Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh hoàn kiếm (Trang 115 - 137)

CHƯƠNG 2 : QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3 Một số kiến nghị

4.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Hoàn thiện quy trình cấp tín dụng và thực hiện áp dụng đồng bộ nhưng linh hoạt đối với từng chi nhánh cụ thể.

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam cần hoàn thiện quy trình cấp tín dụng và thực hiện đồng bộ trên toàn hệ thống. Quy trình cấp tín dụng cần phải đảm bảo các yếu tố sau:

Đảm bảo chặt chẽ, đầy đủ các bước thực hiện và có sự quản lý sau mỗi hoạt động trong quy trình

Quy trình không bị chồng chéo, không có những khâu trung gian thừa nhằm tối thiểu hóa thời gian cũng như nhân lực thực hiện. Từ đó ngân hàng có thể tiết kiệm được chi phí cũng như đem lại dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện tại các chi nhánh cần áp dụng linh hoạt đối với từng điều kiện khác nhau của mỗi đơn vị. Như vậy các đơn vị mới thực hiện cấp tín dụng một cách hiệu quả nhất, phù hợp với năng lực cũng như cách thức hoạt động của đơn vị.

Tăng cường công tác đào tạo và rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ tín dụng tại các chi nhánh.

Xu hướng mở rộng mạng lưới quá nhanh của nhiều ngân hàng thương mại, nhất là các ngân hàng thương mại cổ phần kèm theo đó là năng lực, trình độ cán bộ quản lý, trình độ và kinh nghiệm của cán bộ tín dụng không phải ở nơi nào cũng được nâng lên tương ứng. Trong khi đó, môi trường kinh doanh trên những địa bàn mới mở chi nhánh thường có tính cạnh tranh hơn. Các chi nhánh lại bị sức ép về khoán tài chính, về giới hạn thời gian lỗ, về việc làm ra lợi nhuận. Vietinbank Hoàn Kiếm cũng mắc phải tình trạng trên khi đội ngũ cán bộ nhân viên chủ yếu là người trẻ tuổi, độ tuổi trung bình của các cán bộ tín dụng khoảng 29 tuổi. Ở độ tuổi này kinh nghiệm cũng như trình độ chuyên môn của các cán bộ tín dụng chưa cao.

Ngân hàng cần phối hợp với các đơn vị liên quan thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo và bồi dưỡng kiến thức để nâng cao năng lực đánh giá, đo lường, phân tích rủi ro tín dụng cho các cán bộ. Những cách thức đào tạo cán bộ tín dụng và quản lý mà Vietinbank có thể thực hiện như sau:

Chặt chẽ trong khâu tuyển dụng: Ngay từ bước tuyển dụng, ngân hàng nên đưa ra những yêu cầu, tiêu chí chặt chẽ về kinh nghiệm, trình độ chuyên môn. Cần ưu tiên những ứng viên đã từng đảm nhiệm vai trò tương tự tại các ngân hàng khác. Ngân hàng cần có các biện pháp thu hút nhân tài như các chính sách đãi ngộ, lương, thưởng, cơ hội phát triển để thu hút được những người có kinh nghiệm, trình độ cao. Mặt khác đối với những sinh viên mới ra trường tuy chưa có kinh nghiệm nhưng có nhiệt huyết tuổi trẻ, ngân hàng cũng cần tuyển dụng để đào tạo, nuôi dưỡng đội ngũ nhân tài cho chính mình.

Tổ chức các khóa đào tạo, huấn luyện: Đối với những cán bộ mới tuyển dụng cần được đào tạo kỹ lưỡng ngay từ đầu bằng các khóa đào tạo tân tuyển. Các khóa học này cần trang bị cho các cán bộ kiến thức chung về Vietinbank, quy trình, cách thức, yêu cầu và những kiến thức chuyên môn liên quan đến công việc của Vietinbank. Bên cạnh đó vẫn cần thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo chuyên sâu, các khóa kỹ năng để nâng cao trình độ của cán bộ nhân viên.

Tổ chức kiểm tra, sát hạch định kỳ: Vietinbank cần thực hiện các cuộc thi, cuộc khảo sát định kỳ 3 tháng hoặc 6 tháng 1 lần thay vì hàng năm như hiện tại để

đánh giá lại trình độ của toàn bộ cán bộ nhân viên, từ đó có các biện pháp sàng lọc, hoặc đào tạo thêm cho các cá nhân còn yếu, kém và đề bạt xứng đáng cho những cán bộ có thành tích cao.

