Hoàn Kiếm)

Căn cứ tổng điểm đạt được để xếp loại doanh nghiệp theo mức độ rủi ro tăng dần từ AAA (Rủi ro thấp nhất) đến D (Rủi ro cao nhất). Chi tiết theo phụ lục 2

Sau khi xếp hạng lại khoản vay, tùy mức độ và tình hình Vietinbank Hoàn Kiếm sẽ có những biện pháp thích hợp đối với từng KH hoặc loại hình, nhóm KH. Khoản vay bị xuống nhóm 2,3 – biện pháp phòng ngừa: tăng cường giám sát khoản vay, rà soát TSBĐ, hoàn thiện hồ sơ pháp lý cần thiết: đảm bảo chặt chẽ và đầy đủ. Khoản vay bị xếp xuống nhóm 4,5 – biện pháp khắc phục như: bổ sung TSBĐ, cơ cấu nợ, thu hồi nợ. Khoản vay bị xếp xuống nhóm 6,7 – biện pháp xử lý như: các biện pháp khuyến khích trả nợ, phát mại tài sản, bán nợ, xử lý rủi ro, khởi kiện.

(2)Đo lường các chỉ tiêu rủi ro trong cho vay

• Chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ

Vietinbank Hoàn Kiếm tăng trưởng dư nợ cho vay liên tục qua các năm từ 2016 tới năm 2018, tuy nhiên với phương châm tăng trưởng dư nợ cho vay đi đôi với củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng, do đó tốc độ tăng trưởng dư nợ phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội địa phương và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động. Điều này cho mức tăng trưởng dư nợ cho vay không nóng, trong khi đó khả năng quản lý và giám sát các khoản vay của chi nhánh tăng lên đây là một yếu tố an toàn trong công tác quản lý rủi ro cho vay của chi nhánh.

• Cơ cấu dư nợ cho vay

Cơ cấu dư nợ cho vay của Vietinbank Hoàn Kiếm giai đoạn 2015-2018 khá ổn định kể cả theo kỳ hạn và theo thành phần kinh tế, đồng thời có sự chuyển dịch theo hướng tích cực.

• Phân loại nợ và tỷ lệ nợ xấu

Để phục vụ cho công tác quản lý chất lượng và rủi ro cho vay, Vietinbank Hoàn Kiếm thường xuyên thực hiện phân loại nợ, đánh giá khả năng trả nợ của KH. Theo đó nợ vay được phân loại theo 5 nhóm như sau: Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn; Nhóm 2: Nợ cần chú ý; Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn; Nhóm 4: Nợ nghi ngờ và Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn.

Theo cách phân loại này, các khoản nợ (kể cả các khoản nợ trong hạn và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại) mà Vietinbank nơi cho vay có đủ cơ sở để đánh giá là khả năng trả nợ của KH bị suy giảm, thì Vietinbanknơi cho vay chủ động phân loại các khoản nợ đó vào các nhóm nợ rủi ro tương ứng với mức độ rủi ro. Chính vì vậy, khi khoản nợ trong hạn có biểu hiện tiềm ẩn rủi ro sẽ được chuyển sang các nhóm nợ tương ứng với mức độ rủi ro. Thông qua việc phân loại nợ theo 5 nhóm, đã đánh giá chính xác chất lượng các khoản nợ theo mức độ rủi ro có thể xảy ra.

Tỷ lệ nợ quá hạn là một trong những chỉ tiêu đánh giá những rủi ro tín dụng mà ngân hàng phải đối mặt. Mặc dù vậy, trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, nợ quá hạn là một hiện tượng tất yếu, không thể tránh khỏi, chỉ có thể hạn chế chứ không thể triệt tiêu hoàn toàn. Điều quan trọng là phải giảm tỷ lệ nợ quá hạn đến mức thấp nhất. Bảng 3.9 thể hiện tình hình nợ quá hạn tại Vietinbank Hoàn Kiếm giai đoạn 2016 - 2018:

Bảng 3.9: Tình hình nợ quá hạn tại Vietinbank Hoàn Ki ếm 2016-2019 ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2016 2017 2018 30/09/2019 Chi nhánh KHDN Chi nhánh KHDN Chi nhánh KHDN Chi nhánh KHDN Tổng dư nợ 8.377 7.659 8.307 7.504 6.809 5.781 6.858 5.910 Nợ quá hạn 30 28 34 32 92 86 88 85 Tỷ lệ nợ quá hạn 0,36% 0,36% 0,41% 0,43% 1,35% 1,48% 1,28% 1,44%

(Nguồn: Báo cáo tín dụng, phòng KHKH DN, 2015-2018)

Qua bảng số liệu có thể thấy rằng tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của chi nhánh tương đối thấp. Năm 2016, tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh là 0,36%, đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh hoàn kiếm (Trang 73 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)