Bên cạnh đó Vietinbank cần không ngừng rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, nhân viên. Đây là yếu tố quan trọng trong việc ngăn ngừa rủi ro tín dụng với nguyên nhân từ cán bộ tín dụng, đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ của ngân hàng, tăng tính cạnh tranh trên phương diện phục vụ khách hàng. Ngân hàng cần xây dựng được chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cụ thể đề cao tính trung thực, độc lập trong hành xử nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ nhân viên. Vietinbank phải có chính công bằng và quý trọng người lao động, có những chế độ đãi ngộ tốt và xứng đáng. Kết hơp với công tác đào tạo, ngân hàng cần tạo ra môi trường làm việc lành mạnh, chính sách thưởng phạt công minh, chính sách tiền lương đúng đắn giúp ngân hàng giữ chân được người tài và nâng cao tinh thần, chất lượng đội ngũ nhân sự.

Xây dựng hệ thống thông tin tín dụng trong nội bộ ngân hàng đồng thời thực hiện liên kết thông tin với các NHTM khác.

Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu trong nội bộ ngân hàng cần được thống nhất một cách chặt chẽ đồng bộ, đồng thời các đơn vị có thể dễ dàng truy cập thông tin theo phân quyền. Từ đó các chi nhánh của ngân hàng sẽ giảm được rủi ro tín dụng như cấp quá hạn mức cho khách hàng khi khách hàng thực hiên vay ở các chi nhánh khác nhau… Hoàn thiện hệ thống thông tin toàn hệ thống ngân hàng đang được Vietinbank rất chú trọng và đang là một trong những lợi thế của Vietinbank so với các Ngân hàng khác.

Việc liên kết, đồng bộ thông tin với các ngân hàng khác có ý nghĩa quan trọng trong việc hạn chế rủi ro tín dụng. Hiện nay hệ thống ngân hàng Việt Nam ngày càng mở rộng về quy mô, chất lượng, mỗi NHTM ở vị thế cạnh tranh với nhau nhưng vẫn cần sự thống nhất nhất định góp phần cùng nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn ngành ngân hàng. Việc liên kết thông tin với những ngân hàng đối tác sẽ

giúp Vietinbank có thêm tiêu chí đánh giá, thẩm định khách hàng, từ đó ngăn chặn được nguy cơ rủi ro trong quá trính thẩm định.

KẾT LUẬN

Rủi ro tín dụng là không thể tránh khỏi đối với tất cả các ngân hàng nói chung và Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm nói riêng. Ngành ngân hàng đã phải đối mặt với những vụ đại án liên quan đến tín dụng, để đạt được lợi nhuận và lòng tham không ít ngân hàng, cụ thể ở đây là các lãnh đạo của ngân hàng đã giả mạo hồ sơ, đơn giản hóa quy trình cấp tín dụng để giải ngân, cho vay chấp nhận rủi ro. Tuy nhiên, việc làm trên đã làm tăng rủi ro cho ngân hàng, các khoản vay đó không đảm bảo chất lượng dễ dẫn đến tình trạng không có khả năng hoàn trả.

Với tình hình trên đòi hỏi quản lý rủi ro tín dụng bằng những phương pháp phù hợp mà vẫn đảm bảo tốc độ tăng trưởng tín dụng, đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro ấy đòi hỏi nhà quản lý phải có quy trình quản lý rủi ro tín dụng hoàn thiện sao cho rủi ro tín dụng vẫn ở mức cho phép. Với những hạn chế trong công tác quản lý rủi ro tín dụng, Vietinbank Hoàn Kiếm cần nỗ lực hơn nữa trong việc xây dựng quy trình quản lý rủi ro, nâng cao chất lượng chuyên môn của đội ngũ nhân viên tín dụng… để hạn chế ở mức cho phép rủi ro tín dụng. Đề tài nghiên cứu “Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm” đã đưa ra một khung lý thuyết và thực tế mà Vietinbank Chi nhánh Hoàn Kiếm đang vận hành về hoạt động tín dụng, rủi ro và cách quản lý nó. Hy vọng những đóng góp trên sẽ có giá trị thực tiễn giúp hạn chế rủi ro tín dụng tại Vietinbank Hoàn Kiếm, góp phần mở rộng hoạt động tín dụng theo hướng an toàn hơn, hiệu quả và bền vững.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Hồ Diệu, 2011. Giáo trình tín dụng ngân hàng. Hà Nội: NXB Thống Kê.

2. Phan Thị Thu Hà, 2013. Giáo trình Ngân hàng thương mại. Hà Nội: NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.

3. Dương Ngọc Hào, 2015. Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Luận án Tiến sĩ. Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Nguyễn Minh Kiều, 2012. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Hà Nội: NXB Thống Kê.

5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2013. Thông tư số 02/2013/TT – NHNN, ban hành 21/01/2013, Thông tư quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Hà Nội. 6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2014. Văn bản số 22/VBHN-NHNN ngày

04/6/2014 quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của TCTD. Hà Nội.

7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2016. Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của các TCTD, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. Hà Nội.

8. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Hoàn Kiếm, 2015-2018.

Báo cáo tài chính giai đoạn 2015 – 2018 và các tài liệu mà Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Hoàn Kiếm cung cấp. Hà Nội.

9. Quốc hội, 2010. Luật các Tổ chức tín dụng. Hà Nội.

10. Nguyễn Văn Tiến, 2010. Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng. Hà Nội: NXB Thống Kê.

12. Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, 2017. Áp dụng Basel II trong quản trị rủi ro của các NHTM Việt Nam: Cơ hội – Thách thức và lộ trình thực hiện. Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia.

13. TTXVN, 2019. Những dấu hiệu kém tươi sáng về triển vọng kinh tế Eurozone.

Hà Nội.

14. Nguyễn Đức Tú, 2012. Quản lý RRTD của NHTM cổ phần công thương Việt Nam. Luận án tiến sỹ kinh tế.

Website

15. World Bank Projects Chinese GDP Growth at 6.5% in 2018, 6.2% in 2019, http://www.laht.com/article.asp?ArticleId=2471891&CategoryId=123966 .

16. IMF Cuts Indonesia's 2018, 2019 Growth Forecast

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG

Hội đồng quản trị

UB Quản lý rủi ro UB Nhân sự

Ban kiểm soát

UB Chính sách Hội đồng Quản lý vốn Hội đồng Rủi ro Tổng giám đốc Hội đồng ALCO Tuyến bảo vệ thứ nhất (TBV1) - Nhận dạng, kiểm soát và giảm thiểu rủi ro

Tuyến bảo vệ thứ ba (TBV3) - Kiếm soát nội bộ về QTRR Tuyến bảo vệ thứ hai

(TBV2)

- Xây dựng chính sách QTRR, quy định nội bộ QTRR, đo lương, theo dõi rủi ro và tuân thủ

-Nhận dạng, đo lường RRTD ở cấp độ giao dịch -Thực hiện các quyết định có rủi ro. - Quản lý, giám sát mức độ RRTD từ các QĐ, chính sách do TBV1 xây dựng. - Thiết lập, phân bổ HMRR trong khối; kiểm soát, giám sát triển khai các biện pháp giảm thiểu RRTD.

-Kiểm tra, rà soát, đánh giá độc lập việc tuân thủ cơ chế, chính sách, quy định nội bộ về QLRR của HĐQT, TGĐ, TBV1 và TBV2 bao gồm cả việc xác định các tồn tại, hạn chế và nguyên nhân. - Đề xuất, kiến nghị về các tồn tại, hạn chế về -Xây dựng, giám sát quá

trình thực thi chính sách, VBCS QLRRTD, đảm bảo nhận dạng đầy đủ và theo dõi, kiểm soát rủi ro phát sinh và tuân thủ quy định.

- Xây dựng mô hình đánh giá, đo lường rủi ro; Xây dựng, đề xuất các chỉ tiêu và hạn mức KVRR, HMKSRR, KMRR toàn ngân hàng, HMRR cấp khối. Hội đồng quản trị Các đơn vị nghiệp vụ Ban điều hành

PHỤ LỤC 2: PHÂN LOẠI, ĐÁNH GIÁ RỦI RO THEO CHẤT LƯỢNG KHOẢN VAY TẠI

VIETINBANK HOÀN KIẾM

Nhóm Yếu tố Đính tính Định lượng Nhóm I – Chất lương cao ( > 92,4 điểm)

KH có tiềm lực mạnh, năng lực quản trị tốt, hoạt động hiệu quả, triển vọng phát triển, thiện trí trả nợ tốt, vữngchắc.

Luồng tiền mặt lớn hơn các khoản công nợ. Có đầy đủ TSBĐ cần thiết cho khoản vay.

Khách hàng được xếp hạng AAA Nhóm II – Chất lượng tốt ( 84,8 – 92,3 điểm) KH có thể bị hạn chế về các nguồn tài trợ nhưng nhìn chung được coi là những đối tượng hấp dẫn vớiNH.

Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trả nợ, trả lãi đúng hạn.

Có đủ TSBĐ cho khoản vay.

KH được xếp hạng AA

Nhóm III – Chất lượngđạtyêucầu (77,2 – 84,7điểm)

Chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về TSBĐ, tuy nhiên tất cả các TSBĐ của KH này có thể chuyển đổi để thanh toán đầy đủ các nghĩa vụ tài chính thông qua thanhlý.

Dòng tiền thu được từ hoạt động SXKD chính đủ để đáp ứng nhu cầu hoàn trả các nghĩa vụ tài chính đã xác định rõ, mặc dù có dấu hiệu cho thấy phải trông chờ vào các nguồn thu nhập khác trong trường hợp khẩn cấp.

Dư nợ lớn hơn so với giá trị thuần của người vayvốn.

KH được xếp hạng A

Nhóm IV – Cần theo dõi

( 69,6 – 77,1 điểm)

Thiếu các thông tin tài chính.

Xuất hiện một số khoản tín dụng quá hạn trả nợ gốc hoặc lãi từ 10 đến 30 ngày.

Có dấu hiệu gặp khó khăn trong ngành sản xuất kinh doanh mà KH đang tham gia. Có dấu hiệu tài chính không tốt như: thất thoát trong kinh doanh.

Khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với NH phụ thuộc vào khả năng thanh khoản của TSBĐ.

Khoản vay phải gia hạn do KH tạm thời chưa trả đượcnợ.

TSBĐ chưa đủ cho khoản vay.

Khách hàng được xếp hạng BBB Nhóm V – Kém chất lượng ( 62 – 69,5 điểm 54,4 – 61,9 điểm)

Có các khoản vay quá hạn trả gốc và lãi từ 1 – 3tháng.

Mặc dù chưa thể dự đoán chính xác các thất thoát từ những khoản tín dụng này nhưng những yếu kém phát sinh khó có thể khắc phục như các xu hướng tài chính ngày càng có dấu hiệu xấu đi. TSBĐ không đủ cho khoảnvay

Khách hàng được xếp hạng BB–B Nhóm VI – Khó đòi (46,8 – 54,3 điểm 39,2 – 46,7điểm 31,6 – 39,1điểm)

KH quá hạn trả nợ gốc và lãi trên 3 tháng. Khoản tín dụng có thể bị thất thoát lãi thậm chí có thể mất một phần nợ gốc nhưng vẫn có thể hi vọng thu hồi nợ thông qua xử lý tài sản đảm bảo.

TSBĐ không đủ cho khoản vay.

Khách hàng được xếp hạng CCC - CC – C Nhóm VII – Mất vốn ( < 31,6 điểm)

KH hoàn toàn không đủ khả năng trả được nợ. Việc thu hồi chỉ có thể thực hiện thông qua giải pháp duy nhất là xử lý TSBĐ bằng các vụ kiện pháp lý ra tòa song khả năng thu hồi là rất ít

Khách hàng được xếp hạng D

PHỤ LỤC 3: CÁC SẢN PHẨM CHO VAY CHÍNH TẠI VIETINBANK HOÀN KIẾM

Sản phẩm Đặc điểm Lợi ích cho doanh nghiệp

Cho vay vốn lưu động

 Đồng tiền cho vay: VND và ngoại tệ theo quy định;

Đáp ứng vốn kịp thời để thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh; được tư vấn tận tình thủ tục, các thông tin cần thiết khi giao dịch Vay vốn lưu động tại VietinBank.

 Thời hạn cho vay: tối đa 12 tháng;

 Phương thức cho vay: Hạn mức, hạn mức tuần hoàn, từng lần;

 Số tiền cho vay: Phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng, nguồn trả nợ, vốn tự có tham gia của Khách hàng, tài sản bảo đảm...

Cho vay doanh nghiệp vi mô có

tài sản đảm bảo chắc chắn

 Các điều kiện cấp tín dụng được thiết kế riêng phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp;

Giải quyết nhanh chóng nhu cầu đề nghị cấp tín dụng; đáp ứng cơ hội kinh doanh của khách hàng; các thủ tục đơn giản, chính sách thông thoáng; lãi suất hấp dẫn.

 Đồng tiền cho vay: VND và ngoại tệ;

 Thời hạn cho vay: tối đa 12 tháng;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh hoàn kiếm (Trang 115 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)